Tiểu đường ăn bánh xèo được không? Cách chế biến phù hợp
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare
Chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường cần phải xây dựng khoa học, lành mạnh và hạn chế những món ăn vặt nhiều dầu mỡ. Vậy người bệnh tiểu đường ăn bánh xèo được không? Theo nhiều chuyên gia, người bệnh tiểu đường có thể ăn được bánh xèo với lượng phù hợp. Hãy cùng Nutricare tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này và có cách ăn, cách chế biến tối ưu giúp người bệnh tiểu đường cân bằng đường huyết.
1. Bệnh tiểu đường ăn bánh xèo được không?
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng người bệnh tiểu đường có ăn được bánh xèo nhưng cần cân đối lượng phù hợp (không quá 2 cái bánh xèo) mỗi ngày. Bánh xèo là món ăn vặt được nhiều người yêu thích vì có lớp vỏ giòn rụm, bên trong là nhân đỗ, thịt, tôm,.. cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng như protein, phốt pho, canxi, calo… thiết yếu cho cơ thể.
Ngoài ra, bánh xèo được ăn kèm với lượng lớn rau xanh chứa nguồn chất xơ dồi dào. Đây là chất mà cơ thể cần mất nhiều thời gian hơn để phân hủy nên sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định [1] [2]. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể ăn bánh xèo khi kết hợp cùng với rau xanh.
Bên cạnh đó, bánh xèo là loại bánh ăn vặt có hàm lượng calo không quá cao. Một chiếc bánh xèo cỡ vừa chứa khoảng 350 calo. Trong khi đó, lượng calo mà một người lớn hay người bệnh tiểu đường cần nạp để duy trì các hoạt động là khoảng 2000 calo. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể ăn từ 1 – 2 cái bánh xèo cỡ vừa mỗi ngày mà không lo tăng cân hay ảnh hưởng quá nhiều tới đường huyết.[3]
2. Cách chế biến bánh xèo phù hợp với người bệnh tiểu đường
Bánh xèo có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường, tuy nhiên bạn cần biết cách chế biến để tốt cho người bệnh. Sau đây là cách chế biến bánh xèo giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa đường huyết tăng sau ăn:
Lưu ý cần biết khi chế biến
- Hạn chế dầu mỡ khi chiên: Khi chế biến bánh xèo cần chiên qua dầu ăn. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế dầu mỡ khi chiên. Bởi vì, ăn bánh xèo chứa nhiều dầu có thể làm bạn tăng cân và gây kháng insulin, rối loạn đường huyết. [4]
- Sử dụng nhân rau nhiều hơn: Để đảm bảo kiểm soát đường huyết tốt sau ăn, khi làm bánh xèo bạn nên lựa chọn nhân rau nhiều hơn so với thịt và ăn kèm cùng nhiều loại rau sống để bổ sung chất xơ cho cơ thể. [1]
3. Cách ăn bánh xèo tốt cho người bệnh tiểu đường
Bánh xèo sẽ trở thành phần thực đơn lành mạnh cho người bệnh tiểu đường nếu được chế biến và ăn đúng cách. Sau đây là cách ăn bánh xèo tốt cho người bệnh:
- Lượng ăn: Một bữa không nên ăn quá 2 cái bánh xèo, mỗi tuần chỉ nên ăn bánh xèo 1 lần.
- Thời điểm ăn: Bạn có thể ăn bánh xèo thay thế bữa chính và bổ sung thêm nhiều rau củ quả. Sau khi ăn bánh xèo, người bệnh tiểu đường không nên đi ngủ ngay mà vận động nhẹ nhàng để ngăn ngừa đường huyết tăng sau ăn. [3]
4. Giải đáp câu hỏi về bánh xèo và bệnh tiểu đường
Có nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề bệnh tiểu đường và bánh xèo. Sau đây phần giải đáp những thắc mắc phổ biến để người bệnh tiểu đường ăn bánh xèo lành mạnh hơn:
Câu hỏi 1: Có nên ăn bánh xèo bên ngoài?
Trả lời: Bạn nên hạn chế ăn bên ngoài mà nên ăn bánh xèo tự làm. Bởi vì khi tự làm bánh, bạn sẽ yên tâm hơn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và có thể cân đối nhân bánh cũng như sử dụng dầu chiên phù hợp. Bánh xèo bên ngoài thường được chiên đi chiên lại nhiều lần, chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Câu hỏi 2: Người bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ăn bánh xèo không?
Trả lời: Người bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn được bánh xèo nhưng cần ăn với lượng phù hợp (không quá 2 cái mỗi lần và ăn 1 lần/tuần). Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường thai kỳ cũng cần chú ý tới quá trình chế biến và cân đối lượng nhân phù hợp, ăn kết hợp nhiều rau xanh.
Trên đây là những chia sẻ của Nutricare về chủ đề người bệnh tiểu đường ăn bánh xèo được không? Bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được món bánh xèo yêu thích nhưng cần đảm bảo cách chế biến và lượng ăn phù hợp. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, hãy liên hệ với Nutricare qua số hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường để được giải đáp chi tiết.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *