Tìm hiểu 5 loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Rate this post

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare

Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, nhiều người mắc bệnh tiểu đường tìm đến các phương pháp hỗ trợ từ thiên nhiên, trong đó có việc sử dụng lá cây. Hãy cùng tìm hiểu 5 loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường hiệu quả trong bài viết dưới đây!

1. Có nên sử dụng lá cây để chữa bệnh tiểu đường không?

Trước khi tìm hiểu về các loại lá cây để chữa bệnh tiểu đường, người bệnh cần biết rằng các loại lá cây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, không thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc điều trị tiểu đường được chỉ định từ bác sĩ.

Mọi phương pháp hỗ trợ điều trị, kể cả sử dụng lá cây đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm: 

  • Dễ tìm, chi phí thấp: Nhiều loại lá cây được sử dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đường có thể tìm thấy dễ dàng trong tự nhiên với chi phí thấp.
  • Lành tính: Các loại lá cây thường an toàn, ít gây ra các tác dụng phụ [1].
  • Hỗ trợ ổn định đường huyết: Nhiều loại lá cây được sử dụng phổ biến trong dân gian có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ổn định đường huyết [2].

Nhược điểm: 

  • Thời gian phát huy hiện quả chậm: Tác dụng của các loại lá cây thường phát huy chậm, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài [1].
  • Không có tác dụng điều trị các triệu chứng cấp tính: Các loại lá cây không thể thay thế thuốc điều trị các triệu chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.
  • Gây ra độc tính nếu không được sử dụng đúng cách: Các loại lá cây có thể gây ra độc tính hoặc tác dụng phụ nếu người bệnh sử dụng không đúng cách, liều lượng,…[1]

Sử dụng lá cây hỗ trợ điều trị tiểu đường có thể mang lại một số lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ. Việc sử dụng các loại lá cây cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Lá cây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, không thể thay thế các thuốc trị bệnh từ bác sĩ
Lá cây chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, không thể thay thế các thuốc trị bệnh từ bác sĩ

2. Các loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Dưới đây là bảng thông tin tổng quan về các loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường:

Tên Thành phần Tác dụng
Lá dứa [3] Glycoside Cải thiện tình trạng kháng lại insulin, giảm lượng đường trong máu, điều hòa đường huyết
Lá cây mật gấu [4] Andrographolide Giảm lượng đường và điều hòa lượng đường trong máu
Lá cây thìa canh [5]
  • β-D-glucopyranosyl gymnemagenol 3-O-β-D-glucuronopyranoside
  • Gymnemagenol 3-Oβ-D-glucuronopyranoside
Hạ đường huyết
Lá ổi [6] Khả năng chiết xuất của lá ổi, ức chế hoạt động của alpha-glucosidase Giảm lượng đường huyết sau khi ăn
Lá sầu đâu [7]
  • Alkaloids
  • Flavonoids
Hạ đường huyết

Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về các loại lá cây hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:

2.1. Lá dứa

Tác dụng của lá dứa đối với bệnh tiểu đường:

Lá dứa không chứa đường và giàu Glycoside – hợp chất giúp chuyển hóa Glucose thành năng lượng hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng tích tụ đường trong máu. Ngoài ra, lá dứa cũng có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin ở người bệnh tiểu đường. Glycoside dồi dào trong lá dứa giúp tăng cường độ nhạy cảm của tế bào với insulin, giúp giảm lượng Glucose trong máu và duy trì đường huyết ở mức an toàn [3].

Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong lá dứa giúp làm chậm quá trình hấp thu Carbohydrate, giúp ổn định lượng đường trong máu [3].

Kết quả khảo sát trên 30 người cho thấy những người uống nước lá dứa có lượng đường trong máu ổn định hơn so với những người chỉ uống nước lọc sau khi dung nạp Glucose vào cơ thể [8].

Một nghiên cứu ở Indonesia được thực hiện trên chuột cho thấy những con chuột được cho uống nước lá dứa có lượng đường huyết giảm sau khi ăn và hoạt động của insulin được cải thiện [9].

Cách sử dụng lá dứa: 

  • Cách pha [3]:
    • Chuẩn bị khoảng 10 lá dứa tươi, rửa sạch rồi cắt thành khúc dài từ 5 – 7cm, sau đó để ráo nước.
    • Cho lá dứa đã chuẩn bị vào nồi, đổ khoảng 2,5 lít nước vào.
    • Đun sôi nước, sau đó hạ lửa nhỏ và đun tiếp cho đến khi nước cạn còn khoảng 2 lít và có màu xanh lá cây thì tắt bếp.
  • Liều lượng: Khoảng 2 lít/ngày.
  • Thời điểm sử dụng: Trước bữa ăn khoảng 30 phút [3].
Lá dứa giàu hợp chất Glycoside giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả
Lá dứa giàu hợp chất Glycoside giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả

Đối tượng không nên dùng lá dứa:[3]

  • Người có vấn đề về thận: Do hàm lượng Kali cao, lá dứa có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh thận như buồn nôn, khó tiêu, ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Người bị bệnh tiêu chảy: Với hàm lượng nước cao (chiếm đến 90%), lá dứa có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Sử dụng nhiều lá dứa có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi sử dụng lá dứa:[10]

  • Theo chỉ dẫn của bác sĩ: Nên sử dụng lá dứa theo chỉ dẫn của bác sĩ vì việc sử dụng lượng lớn lá dứa trong thời gian dài có thể gây hạ đường huyết.
  • Rửa sạch và ngâm nước muối: Khi sử dụng lá dứa tươi, hãy rửa sạch nhiều lần với nước và ngâm nước muối để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

2.2. Lá cây mật gấu

Tác dụng của lá mật gấu đối với bệnh tiểu đường:

Các nghiên cứu trước đây cho thấy dịch chiết từ lá mật gấu có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi của các tế bào beta đảo tụy – một bộ phận sản xuất insulin ở người bệnh tiểu đường type 1. Hàm lượng andrographolide có trong lá mật gấu giúp giảm lượng đường và điều hòa lượng đường trong máu, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng lá mật gấu có khả năng cải thiện chức năng của insulin, ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2. Không chỉ vậy, lá mật gấu còn được cho là có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường như suy thận và đau tim.

Ngoài ra, một nghiên cứu được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2014 cho thấy hoạt chất trong lá mật gấu hoạt động theo cơ chế tương tự như thuốc hạ đường huyết metformin. Lá mật gấu có khả năng ức chế quá trình tạo glucose mới ở gan và đồng thời tăng cường quá trình oxy hóa glucose để giảm đường huyết. Những kết quả này mở ra triển vọng ứng dụng lá mật gấu trong các chế phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường trong tương lai [4].

Cách sử dụng lá mật gấu: 

  • Cách pha:
    • Rửa sạch 5g lá mật gấu với nước, ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
    • Hãm lá mật gấu với nước sôi nóng trong phích hoặc bình giữ nhiệt, tương tự như hãm chè xanh tươi.
  • Liều lượng: Khoảng 10g lá mỗi ngày.
  • Thời điểm sử dụng: Buổi sáng và buổi tối.
Lá cây mật gấu giúp người tiểu đường điều hòa lượng đường trong máu
Lá cây mật gấu giúp người tiểu đường điều hòa lượng đường trong máu

Đối tượng không nên dùng lá mật gấu:

  • Người huyết áp thấp: Do lá mật gấu chứa Kali [4] có tác dụng hạ huyết áp, vì thế những người đang có triệu chứng huyết áp thấp không nên sử dụng loại dược liệu này để tránh hạ huyết áp quá thấp [11].
  • Phụ nữ đang mang thai: Người đang mang thai không nên sử dụng lá mật gấu bởi loại dược liệu này có thể gia tăng nguy cơ sảy thai [4].

Lưu ý khi sử dụng lá mật gấu: [11]

  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng: Cây mật gấu có thể tương tác với một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà bệnh nhân tiểu đường đang sử dụng, từ đó gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy người tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế rủi ro.
  • Hạn chế sử dụng thường xuyên: Cây mật gấu chứa một số thành phần kháng sinh, nên tránh sử dụng thường xuyên và kéo dài thời gian, tốt nhất nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng lá mật gấu.
  • Bắt đầu với liều lượng nhỏ: Khi mới bắt đầu sử dụng, hãy bắt đầu với liều lượng nhỏ để cơ thể thích nghi. Tuy nhiên, không nên ngừng đột ngột các loại thuốc đặc trị đang sử dụng.

2.3. Lá cây thìa canh

Tác dụng của lá thìa canh đối với bệnh tiểu đường:

Nhờ sự hỗ trợ công nghệ của Viện Khoa học công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST), các nhà khoa học Đại học quốc gia Seoul đã phối hợp với các chuyên gia tại Công ty Nam Dược để nghiên cứu thành phần hóa học của dây thìa canh. Nghiên cứu được thực hiện trên dây thìa canh được trồng và thu hoạch theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

Kết quả nghiên cứu đã giúp khẳng định vị thế của dây thìa canh Việt Nam trong kho tàng thảo dược quốc tế với những thành phần hoạt chất đặc hữu. Hai hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết mạnh được phát hiện là: β-D-glucopyranosyl gymnemagenol 3-O-β-D-glucuronopyranoside và Gymnemagenol 3-Oβ-D-glucuronopyranoside [5].

Cách sử dụng lá thìa canh: 

  • Cách pha [12]:
    • Chuẩn bị 40g dây thìa canh khô và mang đi rửa sạch.
    • Cho dây thìa canh vào bình hãm, chế khoảng 200ml nước sôi vào bình, đậy kín, ngâm trong vài phút rồi đổ bỏ nước đó đi.
    • Tiếp tục cho 800ml nước sôi vào bình, đậy kín và hãm trong khoảng từ 30 – 40 phút là có thể sử dụng.
  • Liều lượng: 40g dây thìa canh mỗi ngày [13].
  • Thời điểm sử dụng: Sau bữa ăn khoảng 30 phút [12].
Người tiểu đường có thể sử dụng lá cây thìa canh để hỗ trợ điều trị tiểu đường
Người tiểu đường có thể sử dụng lá cây thìa canh để hỗ trợ điều trị tiểu đường

Đối tượng không nên dùng lá thìa canh:[13]

  • Người mẫn cảm: Không nên sử dụng lá thìa canh cho những người có dấu hiệu mẫn cảm hoặc dị ứng với dây thìa canh.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nên thận trọng khi sử dụng lá thìa canh trong thời gian đang mang thai và cho con bú.
  • Người bị tiêu chảy: Lá thìa canh có tính mát, cho nên người bị tiêu chảy cần thận trọng khi sử dụng vì có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.

Lưu ý khi sử dụng lá thìa canh: [13]

  • Lựa chọn nguồn cung cấp uy tín: Nên mua lá thìa canh tại các cơ sở y học cổ truyền có giấy phép hoạt động rõ ràng, uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể: Nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường như hoa mắt, chóng mặt, đau bụng,… trong quá trình sử dụng, hãy đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được bác sĩ tư vấn và xử lý kịp thời.

2.4. Lá ổi

Tác dụng của lá ổi đối với bệnh tiểu đường:

Lá ổi được biết đến với tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, cụ thể là giúp giảm lượng đường huyết sau khi ăn. Thông tin này đã được đăng tải trên chuyên san Nutrition and Metabolism. Lợi ích này đến từ khả năng chiết xuất từ lá ổi, giúp ức chế hoạt động của alpha-glucosidase – một enzyme có vai trò phân giải tinh bột và carbohydrate thành đường đơn (glucose) [6].

Cách sử dụng lá ổi: 

  • Cách pha [6]:
    • Chuẩn bị 30g lá ổi tươi, rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn.
    • Cho lá ổi vào nồi nước đang sôi, đun sôi trong vài phút rồi tắt bếp.
    • Lọc lấy phần nước, để nguội và sử dụng ngay.
  • Liều lượng: Không quá 2 cốc nước lá ổi mỗi ngày [14].
Lá ổi là loại lá dễ tìm thấy ngoài thực tế, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Lá ổi là loại lá dễ tìm thấy ngoài thực tế, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Đối tượng không nên dùng lá ổi:[14]

  • Người bị huyết áp thấp: Lá ổi có tác dụng hạ huyết áp, do đó người bị huyết áp thấp sử dụng lá ổi có thể khiến huyết áp xuống quá mức, dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu,…
  • Người bệnh về tiêu hóa: Nước sắc lá ổi có chứa chất Tanin có thể làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
  • Phụ nữ mang thai: Thai nhi lớn dần sẽ gây áp lực lên dạ dày và đường ruột, dễ dẫn đến đầy hơi, táo bón. Sử dụng lá ổi có thể khiến tình trạng này trầm trọng hơn.

Lưu ý khi sử dụng lá ổi:[14]

  • Lựa chọn lá ổi tươi, sạch: Nên lựa chọn lá ổi tươi, không bị hỏng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Rửa sạch lá ổi trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể: Trong quá trình sử dụng lá ổi để hỗ trợ điều trị tiểu đường, hãy theo dõi và ghi lại các phản ứng của cơ thể. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như kích ứng da, hãy ngừng sử dụng lá ổi và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử lý kịp thời.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá ổi, đặc biệt nếu bạn đang mắc các bệnh lý về tim mạch, thận hoặc loãng xương.

2.5. Lá sầu đâu

Tác dụng của lá sầu đâu đối với bệnh tiểu đường:

Lá sầu đâu (Neem) được sử dụng phổ biến trong y học truyền thống để điều trị bệnh tiểu đường. Chiết xuất từ lá sầu đâu có tác dụng hạ đường huyết do tăng tiết insulin từ các tế bào beta của tuyến tụy hoặc tăng hấp thu và sử dụng glucose ở mô ngoại biên. Thành phần alkaloids trong lá có vai trò tái tạo tế bào tụy, giúp phục hồi việc tiết insulin. Flavonoids cũng được tìm thấy trong lá sầu đâu, giúp tăng hoạt động vận chuyển glucose và tổng hợp lipid trong tế bào mỡ, giảm đường huyết một cách đáng kể.

Ngoài ra, các thành phần saponins, tannins terpenoids và anthraquinones trong lá sầu đâu cũng có tác dụng hạ đường huyết và có lợi cho tim mạch.

Đặc biệt, một hợp chất mới từ chiết xuất lá sầu đâu – meliacinolin đã được chứng minh có khả năng chống tiểu đường type 2 nhờ khả năng ức chế hoạt động của enzyme alpha-glucosidase và alpha-amylase, giúp người tiểu đường giảm đường huyết sau khi ăn.

Cách sử dụng lá sầu đâu: 

  • Cách pha: Người bị tiểu đường có thể sử dụng lá sầu đâu tươi hoặc lá sầu đâu đã được phơi héo trong mát, sau đó đun sôi để lấy nước uống mỗi ngày [15].
  • Liều lượng: Khoảng từ 5 – 10 lá mỗi ngày [16].
Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn lá sầu đâu để hỗ trợ điều trị bệnh
Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn lá sầu đâu để hỗ trợ điều trị bệnh

Đối tượng không nên dùng lá sầu đâu:[17]

  • Trẻ em và phụ nữ đang mang thai/cho con bú: Trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng lá sầu đâu bởi chưa có nghiên cứu nói về sự an toàn của lá sầu đâu đối với nhóm đối tượng này.
  • Người đã cấy ghép nội tạng: Bệnh nhân đã trải qua cấy ghép nội tạng cũng cần tránh sử dụng lá sầu đâu.

Lưu ý khi sử dụng lá sầu đâu: [18]

  • Không tự ý sử dụng: Lá sầu đâu có thể mang độc tính, vì thế bạn không nên tự ý sử dụng mà cần tìm đến thầy thuốc thăm khám để được kê đơn cũng như hướng dẫn sử dụng đúng cách.
  • Hạn chế liều lượng: Không nên sử dụng lá sầu đâu với hàm lượng lớn, trong thời gian dài, bởi vì có thể làm cho bệnh nhân tiểu đường bị động kinh, mất ý thức, rối loạn não, thậm chí là tử vong.
  • Không sử dụng kết hợp với thuốc/dược liệu khác: Không dùng chung lá sầu đâu với bất kỳ loại thuốc nào cũng như không tự ý kết hợp lá sầu đâu với các loại dược liệu khác.

3. Lưu ý khi sử dụng các loại lá cây cho người bệnh tiểu đường

Để sử dụng lá cây an toàn và hiệu quả, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những điều sau:

  • Không tự ý sử dụng khi chưa có tư vấn từ người có chuyên môn: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại lá cây nào để điều trị bệnh.
  • Tìm hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ: Nên lựa chọn lá cây từ nguồn gốc rõ ràng, an toàn, tránh sử dụng các loại lá cây không rõ nguồn gốc.
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết và tái khám khi sử dụng lá cây: Nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và tái khám định kỳ với bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Không tự ý bỏ thuốc kê đơn của bác sĩ: Các loại lá cây chỉ hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc điều trị của bác sĩ.
  • Dừng sử dụng lá cây khi có triệu chứng bất thường: Nên ngừng sử dụng lá cây và đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi sử dụng.

Để hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả và tăng cường sức khỏe tổng thể, người tiểu đường có thể bổ sung sữa Glucare Gold. Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, được thiết kế riêng cho người tiểu đường với nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Chứa hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) và chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng giúp bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết sau khi uống
  • Cung cấp 56 dưỡng chất cần thiết, bao gồm đạm thực vật & đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe
  • Giàu Omega 3, 6, 9 và hệ Antioxidant giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch
  • Chứa chất xơ hoà tan FOS giúp giảm táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa
  • Chứa Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ ngon
Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng sữa Glucare Gold để điều hòa đường huyết và nâng cao sức khỏe tổng thể
Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng sữa Glucare Gold để điều hòa đường huyết và nâng cao sức khỏe tổng thể

Bài viết đã giới thiệu 5 loại lá cây chữa bệnh tiểu đường, tuy nhiên bạn cần nhớ rằng lá cây chỉ hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc điều trị của bác sĩ. Hãy kết hợp sử dụng các loại lá cây với phác đồ điều trị của bác sĩ, kiểm tra đường huyết thường xuyên, theo dõi phản ứng của cơ thể và luôn tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia y tế trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng lá cây để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hoặc muốn tìm hiểu chi tiết về sản phẩm sữa Glucare Gold, vui lòng liên hệ đến hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường để được tư vấn nhanh chóng!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *