Chuyên gia giải đáp: Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?

Rate this post

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Nước dừa là một nguồn cung cấp nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa, Acid béo có lợi cho sức khỏe thai phụ. Vậy tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Người bệnh cần chú ý những gì khi uống nước dừa để tránh làm tăng đường huyết đột ngột. Hãy cùng chuyên gia dinh dưỡng Nutricare giải đáp trong bài viết sau.

1. Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ có thể uống nước dừa, nhưng cần bổ sung một cách hợp lý (khoảng 100 – 150ml/ngày) để có thể nhận được các lợi ích của nước dừa mà không làm ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. 

Chỉ số đường huyết của nước dừa là GI = 54, thuộc nhóm thấp. Đồng thời nước dừa chỉ chứa một lượng đường tự nhiên tối thiểu, do đó đây có thể là một lựa chọn tốt để bổ sung cho mẹ bầu tiểu đường. 

Bên cạnh đó, nước dừa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có thể mang lại lợi ích cho mẹ và bé trong thai kỳ, bao gồm: (Theo USDA)

Thành phần Hàm lượng/ 100ml
Protein 0.72g
Carbohydrate 3.71g
Chất xơ 1.1g
Magie 25mg
Kali 250mg
Kẽm 0.04mg
Mangan 0.142mg
Vitamin C 2.4mg
Arginine 0.118g
Nước dừa tốt cho mẹ bầu
Nước dừa chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu tiểu đường

2. Lợi ích của nước dừa đối với người tiểu đường thai kỳ

Nước dừa có thể được sử dụng bổ sung trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ vì nó mang lại một số lợi ích trong hỗ trợ quản lý tình trạng này, cụ thể:

2.1. Ổn định huyết áp, ngăn ngừa biến chứng tim mạch

Nước dừa chứa khoảng 250mg Kali, 25mg Magie và một lượng Acid lauric khá cao. Đây là những khoáng chất quan trọng giúp duy trì cân bằng nước điện giải trong cơ thể. Vì vậy, uống nước dừa giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp, giảm hàm lượng cholesterol xấu. 

Từ đó hỗ trợ mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm về tim mạch như tiền sản giật, tăng huyết áp khi mang thai,… Những biến chứng này đều có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.

Nước dừa hỗ trợ điều hòa huyết áp
Thành phần có trong nước dừa hỗ trợ điều hòa huyết áp cho người tiểu đường thai kỳ

2.2. Cải thiện lưu thông máu

Thành phần Magie (25mg/100ml nước dừa) là một khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình giãn nở mạch máu, giảm hình thành cục máu đông, giúp duy trì lưu thông máu tốt hơn. Từ đó cũng hỗ trợ giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng về tim mạch của người tiểu đường thai kỳ, hỗ trợ cải thiện sức khỏe.

2.3. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Nước dừa có chỉ số đường huyết thuộc nhóm thấp (GI = 54) và hàm lượng đường thấp (2.61g/100ml nước dừa). Nhờ đó, người bệnh có thể kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn, không làm tăng quá mức nồng độ Glucose sau uống.

Không chỉ vậy hàm lượng các chất trong 100mL nước dừa: Vitamin C (2.4mg), Kali (250mg), Magie (25mg), Mangan (0.142mg), Arginine (0.118g) và các chất dinh dưỡng khác cũng hỗ trợ mẹ bầu kiểm soát lượng đường trong máu, giúp cải thiện bệnh tiểu đường thai kỳ dễ dàng hơn. 

Bởi vậy, mẹ bầu tiểu đường có thể uống nước dừa tự nhiên trong thời kỳ mang thai, điều này sẽ hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định, giảm nguy cơ mắc các biến chứng như thai tăng trưởng quá mức, thai to, nguy cơ trẻ mắc bệnh béo phì, tiểu đường type 2 trong tương lai.

Uống nước dừa không làm tăng đường huyết
Uống nước dừa đúng cách không làm tăng đường huyết quá mức

2.4. Hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng

Nước dừa có lượng Calo thấp (19 Kcal), lượng chất xơ (1.1g) và Enzyme sinh học cao. Những điều này hỗ trợ cải thiện hoạt động tiêu hóa, giảm lượng calo nạp vào. Từ đó giúp mẹ bầu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ tăng cân quá mức khi mang thai.

2.5. Hỗ trợ tăng độ nhạy với Insulin

Chất xơ và Acid amino có trong nước dừa có thể cải thiện sự nhạy cảm của tế bào đối với Insulin, đồng thời giúp ngăn chặn quá trình hấp thu đường của cơ thể.Điều này đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu tiểu đường giúp hỗ trợ duy trì mức đường huyết ổn định và ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng quá cao.

Ngoài nước dừa thì mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ để kiểm soát đường huyết hiệu quả

Nước dừa hỗ trợ cải thiện độ nhạy Insulin
Uống nước dừa giúp hỗ trợ cải thiện độ nhạy Insulin

3. Cách bổ sung nước dừa cho người tiểu đường thai kỳ

Để đảm bảo việc kiểm soát đường huyết được duy trì tốt và cung cấp được nhiều dưỡng chất nhất, khi uống nước dừa mẹ bầu cần chú ý:

Liều lượng: Tốt nhất mẹ bầu tiểu đường chỉ nên dùng tối đa 100-150mL nước dừa/ngày.

Thời điểm: Mẹ tiểu đường nên uống nước dừa vào buổi sáng, điều này sẽ giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất sau khi uống.

Lưu ý khi bổ sung:

  • Tránh uống nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ, bởi nước dừa sẽ khiến tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn.
  • Không nên uống vào buổi tối, do nước dừa có tính hàn lạnh, có thể gây tình trạng đi tiểu đêm.
  • Không nên uống quá mức khuyến cáo: Tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tăng đường huyết vì nước dừa vẫn chứa một lượng đường nhất định. Do đó, phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ không nên uống quá mức khuyến cáo hoặc tiêu thụ một cách liên tục. 
  • Không nên ăn cùi dừa: Bởi cùi dừa chứa nhiều Acid béo no, điều này sẽ khiến bệnh tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn.
Nước dừa tốt cho mẹ bầu tiểu đường
Bổ sung nước dừa đúng cách cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Trên đây là những giải đáp của chuyên gia về câu hỏi: “Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?” Uống nước dừa tốt cho mẹ tiểu đường, nhưng tuy nhiên cần được kiểm soát và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối. Hãy tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn của mẹ bầu phù hợp với tình trạng bệnh.

Ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.

sữa Glucare Gold

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment