Tiểu đường có ăn được cua không? Ăn bao nhiêu là tốt?

Rate this post

“Tiểu đường có ăn được cua không?” là thắc mắc của nhiều người bệnh tiểu đường khi muốn thưởng thức loại hải sản này. Người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn cua, tuy nhiên cần lưu ý đến lượng ăn phù hợp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vấn đề này.

1. Người bị tiểu đường có thể ăn cua

Người bị tiểu đường có thể ăn cua với tần suất khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần và tổng lượng không quá 340g. Do cua có chỉ số đường huyết (GI) bằng 5, xếp vào loại thực phẩm có GI thấp và chỉ số tải lượng đường (GL) của cua cũng thuộc loại thấp, chỉ bằng bằng 0.1. Vì thế, việc tiêu thụ cua ít có khả năng khiến chỉ số đường huyết tăng cao hay tăng nhanh ở người tiểu đường. Thêm vào đó, cua cũng cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.

Người tiểu đường có thể ăn cua với liều lượng phù hợp
Người tiểu đường có thể ăn cua với liều lượng phù hợp

2. 5 lợi ích nổi bật của cua đối với sức khỏe người tiểu đường

Thành phần dinh dưỡng trong 100g cua:

Dưỡng chất Hàm lượng
Nước 78.9g
Năng lượng 81 – 86 calo
Nito 2.98g
Protein 18.6g
Tổng lipid (chất béo) 0.81g
Tro 1.88g
Carbohydrate 0g
Canxi 111mg
Sắt 0.63mg
Magie 43.1mg
Photpho 278mg
Kali 235mg
Natri 331mg
Kẽm 348mg
Đồng 1.09mg
Mangan 0.148mg
Selen 45.8µg
Vitamin B-12 3.12µg
Vitamin A <1µg
Cholesterol 114mg

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, cua có nhiều tác động tích cực cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích nổi bật của cua đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường:

2.1. Kiểm soát tốt đường huyết

Trong cua có chứa Crom, đây là chất đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Insulin vận chuyển Glucose từ máu vào tế bào, giúp sản sinh năng lượng và kiểm soát đường huyết hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

2.2. Ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Thịt cua giàu Omega-3, một loại axit béo không bão hòa có lợi cho tim mạch. Omega-3 giúp giảm Cholesterol xấu (LDL), từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Thêm vào đó, cua còn chứa Sterol giúp giảm hấp thu và tăng đào thải cholesterol. Vì vậy, việc ăn cua (với lượng phù hợp) có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.

Cua giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường
Cua giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường

2.3. Chống viêm, chữa lành vết thương nhanh chóng

Người tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc làm lành vết thương do hệ miễn dịch suy yếu và tuần hoàn kém, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao. Hàm lượng kẽm dồi dào trong thịt cua giúp thúc đẩy tái tạo tế bào, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn. Đồng thời, kẽm cũng tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

2.4. Tránh thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường. Vì vậy, kiểm soát cân nặng rất quan trọng. Thịt cua là lựa chọn phù hợp cho người tiểu đường thừa cân, nhờ hàm lượng chất béo và calo thấp, cùng hàm lượng Protein cao giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả và bền vững.

2.5. Nâng cao hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch khỏe mạnh rất cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Selen và các Vitamin – các khoáng chất dồi dào trong thịt cua hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giúp tăng cường sức đề kháng ở bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, việc bổ sung cua (với lượng phù hợp) có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Cua giúp bệnh nhân tiểu đường tăng cường hệ miễn dịch
Cua giúp bệnh nhân tiểu đường tăng cường hệ miễn dịch

3. 5 đối tượng không nên ăn cua

Cua mang nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiểu đường nhưng không phải ai cũng nên ăn cua, đặc biệt là những người thuộc các nhóm đối tượng sau đây:

  • Người đang bị tiêu chảy: Cua có tính hàn và chứa nhiều chất khó tiêu. Việc ăn cua khi đang bị tiêu chảy có thể làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian hồi phục.
  • Người bị cao huyết áp: Hàm lượng Natri cao trong cua có thể làm tăng huyết áp, vì vậy người bị cao huyết áp không nên ăn cua.
  • Người bị gout: Cua chứa nhiều Purin và Kali sẽ làm trầm trọng thêm các cơn gout ở những người mắc bệnh này.
  • Người mới ốm dậy: Người mới ốm dậy thường có hệ tiêu hóa còn yếu và chưa ổn định. Cua có tính hàn và khó tiêu, vì vậy ăn cua có thể gây rối loạn tiêu hóa, cản trở quá trình hồi phục sức khỏe.
  • Người có tiền sử dị ứng với hải sản: Những người có tiền sử dị ứng với hải sản cần tránh ăn cua để tránh nguy cơ dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng không nên ăn cua, bạn có thể tham khảo thêm thực phẩm có lợi khác cho người bệnh tiểu đường trong bài viết dưới đây:

Nếu có tiền sử dị ứng với hải sản, người bệnh tiểu đường không nên ăn cua để đảm bảo an toàn sức khỏe
Nếu có tiền sử dị ứng với hải sản, người bệnh tiểu đường không nên ăn cua để đảm bảo an toàn sức khỏe

4. Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn cua

Để đảm bảo an toàn và sức khỏe, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những điều sau khi ăn cua:

  • Mua cua ở địa chỉ uy tín: Ưu tiên mua cua ở những cửa hàng hải sản uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chọn mua cua tươi, khỏe mạnh: Nên chọn mua những con cua còn sống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, bơi khỏe, cầm chắc tay, thân hình lành lặn, không bị nứt vỡ. Tuyệt đối tránh mua và sử dụng cua đã chết, có mùi hôi, tanh nồng nặc vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
  • Chế biến cua đúng cách: Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên chế biến cua bằng các phương pháp như hấp, luộc, nướng. Hạn chế hoặc tránh chiên, rán vì các phương pháp này làm tăng lượng chất béo không tốt cho sức khỏe ở người tiểu đường. Tuyệt đối không ăn cua sống hoặc chưa được nấu chín kỹ bởi trong cua chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng như sán lá gan, sán dây, sán phổi,…
  • Lựa chọn phần ăn hợp lý: Chỉ nên ăn phần gạch cua, mình cua và thịt bên trong càng, chân cua. Không nên ăn yếm cua, mang cua, túi sách (dạ dày cua) vì những phần này thường tích tụ nhiều độc tố và ký sinh trùng.
  • Tránh ăn cua nấu lại nhiều lần: Việc nấu lại cua nhiều lần có thể làm giảm chất lượng dinh dưỡng, tăng nguy cơ ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Lưu ý những thực phẩm không nên ăn cùng cua: Không nên ăn cua chung với nước trà, quả hồng, khoai tây, khoai lang, cần tây và các loại thực phẩm có tính hàn như dưa lê, dưa bở vì có thể gây khó tiêu hoặc phản ứng không mong muốn.
  • Kết hợp với các thực phẩm khác: Để cân bằng dinh dưỡng và làm chậm quá trình hấp thụ đường, nên kết hợp ăn cua với các loại rau xanh, trái cây tươi. Để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho người tiểu đường như sữa Glucare Gold.

Sữa Glucare Gold với Hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm và chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Sản phẩm cung cấp 56 dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm đạm thực vật và đạm Whey từ Mỹ, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, Glucare Gold còn chứa Omega 3, 6, 9 và hệ Antioxidant, giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạchphòng ngừa đột quỵ. Đồng thời, Glucare Gold còn chứa Lactium, đã được chứng minh giúp cải thiện giấc ngủ ngon và sâu.

Người tiểu đường nên bổ sung sữa Glucare Gold để ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể
Người tiểu đường nên bổ sung sữa Glucare Gold để ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể

Câu hỏi “tiểu đường có ăn được cua không?” hoàn toàn đã được giải đáp. Tóm lại, người tiểu đường có thể ăn cua nhưng cần kiểm soát lượng ăn, không quá 340g/tuần để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, bạn đọc có thể truy cập tại fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường hoặc liên hệ đến số hotline 18006011 để được đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng hỗ trợ nhanh chóng!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *