Tiểu đường ăn rau cần được không? Những lưu ý khi ăn

Rate this post

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ngay cả các loại rau xanh cũng cần bổ sung hợp lý. Vậy người bệnh tiểu đường ăn rau cần được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng bệnh tiểu đường có thể ăn được rau cần ta (cần nước) mà không gây ảnh hưởng nhiều tới đường huyết sau khi ăn. Hãy cùng Nutricare tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề này với bài viết sau đây nhé!

1. Bệnh tiểu đường ăn rau cần được không?

Rau cần ta (cần nước) là loại rau ngon, ngọt và có hương thơm nồng đặc trưng được nhiều người yêu thích. Người bệnh tiểu đường CÓ thể ăn được rau cần và không gây nhiều tác động tiêu cực tới lượng đường trong máu.

Rau cần được chứng minh có thể giúp giảm lượng đường trong máu cho người bệnh đái tháo đường. Rau cần có khả năng thúc đẩy giải phóng insulin ở các tế bào beta đảo tụy Langerhans [1]. Các tiểu đảo Langerhans là đơn vị chức năng của tuyến tụy với các tế bào alpha và beta. Trong đó, tế bào alpha có nhiệm vụ sản xuất ra glucagon (hormon được tiết ra từ tuyến tụy cùng với insulin giúp cân bằng đường huyết), tế bào beta là nơi tổng hợp và tiết ra insulin [2]. Khi người bệnh ăn rau cần những tế bào beta ở đảo tụy Langerhans sẽ kích thích giải phóng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu cân bằng.

Bên cạnh đó, cần còn giàu chất xơ, canxi, protein, photpho giúp duy trì sức khỏe tốt cho người bệnh tiểu đường [1]. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể ăn rau cần để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Rau cần
Người bệnh tiểu đường có thể ăn rau cần để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể

2. Những lợi ích của rau cần với người bệnh tiểu đường

Ngoài khả năng kích thích sự tổng hợp và tiết ra insulin giúp cân bằng đường huyết, khi người bệnh ăn rau cần còn mang tới những lợi ích khác như:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt: Rau cần giàu chất xơ [3], hàm lượng chất xơ chiếm tỷ lệ cao nhất. Khi người bệnh tiểu đường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ giúp kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn để làm giảm tốc độ đường trong thức ăn đi vào máu [4].
  • Tăng cường sức đề kháng nâng cao hiệu quả điều trị bệnh: Hợp chất Flavonoid chiết xuất từ rau cần nước có công dụng hỗ trợ miễn dịch tế bào, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Từ đó, người bệnh sẽ có một sức khỏe tốt để điều trị bệnh hiệu quả [5].
  • Hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch: Rau cần ta là thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ sẽ làm giảm sự hấp thu chất béo, giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý và cải thiện sức khỏe tim mạch [3].
Rau cần ta
Rau cần ta – loại rau thân thiện với sức khỏe người bệnh tiểu đường

3. Một số lưu ý khi ăn rau cần cho người bệnh tiểu đường

Rau cần ta mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để bổ sung thực phẩm này một cách tốt cho sức khỏe.

Lượng ăn: Dù tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng rau cần ta lại có tính hàn [3] nên bạn cần ăn với lượng vừa đủ khoảng 100 – 200g/ngày để tránh bị lạnh bụng.

Những người nên hạn chế ăn:

  • Người bị tiêu chảy, lạnh bụng: Vì rau cần có tính hàn nên có thể gây lạnh bụng. Do đó, những người có hệ tiêu hóa kém hay bị tiêu chảy, lạnh bụng nên hạn chế ăn [3].
  • Bà bầu có đường huyết thấp: Rau cần có tính thanh nhiệt, hạ đường huyết. Chính vì vậy, các bà bầu có đường huyết thấp nên hạn chế ăn rau cần. Bên cạnh đó, việc ăn rau cần quá 500g mỗi lần có thể gây nguy cơ co thắt tử cung và gây sảy thai [6].
  • Người bị nhiễm giun sán: Vì rau cần dễ bị nhiễm trứng giun sán do trồng ở các vùng như ao, ruộng. Do đó những người bị nhiễm giun sán không nên ăn vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn [1].
  • Người bị vảy nến: Chất Arachidon trong rau cần có thể gây kích ứng da. Vì vậy, những người bị vảy nến hay mắc bệnh da liễu cần hạn chế ăn rau cần để tránh những triệu chứng đáng ngại [7].
  • Người bị huyết áp thấp: Rau cần là thực phẩm có tính thanh nhiệt, làm mát cơ thể và hạ huyết áp. Điều này rất có lợi với người bị huyết áp cao, nhưng lại không nên sử dụng với người huyết áp thấp vì có thể khiến huyết áp tụt thấp, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe [7].
Món canh rau cần
Rau cần có tính hàn nên bạn chỉ nên ăn từ 100 – 200g để tránh bị lạnh bụng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hệ tiêu hóa

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc người bệnh tiểu đường ăn rau cần được không? Đây là loại rau “thân thiện” với người bệnh tiểu đường, tuy nhiên bạn cần ăn với lượng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về việc ăn rau cần hay tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, hãy liên hệ tới hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được giải đáp chi tiết.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment