Người mổ tim nên ăn hoa quả gì? 7 loại quả “cứu tinh” của trái tim

Rate this post

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare

Hoa quả là một trong những loại thực phẩm tốt cho người bệnh sau phẫu thuật. Vậy người mổ tim nên ăn hoa quả gì? Với 7 loại quả lý tưởng sau đây sẽ giúp người bệnh mổ tim bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ phục hồi sức khỏe để sớm khỏi bệnh. Cùng Nutricare tìm hiểu ngay nhé!

1. Nguyên tắc chọn hoa quả cho người bệnh mổ tim

Để chọn trái cây cho người bệnh mổ tim, trước tiên bạn cần ưu tiên quả có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, trái cây cần giàu các dưỡng chất như:

  • Chất xơ: Đây là một dưỡng chất quan trọng, tốt cho hệ tiêu hóa và có tác dụng ngăn chặn chất béo có hại xâm nhập vào máu thông qua quá trình tiêu hóa. Nhờ vậy chất xơ sẽ giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, để giảm những nguy cơ về bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
  • Vitamin E, C, B: Vitamin C, E là những chất chống oxy hóa mạnh, giúp hạn chế tình trạng viêm, nhiễm trùng ở vùng vết thương. Còn vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa các vấn đề như suy tim, đột quỵ hay thiếu máu.
  • Giàu khoáng chất: Các khoáng chất như kali, magie, canxi là những dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe tim mạch. Kali giúp ổn định huyết áp, điều hòa nhịp tim. Magie và canxi thúc đẩy quá trình vận chuyển máu đến tim để hoạt động co bóp của tim được ổn định.
  • Trái cây giàu polyphenol: Các polyphenol như: quercetin, kaempferol, catechin là nhóm chất oxy hóa giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, giúp duy trì hoạt động của tim mạch.
  • Trái cây chứa nhiều carotenoids: Đây cũng là nhóm chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, suy tim hiệu quả. [1]
Trái cây tốt cho tim mạch là chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và duy trì hoạt động của tim 
Trái cây tốt cho tim mạch là chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và duy trì hoạt động của tim

2. Người mổ tim nên ăn hoa quả gì?

Sau đây là 7 loại quả “vàng” đáp ứng các tiêu chuẩn khi lựa chọn hoa quả cho người bệnh mổ tim, giúp bệnh nhân bổ sung dinh dưỡng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Cụ thể:

2.1. Cam – giàu vitamin C giúp chống viêm

Trong 100g cam có chứa tới 53.2 g vitamin C cùng các chất dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân phẫu thuật như: Vitamin A, protein, chất xơ, sắt, canxi, magie,… Vitamin C đóng vai trò như chất chống oxy hóa giúp người bệnh sau phẫu thuật hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ. Bên cạnh đó, trong cam còn có hợp chất hesperidin – có khả năng cải thiện và giảm tắc nghẽn mạch máu hiệu quả, giúp duy trì hoạt động của tim. [1]

Liều lượng khuyên dùng: Người bệnh mổ tim có thể sử dụng từ 1 – 2 quả/ngày.

Lưu ý khi sử dụng: Người mổ tim có bệnh về tiêu hóa, vết thương chưa hồi phục hay phẫu thuật vết thương hở không nên dùng nhiều nước cam vì có thể gây xuất huyết hoặc đau dạ dày.

Cam là một trong những loại quả tốt cho người phẫu thuật tim 
Cam là một trong những loại quả tốt cho người phẫu thuật tim

2.2. Bơ – chứa nhiều chất béo không bão hòa giúp kiểm soát mỡ máu

Bơ là loại quả chứa nhiều chất béo không bão hòa có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Bên cạnh đó, bơ còn là loại quả giàu kali (trong 100g bơ cung cấp 351mg kali), đây là khoáng chất có tác dụng ổn định huyết áp và điều hòa nhịp tim.

Liều lượng khuyên dùng: Người bệnh mổ tim nên sử dụng 1 quả bơ mỗi ngày và chia làm 2 bữa.[3]

Bơ là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng thích hợp cho người mổ tim  
Bơ là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng thích hợp cho người mổ tim

2.3. Kiwi – giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu

Kiwi là loại quả tốt vừa hỗ trợ hoạt động của tim vừa bổ sung dinh dưỡng để người bệnh sau phẫu thuật hồi phục nhanh chóng. Trong 100g kiwi có chứa 91mg vitamin C, cùng nhiều dưỡng chất khác như: vitamin E, chất xơ, canxi giúp người mổ tim bồi bổ sức sức khỏe. Bên cạnh đó, vitamin C và các chất chống oxy hóa trong kiwi còn giúp giảm cholesterol trong máu và duy trì sự ổn định của huyết áp để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ hiệu quả.  [1]

Liều lượng khuyên dùng: Người bệnh mổ tim có thể sử dụng từ 2 – 3 quả/ngày.

Lưu ý khi sử dụng: Người bệnh không nên ăn kiwi lúc đói, thời điểm thích hợp nhất là ăn trước bữa ăn từ 1 – 2 tiếng.

Kiwi chứa nhiều vitamin C, E tốt cho sức khỏe và ổn định huyết áp hiệu quả 
Kiwi chứa nhiều vitamin C, E tốt cho sức khỏe và ổn định huyết áp hiệu quả

2.4. Việt quất – giàu vitamin C làm chậm quá trình xơ vữa động mạch

Trong 100g việt quất có 9.7mg vitamin C, 0.57 mg vitamin E, 3mg vitamin A. Với hàm lượng vitamin C cao, ăn việt quất sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu và làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của hệ tim. [1] Cùng với nhiều dưỡng chất và chất chống oxy hóa anthocyanin trong việt quất sẽ giúp đối phó với phản ứng viêm để vết thương mau lành.

Liều lượng khuyên dùng: Mỗi ngày người mổ tim có thể sử dụng 150g việt quất.

Ăn việt quất mỗi ngày sẽ bảo vệ sức khỏe tim mạch và giúp người bệnh mổ tim mau lành  
Ăn việt quất mỗi ngày sẽ bảo vệ sức khỏe tim mạch và giúp người bệnh mổ tim mau lành

2.5. Chuối – nhiều kali giúp điều hòa huyết áp

Trong 100g chuối có 1mg kali, 5mg canxi và 27mg magie cùng nhiều dưỡng chất khác. Lượng magie và kali lớn đóng vai trò quan trọng để ổn định chức năng tim và điều hòa huyết áp. Bên cạnh đó, chuối còn giàu chất xơ (trong 100g chuối có 2.6g chất xơ) giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất để cơ thể mau hồi phục. [1]

Liều lượng khuyên dùng: Người bệnh mổ tim có thể sử dụng từ 1 – 3 quả/ngày.

Lưu ý khi sử dụng: Người mổ tim không nên ăn chuối lúc đói hay ăn chuối vào buổi sáng. Đồng thời, người bệnh nên ăn chuối chín và không nên ăn chuối xanh.

Chuối là một trong những loại quả "vàng" giúp người bệnh mổ tim mau hồi phục sức khỏe 
Chuối là một trong những loại quả “vàng” giúp người bệnh mổ tim mau hồi phục sức khỏe

2.6. Dưa hấu – cung cấp chất chống oxy hóa Lycopene, bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương

Trong dưa hấu có chứa chất chống oxy hóa mạnh Lycopene có khả năng bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương, để quá trình lưu thông máu ổn định, bảo toàn chức năng tim mạch. Dưa hấu còn chứa nhiều chất xơ (trong 100g dưa hấu có 0.4g chất xơ) giúp hệ tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa và lượng protein (trong 100g dưa hấu có 0.6g protein) tham gia vào quá trình xây dựng, tái tạo tế bào để vết thương mau lành.  [1] [4]

Liều lượng khuyên dùng: Người bệnh mổ tim có thể sử dụng khoảng 500g dưa hấu/ngày.

Lưu ý khi sử dụng: Không nên ăn dưa hấu lạnh và khi bổ ra nên ngay ăn, không nên để quá lâu.

Người bệnh mổ tim có thể sử dụng dưa hấu mỗi ngày để ổn định sức khỏe tim mạch 
Người bệnh mổ tim có thể sử dụng dưa hấu mỗi ngày để ổn định sức khỏe tim mạch

2.7. Táo – giàu chất chống oxy hóa giúp vết thương lành

Trong một quả táo trung bình (100g) có chứa 8.37mg vitamin C. Đây chính là một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và giúp vết thương sau mổ tim nhanh lành. Ngoài ra, táo còn giàu chất xơ (trong 100g táo có khoảng 4g chất xơ) giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt và sớm hồi phục. [5]

Liều lượng khuyên dùng: Người bệnh mổ tim có thể sử dụng từ 1 – 2 quả táo/ngày.

Táo chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp vết thương mau lành, hạn chế nhiễm trùng  
Táo chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp vết thương mau lành, hạn chế nhiễm trùng

3. Các loại quả cần tránh với người mổ tim

Những loại quả nhiều đường, cần kiêng với người sau phẫu thuật cũng như người mổ tim. Bởi hấp thu quá nhiều đường, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến vết thương lâu lành. Sau đây là một số loại quả nhiều đường mà người bệnh mổ tim cần tránh:

  • Xoài: Một quả xoài chứa tới 46g đường, do đó người bệnh sau mổ tim nên hạn chế ăn xoài.
  • Vải: Có 29g đường trong 1 cốc nước ép vải. Bên cạnh đó, vải còn là loại quả có tính nóng không tốt cho người bệnh mổ tim đang trong quá trình hồi phục.
  • Nho: Một cốc nho ép chứa khoảng 23g đường. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật tim không nên ăn quá nhiều nho để vết thương hồi phục nhanh hơn.
  • Cherry: Có 18g đường trong một cốc ép cherry. Lượng đường trong cherry không quá nhiều, tuy nhiên người bệnh sau mổ tim vẫn nên hạn chế ăn cherry để cơ thể không hấp thu quá nhiều đường. [6]
Vải là một trong những loại quả chứa nhiều đường mà người bệnh sau mổ tim nên hạn chế
Vải là một trong những loại quả chứa nhiều đường mà người bệnh sau mổ tim nên hạn chế

4. Một số thực phẩm khác tốt cho người bệnh sau khi mổ tim

Ngoài các loại quả, người bệnh mổ tim nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình hồi phục và hỗ trợ hoạt động của tim. Cụ thể như sau:

  • Thực phẩm chứa đạm: Đạm (protein) là dưỡng chất chính tham gia vào quá trình xây dựng và tái tạo mô cơ, giúp vết thương mau lành. Các thực phẩm giàu đạm bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: ức gà, trứng, cà hồi, đậu nành,…
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Đây là chất béo không bão hòa giúp giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa quá trình tích tụ, gây tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu tới tim. Thực phẩm giàu Omega 3 gồm: cá hồi, cá thu, quả óc chó, dầu đậu nành,…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Những thực phẩm giàu chất xơ như: cà rốt, các loại rau xanh, bột yến mạch,… giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu tối đa dưỡng chất để mau hồi phục.
Người bệnh mổ tim nên bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu đạm, chất xơ, chất béo không bão hòa cung cấp năng lượng cho cơ thể mau hồi phục 
Người bệnh mổ tim nên bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu đạm, chất xơ, chất béo không bão hòa cung cấp năng lượng cho cơ thể mau hồi phục

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc người mổ tim nên ăn quả gì? Các loại quả giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin không chỉ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn giúp bảo vệ hoạt động của tim và thúc đẩy vết thương mau lành. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung đa dạng các thực phẩm khác để cơ thể sớm hồi phục. Nếu vẫn còn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng cho người mổ tim, bạn hãy liên hệ với Nutricare để có thông tin chi tiết nhé!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *