Hướng dẫn mẹ bầu cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản – đúng cách

3.8/5 - (5 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Thử tiểu đường thai kỳ là phương pháp giúp mẹ bầu theo dõi, phát hiện sớm và kịp thời điều trị tiểu đường thai kỳ, từ đó giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà cho mẹ bầu như thế nào? Mẹ bầu cần lưu ý gì khi thử tiểu đường? Thông tin trong bài viết này sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc trên.

1. Cách thử đường huyết tại nhà cho mẹ bầu tiểu đường

Thử tiểu đường thai kỳ tại nhà là cách giúp mẹ bầu theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu một cách thường xuyên. Thông thường để thử đường huyết tại nhà, mẹ bầu sẽ sử dụng máy đo đường huyết mao mạch, các bước thực hiện:

Bước 1: Vệ sinh tay

Đây là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo an toàn và có một kết quả chính xác cao. Bởi nếu không rửa tay sạch, đặc biệt là phần đầu ngón tay thì các chất bẩn, mồ hôi của bạn có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Có 2 cách để vệ sinh tay:

  • Sử dụng xà phòng: Rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó dùng khăn sạch để lau khô.
  • Sử dụng cồn 70 độ: Mẹ bầu nên sử dụng miếng bông gạc để thấm cồn rồi lau cả bàn tay thật sạch.

Lưu ý: Mẹ bầu sau khi vệ sinh tay cần lau tay khô trước khi sử dụng máy đo tiểu đường.

Bước đầu tiên mẹ bầu cần vệ  sinh tay trước khi thử đường huyết tại nhà
Bước đầu tiên mẹ bầu cần vệ  sinh tay trước khi thử đường huyết tại nhà

Bước 2: Chuẩn bị máy đo và que thử đường huyết

Các bước chuẩn bị:

  • Lấy que thử: Mẹ bầu mở nắp lọ que thử, lấy ra một que để sử dụng rồi đóng nắp lại.
  • Test que thử: Lấy que thử ra khỏi lọ và cắm vào đầu máy đo đường huyết theo chiều mũi tên trên que thử. Máy sẽ tự khởi động và hiển thị mã số. So sánh mã số trên que thử và máy đo đường huyết, chỉ sử dụng khi 2 mã số trùng khớp, nếu không cần kiểm tra lại máy đo đường huyết. Trên màn hình máy thử sẽ có hình ảnh giọt máu nhấp nháy có nghĩa là có thể đưa giọt máu vào đầu que thử.
Thử que thử đường huyết trước khi đo
Thử que thử đường huyết trước khi đo

Bước 3: Chuẩn bị kim lấy máu

Chuẩn bị kim lấy máu, gắn kim lấy máu vào bút lấy máu, xoay nắp bút để điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với da của bạn.

Sau khi thực hiện lấy máu, vặn nắp kim theo chiều ngược lại để lấy kim ra.

Lắp kim vào bút lấy máu
Lắp kim vào bút lấy máu

Bước 4: Thực hiện lấy máu đầu ngón tay để đo đường huyết

Để lấy máu đầu ngón tay để thử đường huyết, mẹ bầu sẽ thực hiện:

  • Để đầu bút có kim vào đầu ngón tay đã sát trùng, bấm lẫy trên nắp hoặc thân bút.
  • Nặn ép máu trên ngón tay.
  • Đưa giọt máu vào đầu que thử gắn trên máy đo đường huyết.
  • Đợi máy báo kết quả.
Thực hiện lấy máu ở đầu ngón tay
Thực hiện lấy máu ở đầu ngón tay

Bước 5: Đọc kết quả hiển thị trên máy

Sau khoảng 5 giây màn hình sẽ hiển thị kết quả lượng đường huyết trong máu (kết quả trên máy đo tiểu đường thường được đo bằng mmol/l hoặc mg/dl). Mẹ bầu nên ghi lại và lập thành bảng nồng độ đường huyết để dễ so sánh và theo dõi sự thay đổi đường huyết.

Ghi kết quả hiển thị trên màn hình để theo dõi tình trạng đường huyết của mẹ bầu
Ghi kết quả hiển thị trên màn hình để theo dõi tình trạng đường huyết của mẹ bầu

2. Thời điểm mẹ bầu tiểu đường đo đường huyết

Tùy theo cơ địa, tình trạng sức khỏe và nguy cơ mắc tiểu đường mà mẹ bầu có thể có thời điểm kiểm tra đường huyết là khác nhau:

  • Với mẹ bầu mắc tiểu đường trước khi mang thai (tiểu đường type 1, type 2): Thời điểm xét nghiệm đường huyết là trước, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Điều này giúp bác sĩ theo dõi và điều chỉnh lượng insulin cần thiết để kiểm soát đường huyết ổn định.
  • Với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ: Thời điểm xét nghiệm đường huyết là trước bữa ăn sáng và sau các bữa ăn. Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu phát hiện sớm các biến chứng của tiểu đường thai kỳ và có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Với mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ: Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ cần được xét nghiệm đường huyết lúc đói ở tuần thứ 14 – 20 của thai kỳ.

Ngoài ra, 1 số trường hợp mẹ bầu gặp vấn đề sức khỏe đặc biệt, bác sĩ sẽ khuyến cáo thời điểm kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc tại các cơ sở xét nghiệm phù hợp để theo dõi đường huyết tốt nhất. Kết quả xét nghiệm nên được ghi lại để bác sĩ tham khảo, đánh giá tình trạng bệnh lý và đưa ra lời khuyên nhằm kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn.

Mẹ bầu nên thử tiểu đường thai kỳ cùng một thời điểm trong ngày theo chu kỳ
Mẹ bầu nên thử tiểu đường thai kỳ cùng một thời điểm trong ngày theo chu kỳ

3. Tần suất kiểm tra đường huyết ở mẹ tiểu đường thai kỳ

Tần suất kiểm tra đường huyết ở mẹ bầu tiểu đường thai kỳ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và mức độ kiểm soát đường huyết.

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ: Tùy mức khuyến cáo của bác sĩ, tần suất cần kiểm tra đường huyết có thể từ 4 – 6 lần/ngày, bao gồm:

  • Trước bữa ăn sáng: Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi ăn sáng để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của mẹ bầu trong thời gian nhịn ăn qua đêm.
  • Trước các bữa ăn chính: Kiểm tra lượng đường trong máu trước bữa ăn để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong một buổi.
  • Sau các bữa ăn chính: Kiểm tra lượng đường trong máu 2 giờ sau bữa ăn để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết sau khi ăn.
  • Trước khi đi ngủ: Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ để đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong suốt cả ngày.

Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ: Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ cần được xét nghiệm đường huyết lúc đói ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm xét nghiệm dung nạp glucose đường uống để xác định chính xác tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Nếu kết quả xét nghiệm dung nạp glucose đường uống dương tính, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu kiểm tra đường huyết với tần suất 4 – 6 lần/ngày, tương tự như mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Mẹ bầu nên thực hiện thử tiểu đường thai kỳ với tần suất theo hướng dẫn của bác sĩ
Mẹ bầu nên thực hiện thử tiểu đường thai kỳ với tần suất theo hướng dẫn của bác sĩ

4. Đánh giá chỉ số đường huyết mao mạch cho mẹ bầu

Sau khi máy đo đường huyết mao mạch hiện kết quả, mẹ có thể so sánh với các thông số sau để đánh giá:

Chỉ số bình thường ở phụ nữ có thai:

  • Trước khi ăn: < 5,3 mmol/L
  • 1 giờ sau ăn: ≤ 7,8 mmol/L
  • 2 giờ sau ăn: ≤ 6,7 mmol/L

Nếu kết quả đo liên tục cao hơn các mức chỉ số trên, mẹ bầu nên chú ý và đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán chính xác.

Theo dõi và so sánh kết quả đo đường huyết
Theo dõi và so sánh kết quả đo đường huyết

5. Lưu ý khi mẹ bầu đo đường huyết tại nhà

Để đảm bảo kết quả đo đường huyết chính xác và an toàn, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tự kiểm tra đường huyết tại nhà: Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu về tần suất đo đường huyết phù hợp, cách sử dụng máy đo đường huyết và cách xử lý khi có kết quả bất thường.
  • Ghi chép cẩn thận kết quả, thời gian đo đường huyết và những thông tin liên quan: Việc ghi chép cẩn thận giúp mẹ bầu theo dõi, so sánh, đánh giá tiến trình điều trị bệnh của bản thân.
  • Giữ thói quen đo đường huyết theo định kỳ: Không cần thiết phải đo liên tục trong ngày. Mẹ bầu nên đo đường huyết theo tần suất được bác sĩ chỉ định.
  • Chỉ nên sử dụng máy đo và que thử phải khớp mã vạch: Nếu mã vạch không khớp, kết quả đo sẽ không chính xác. Mẹ bầu nên liên hệ điểm bán để được tư vấn nếu không khớp mã vạch.
  • Không đo liên tục trên cùng một ngón: Mẹ bầu nên luân phiên ở các đầu ngón tay khác nhau để tránh tổn thương da.
  • Không tiến hành lấy máu nếu cảm thấy đau nhức ở đầu ngón tay: Điều này có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng.
  • Không tái sử dụng các loại que thử, kim lấy máu: Việc tái sử dụng có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng hoặc làm sai lệch kết quả đo.
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi thử tiểu đường thai kỳ
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi thử tiểu đường thai kỳ

6. Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu muốn thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Giải đáp một số câu hỏi cho mẹ bầu:

Câu 1: Khi nào mẹ bầu cần thử tiểu đường thai kỳ tại nhà?

Mẹ bầu nên thử tiểu đường thai kỳ tại nhà khi:

Khi mẹ bầu đang mắc tiểu đường thai kỳ: Trong trường hợp này, mẹ bầu cần đo đường huyết tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu.

Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ: Với trường hợp này, mẹ bầu có thể thử đường huyết theo hướng dẫn để theo dõi phát hiện sớm bệnh. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai.
  • Tiền sử gia đình mắc tiểu đường.
  • Từng mắc tiểu đường khi mang thai trước đó.
  • Sinh con quá to.
  • Sinh con bị dị tật bẩm sinh.
  • Có tiền sử sinh non.

Câu 2: Đo đường huyết tại nhà có chẩn đoán chính xác không?

Thực hiện các cách thử đường huyết tại nhà có mục đích nhằm theo dõi lượng đường trong máu của người bệnh mỗi ngày. Đồng thời việc làm này không thể thay thế những xét nghiệm và chẩn đoán của bác sĩ tại bệnh viện. Nếu kết quả đo tại nhà bất thường, mẹ bầu cần được bác sĩ chẩn đoán lại bằng các phương pháp xét nghiệm khác để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Lý do bởi khi đo đường huyết tại nhà sẽ có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo:

  • Máy đo đường huyết và que thử hết hạn sử dụng hoặc không đạt tiêu chuẩn, mẹ bầu sử dụng máy có mã số que thử và máy đo không trùng khớp.
  • Mẹ bầu thực hiện đo đường huyết không đúng cách.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, chẳng hạn như bệnh gan, thận hoặc tuyến giáp,…
Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu thử tiểu đường thai kỳ tại nhà 
Giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Bên cạnh việc theo dõi, tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, luyện tập và dinh dưỡng khoa học, người bị tiểu đường nên kết hợp thêm sữa dành riêng cho người tiểu đường để hỗ trợ điều trị, tăng cường sức khỏe. Glucare Gold là sản phẩm sữa bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, có chỉ số đường huyết thấp. Qua đó, giúp người bệnh ổn định đường huyết, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp phù hợp cho người đái tháo đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà là phương pháp giúp mẹ bầu theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả đo chính xác và an toàn, mẹ bầu cần lưu ý thực hiện đúng các hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng qua bài viết trên, mẹ bầu đã có được nhiều thông tin về thử đường huyết tiểu đường thai kỳ tại nhà.

3.8/5 - (5 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment