Tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Cần lưu ý gì?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare
Người tiểu đường vẫn có thể ăn bánh cuốn, tuy nhiên cần hạn chế liều lượng và chọn loại bánh cuốn cùng đồ ăn kèm phù hợp với sức khỏe. Để được giải đáp và giải thích chi tiết cho thắc mắc tiểu đường ăn bánh cuốn được không và cần lưu ý những gì, hãy cùng tiếp tục theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây!
1. Người tiểu đường có thể ăn bánh cuốn
Người tiểu đường, bao gồm cả tiểu đường thai kỳ có thể ăn bánh cuốn nhưng cần lưu ý lựa chọn loại bánh cuốn và đồ ăn kèm phù hợp. Đồng thời, người bệnh nên kiểm soát khẩu phần ăn khoảng từ 220 – 250g để hạn chế lượng Carbohydrate và chất béo nạp vào cơ thể [1], [2]. Bên cạnh đó, bánh cuốn có chỉ số đường huyết (GI) cao (85). Do đó, không nên ăn quá nhiều bánh cuốn trong một lần để tránh tăng đường huyết đột ngột [1].
2. Đối tượng không nên ăn bánh cuốn
Bên cạnh câu hỏi “tiểu đường có ăn được bánh cuốn không”, nhiều người cũng thắc mắc về những đối tượng không nên ăn bánh cuốn. Dưới đây là một số trường hợp nên hạn chế hoặc tránh ăn bánh cuốn:
- Người tiểu đường giai đoạn nặng: Người bệnh tiểu đường giai đoạn nặng thường có chỉ số đường huyết cao, ở ngưỡng báo động và xuất hiện nhiều biến chứng trên cơ thể. Việc tiêu thụ bánh cuốn – thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và tinh bột có thể khiến tình hình bệnh trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn [3].
- Người tiểu đường mắc các bệnh tiêu hóa: Ăn bánh cuốn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bởi trong bánh cuốn có thể chứa chất phụ gia có thành phần lưu huỳnh và hàn the, loại phụ gia này thường được ủ trong nguyên liệu qua đêm để làm cho bánh cuốn trông hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, không ít người chế biến bánh còn cho thêm các chất tẩy trắng hay chất làm chua độc hại khác, gây hại đến đường tiêu hoá và niêm mạc thành ruột [3].
3. Lượng ăn bánh cuốn phù hợp cho người tiểu đường
Để hạn chế tình trạng gia tăng lượng đường trong máu khi ăn bánh cuốn, người bệnh nên ăn với tần suất như sau:
- Không nên ăn bánh cuốn thường xuyên: Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn bánh cuốn thường xuyên, chỉ nên tiêu thụ với tần suất ít, mỗi tuần 1 lần. Trong các bữa sáng, người bị tiểu đường chỉ nên ăn bánh cuốn vào một bữa, các bữa còn lại trong tuần nên cân bằng các món ăn như khoai lang, bún, phở, yến mạch, sữa chua và hoa quả [3].
- Không nên ăn quá nhiều bánh cuốn cùng một lúc: Trong mỗi lần ăn, bệnh nhân tiểu đường nên tiêu thụ khoảng từ 220 – 250g bánh cuốn, không nên ăn quá nhiều trong cùng một lúc để tránh tình trạng gia tăng đường huyết [1].
4. Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn bánh cuốn
Để thưởng thức bánh cuốn một cách an toàn, người bệnh tiểu đường nên lưu ý những điều sau đây: [1]
- Lựa chọn nguyên liệu phù hợp: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường nên tự làm bánh cuốn tại nhà.
- Về phần vỏ: Để làm vỏ bánh cuốn, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên sử dụng các nguyên liệu lành mạnh, có chỉ số GI và GL thấp hơn so với bột gạo tẻ, chẳng hạn như bột khoai lang tím hoặc bột gạo lứt. Cách này giúp làm giảm chỉ số GI và GL của bánh cuốn, hỗ trợ ổn định đường huyết sau khi ăn.
- Về phần nhân: Khi làm nhân bánh cuốn, người bị tiểu đường nên nêm ít muối và đường để kiểm soát đường huyết và huyết áp; thêm củ sắn hoặc củ cải băm nhỏ vào nhân bánh để tăng cường chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thụ Carbohydrate từ vỏ bánh; sử dụng thịt nạc thay vì thịt mỡ để hạn chế chất béo bão hòa, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và bệnh tim mạch ở người tiểu đường.
- Nên ăn kèm bánh cuốn với các loại rau củ: Người bệnh tiểu đường nên kết hợp bánh cuốn với các thực phẩm giàu chất xơ như giá đỗ, rau xanh thái nhỏ, cà rốt hoặc củ cải bào. Sự kết hợp này giúp làm chậm quá trình hấp thụ Glucose, hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả [1].
- Hạn chế sử dụng thêm thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị ăn kèm: Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn kèm bánh cuốn với các loại thực phẩm như chả giò, thịt xay, hành phi, nước chấm… vì chúng chứa nhiều chất béo, muối và đường. Việc tiêu thụ nhiều các thực phẩm này cùng với bánh cuốn có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, huyết áp, gan và thận [3].
- Hạn chế sử dụng tinh bột, đường sau khi ăn bánh cuốn: Sau khi ăn bánh cuốn, người bị tiểu đường nên tránh tiêu thụ thêm các loại thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tinh bột khác, vì điều này có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao [1].
- Nên đo lượng đường huyết trước và sau khi ăn bánh cuốn: Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh nên đo lượng đường huyết trước và sau khi ăn bánh cuốn. Nếu lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn, bạn nên giảm khẩu phần bánh cuốn cho những lần sau hoặc cân nhắc tạm ngừng ăn bánh cuốn cho đến khi bệnh được kiểm soát tốt hơn [2].
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung sữa chuyên biệt cho người tiểu đường như Glucare Gold để ổn định đường huyết và nâng cao sức khỏe. Sữa Glucare Gold được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mang nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm, với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
- Cung cấp 56 dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đạm thực vật và đạm Whey từ Mỹ tăng cường sức khỏe tổng thể
- Giàu Omega 3, 6, 9 và hệ Antioxidant, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và phòng ngừa đột quỵ
- Chứa Lactium, đã được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện giấc ngủ ngon và sâu
Bài viết đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn bánh cuốn, tuy nhiên cần hạn chế liều lượng, cụ thể không quá 250g mỗi tuần.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường, bạn có thể truy cập tại fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường hoặc liên hệ đến số hotline 18006011 để được hỗ trợ nhanh chóng!
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *