Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có sao không? Biện pháp giúp mẹ và bé khỏe

Rate this post

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

“Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có sao không?” Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ đều có thể sinh con khỏe mạnh nếu kiểm soát bệnh đúng cách. Nhưng tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ vẫn có thể mang đến nhiều rủi ro cho thai nhi như: Thai to, suy hô hấp khi sinh, vàng da sơ sinh, tăng nguy cơ mắc tiểu đường, béo phì,… 

Do đó việc kiểm soát bệnh là một biện pháp quan trọng để phòng tránh những rủi ro trên. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những chia sẻ của chuyên gia Nutricare trong bài viết sau.

1. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi

Kiểm soát đường huyết không tốt có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe của thai nhi như sau:

1.1. Thai to

Biến chứng thai to ở người tiểu đường thai kỳ lên đến 19,8% ở mẹ bầu béo phì và kiểm soát đường huyết kém. (1)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi tăng trưởng quá mức là do nồng độ đường huyết của mẹ tăng cao làm tăng vận chuyển Glucose từ mẹ vào thai. Lượng Glucose này đã kích thích tụy của thai nhi tăng bài tiết Insulin. Từ đó dẫn đến tình trạng dư thừa Insulin ở thai nhi gây tăng nhu cầu năng lượng, tạo ra mô mỡ kích thích thai nhi phát triển.

Thai to có thể gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sinh nở, tăng nguy cơ chấn thương cho cả mẹ và thai nhi dẫn đến phải thực hiện sinh mổ.

Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ gặp tình trạng thai nhi phát triển quá mức

1.2. Hội chứng suy hô hấp trẻ sơ sinh

Mẹ mắc tiểu đường sinh con có nguy cơ gặp hội chứng suy hô hấp cao hơn 5 – 13% so với bình thường. (2)

Mức đường huyết cao ở thai kỳ có thể gây ra tình trạng kích thích sản sinh Insulin ở trẻ. Từ đó, dẫn đến tác động làm chậm quá trình hấp thu dịch phế nang và hoàn thiện chức năng phổi, gây khó khăn cho trẻ trong việc thích nghi với môi trường ngoài tử cung sau khi sinh. 

Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể gây thiếu oxy, khó hô hấp và nghiêm trọng hơn là viêm phổi, suy hô hấp cấp tính, tử vong. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện đại, bác sĩ có thể đánh giá sự trưởng thành của phổi để can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

1.3. Vàng da sơ sinh

Theo thống kê, tỷ lệ mắc vàng da sơ sinh xảy ra ở khoảng 25% mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Insulin máu tăng cao làm tăng tiêu thụ năng lượng dẫn đến cạn kiệt nguồn dự trữ oxy ở trẻ. Do đó dẫn tới tình trạng thiếu oxy, để điều hòa tình trạng này, cơ thể sẽ kích thích sản xuất hồng cầu và dẫn tới gia tăng Bilirubin – một sản phẩm thoái hóa của hồng cầu. Bilirubin là sắc tố vàng và là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Vàng da sơ sinh có thể gây ra nhiễm độc Bilirubin nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi và có thể dẫn đến việc cần điều trị bằng ánh sáng xanh để giảm mức bilirubin trong cơ thể trẻ.

Vàng da ở trẻ sơ sinh 
Vàng da ở trẻ sơ sinh

1.4. Hạ đường huyết sau sinh

Khoảng 15 – 25% trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh.

Đường huyết của mẹ tăng trong quá trình mang thai sẽ tạo ra môi trường có nồng độ đường cao cho thai nhi. Khi trẻ được sinh ra và không còn tiếp xúc với môi trường đó, thai nhi có thể trải qua tình trạng hạ đường huyết vì Insulin vẫn được sản xuất nhiều trong giai đoạn này.

Hạ đường huyết sau sinh có thể gây ra tình trạng co giật, hạ đường huyết đột ngột. Do đó trẻ cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

1.5. Tăng hồng cầu

Theo nghiên cứu [3] tỷ lệ trẻ sơ sinh có mẹ tiểu đường thai kỳ mắc bệnh đa hồng cầu (tăng hồng cầu) là 9.33%. 

Mức đường huyết của mẹ bầu có nhiều khả năng góp phần làm tăng sản xuất Insulin ở thai nhi. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng tiêu thụ năng lượng, và kích thích sự sản xuất hồng cầu ở thai nhi.

Đa hồng cầu có thể gây ra tình trạng tăng độ nhớt của máu, tăng tiêu thụ oxy và làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu nhỏ, giảm tưới máu mô,… Những điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa và chức năng nhiều hệ cơ quan trong cơ thể của trẻ như tim, phổi, thận,… 

Biến chứng tăng hồng cầu
Biến chứng tăng hồng cầu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

1.6. Tử vong

Tỷ lệ tử vong, thai chết lưu của những bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn tới 5 lần so với những mà bầu bình thường.

Nếu đường huyết của mẹ bầu không được kiểm soát tốt, thai nhi dễ gặp phải các biến chứng như hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, tăng hồng cầu,… Những tình trạng này có thể góp phần làm tăng nguy cơ tử vong cao hơn ở thai nhi và trẻ sơ sinh.

1.7. Nguy cơ trẻ bị béo phì, tiểu đường

Trẻ sơ sinh có mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị béo phì, tiền tiểu đường, tiểu đường cao hơn gấp 8 lần khi ở độ tuổi từ 19 – 27 so với trẻ bình thường.

Các biến chứng trong thai kỳ có thể tác động đến việc phát triển của hệ thống tăng trưởng và nội tiết ở thai nhi, dẫn đến tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường sau này. Tình trạng bệnh này có thể tạo ra tác động tiêu cực lên sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.

Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?”

Trẻ bị béo phì
Trẻ có nguy cơ béo phì, tiểu đường cao hơn bình thường

2. 8+ biện pháp hạn chế ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và bé

Kiểm soát đường huyết ổn định là biện pháp làm giảm rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Do đó, mẹ tiểu đường thai kỳ cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:

  • Theo dõi đường huyết: Mẹ bầu có thể sử dụng thiết bị đo đường huyết tại nhà để tự kiểm tra đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường mức đường huyết an toàn là dưới 95 mg/dL lúc đói, dưới 120 mg/dL sau ăn hai giờ. Mẹ cần thường xuyên đo và theo dõi đường huyết để đảm bảo rằng mức đường trong máu đang ở mức ổn định. 
  • Tuân thủ sử dụng thuốc: Nếu mẹ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc, việc tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng là rất quan trọng để kiểm soát đường huyết trong mức ổn định.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn đa dạng, lành mạnh, tăng cường tiêu thụ rau củ, thực phẩm giàu chất xơ, protein nạc, Vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh, hạn chế thực phẩm có đường và tinh bột cao. Để biết mình cần kiêng thực phẩm nào, mẹ có thể tham khảo bài: Bị tiểu đường ăn kiêng những gì?
  • Kiểm soát lượng Carbohydrate nạp vào đủ mỗi ngày: Carbohydrate là nguyên liệu cung cấp năng lượng cho mẹ và bé nhưng đây cũng là thành phần gây tăng đường huyết nếu không được kiểm soát đúng cách. Khẩu phần Carb của mẹ bầu có thể tăng lên đến 175g mỗi ngày. Hãy tham khảo thêm ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp nhất cho mẹ bầu tiểu đường.
  • Tránh đồ ăn ngọt: Đồ ăn ngọt chứa đường và tinh bột cao có thể làm tăng đột ngột đường huyết. Do đó mẹ bầu cần hạn chế.
  • Tập thể dụng nhẹ nhàng: Tập thể dục có thể giúp cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin và kiểm soát đường huyết. Mẹ bầu có thể thực hiện vận động nhẹ như đi bộ, tập yoga cho bà bầu 15 – 30 phút/ ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe.
  • Kiểm soát cân nặng: Tăng cân quá mức trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường huyết. Do đó mẹ bầu nên theo dõi và duy trì cân nặng theo hướng dẫn của bác sĩ trong khoảng mức được khuyến nghị.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Chất lượng giấc ngủ kém, thiếu ngủ,… có thể khiến việc kiểm soát đường huyết kém hiệu quả. Vì vậy, mẹ bầu tiểu đường nên chú ý chăm sóc giấc ngủ tốt hơn và nghỉ ngơi khi cơ thể cần.
  • Khám định kỳ: Mẹ bầu tiểu đường nên thực hiện tái khám đúng lịch để đảm bảo bác sĩ có thể theo dõi quá trình kiểm soát bệnh tốt nhất và thay đổi liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
Mẹ bầu bị tiểu đường
Mẹ bầu tiểu đường nên theo dõi đường huyết tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ

Có thể bạn quan tâm:

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?

3. Kinh nghiệm chuẩn bị cho người tiểu đường có ý định mang thai

Đối với người đang mắc tiểu đường có ý định mang thai, cần chú ý: 

  • Kiểm soát đường huyết: Trước khi mang thai, việc kiểm soát đường huyết là một yếu tố quan trọng để đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Mức đường huyết cho phép là HbA1c<7%, tốt nhất là <6.2%.
  • Tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường: Người bệnh cần tầm soát bệnh sớm, nếu không mắc bệnh võng mạc hoặc bệnh được kiểm soát ở mức ổn định thì có thể mang thai. Nhưng nếu bệnh ở giai đoạn tăng sinh, việc mang thai có thể làm tình trạng bệnh võng mạc tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó bệnh cần được điều trị ổn định và được sự xác nhận của bác sĩ người bệnh mới nên mang thai.
  • Tầm soát bệnh thận tiểu đường: Nếu người tiểu đường có biến chứng thận mang thai thì nguy cơ rủi ro về sức khỏe của cả mẹ và bé sẽ tăng cao như sinh non, thai nhi dị tật, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ,… Do đó người bệnh cần tầm soát bệnh và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi mang thai.
  • Kiểm soát cân nặng: Người bệnh tiểu đường, béo phì khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ thai chết lưu,… Vì vậy, người bệnh cần thực hiện chế độ giảm cân, cải thiện tình trạng béo phì trước khi có ý định mang thai.
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc để kiểm soát tiểu đường trong thai kỳ cần được thảo luận kỹ với bác sĩ. Một số loại thuốc tiểu đường không phù hợp cho thai kỳ, vì vậy việc chuyển sang sử dụng Insulin có thể là lựa chọn tốt để đảm bảo kiểm soát đường huyết ổn định và an toàn cho thai nhi.
Kiểm soát đường huyết
Kiểm soát tốt đường huyết là một yếu tố quan trọng nếu người bệnh có ý định mang thai

Hy vọng với những giải đáp của chuyên gia Nutricare cho câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ con có sao không?” đã giúp bạn có thêm được nhiều thông tin và kiến thức về tiểu đường thai kỳ. Hãy thảo luận thêm với bác sĩ về các biện pháp kiểm soát bệnh để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh nhất. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ghé thăm trang web của sản phẩm sữa Glucare Gold để tham khảo một trong những sản phẩm tốt nhất cho việc bổ trợ sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Nutricare luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp và tư vấn các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân yêu. 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề dinh dưỡng cho người tiểu đường thai kỳ hãy truy cập fanpage Nutricare hoặc gọi tới hotline 18006011 để được tư vấn miễn phí.

sữa Glucare Gold

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/ 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9247765/ 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9005364/ 

https://emedicine.medscape.com/article/127547-overview 

https://www.ogmagazine.org.au/15/4-15/diabetes-and-stillbirth/ 

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment