Sau phẫu thuật nâng ngực nên ăn gì và kiêng ăn gì? 8+ Thực phẩm cần tránh
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Chế độ sinh dưỡng sau phẫu thuật là một phần đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Vậy, sau phẫu thuật nâng ngực kiêng ăn gì và nên ăn gì để giúp vết phẫu thuật nhanh lành,đạt kết quả thẩm mỹ tốt? Chuyên gia dinh dưỡng của Nutricare sẽ chia sẻ những loại thực phẩm nên và không nên ăn sau nâng ngực trong bài viết ngay sau đây.
1. 8+ Thực phẩm cần tránh xa sau phẫu thuật nâng ngực
Một số vấn đề mà bạn có nguy cơ mắc phải sau phẫu thuật nâng ngực là gặp biến chứng như sưng, viêm nhiễm, mưng mủ, để lại sẹo,… Để giảm thiểu những tình trạng trên, bạn nên chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày, cụ thể cần kiêng một số thực phẩm sau:
1.1. Thịt bò
Thịt bò là loại thực phẩm bạn cần kiêng hoàn toàn sau khi phẫu thuật nâng ngực. Trong thịt bò có chứa nhiều Protein, có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh Collagen trong da. Từ đó, vết phẫu thuật dễ hình thành sẹo lồi, sẹo thâm trong quá trình liền vết mổ.
Bạn cần kiêng thịt bò ít nhất 1 tháng sau phẫu thuật nâng ngực. Tuy nhiên, tùy cơ địa mỗi người, bạn nên kiêng thịt bò cho đến khi vết phẫu thuật đã lành và khuôn ngực đã định hình.
1.2. Trứng
Người sau phẫu thuật nâng ngực nên hạn chế ăn trứng vì những lý do sau:
- Trứng có vị tanh, dễ làm kích ứng vùng da quanh vết thương gây ngứa, khó chịu, kéo dài thời gian phục hồi.
- Ăn trứng dễ tạo sẹo lồi, do hàm lượng Protein cao có thể kích thích tăng sinh Collagen quá mức.
- Trứng (đặc biệt là thành phần trong lòng trắng trứng) có khả năng làm tăng sắc tố trên da, dẫn đến tình trạng da mới sinh tại vị trí vết thương không đồng màu, loang màu, gây mất thẩm mỹ.
Sau phẫu thuật nâng ngực nên kiêng ăn trứng trong khoảng 1 – 2 tháng.
1.3. Rau muống
Rau muống có chứa thành phần Madecassol gây tăng sinh Collagen và thúc đẩy quá trình phát triển của sợi mô. Do đó, ăn rau muống sau phẫu thuật nâng ngực dễ hình thành sẹo lồi ở miệng vết mổ.
Vì vậy, thông thường bạn nên kiêng ăn rau muống khoảng 1 tháng sau phẫu thuật.
1.4. Thịt gà
Theo kinh nghiệm dân gian, sau phẫu thuật nâng ngực ăn thịt gà sẽ khiến vết thương dễ bị ngứa, tạo sẹo lồi và làm chậm quá trình làm lành vết thương hơn. Bởi thịt gà cũng có chứa lượng Protein cao dễ gây rối loạn tăng sinh Collagen gây sẹo lồi. Bên cạnh đó, phần da gà có khả năng làm tăng nguy cơ viêm, dị ứng, ngứa, làm chậm liền vết mổ.
Bạn nên tránh ăn thịt gà 4 – 5 tuần sau phẫu thuật nâng ngực.
1.5. Đồ nếp
Bạn nên kiêng ăn bánh gạo, bánh giò, xôi, chè, bánh chưng cùng với các món ăn làm từ đồ nếp khác sau phẫu thuật nâng ngực bởi:
- Ăn đồ nếp dễ gây sưng tấy, mưng mủ và viêm ở vị trí vết phẫu thuật do đồ nếp có tính nóng, ăn nhiều sẽ gây nóng trong.
- Đồ nếp có tác dụng làm Collagen tăng sinh quá mức gây sẹo lồi trong quá trình chữa lành vết thương.
- Ăn đồ nếp gây khó tiêu, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, làm chậm quá trình phục hồi. Tình trạng này là do tinh bột dạng phân nhánh có nhiều trong đồ nếp khó bị chia cắt khi tiêu hóa.
Vì vậy, thông thường bạn nên tránh ăn đồ nếp trong khoảng 1 tháng sau phẫu thuật nâng ngực.
1.6. Hải sản
Nhóm thực phẩm này bạn nên tránh xa sau phẫu thuật nâng ngực bởi vì:
- Các loại hải sản chứa nhiều Histamin, một thành phần dễ gây dị ứng, ngứa ở vùng da quanh vết thương.
- Hàm lượng Protein cao trong hải sản cũng gây ra tình trạng tăng sinh Collagen và tạo sẹo lồi.
- Bên cạnh đo, hải sản có tính hàn dễ gây đau bụng, tiêu chảy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vì vậy, người sau phẫu thuật nâng ngực nên kiêng ăn hải sản ít nhất 1 tháng, hoặc đến khi vết mổ đã lành.
1.7. Đồ ăn cay nóng
Bạn nên hạn chế đồ ăn cay nóng bởi những món ăn làm tăng nguy cơ vết mổ bị sưng đau, kích ứng, viêm loé và khiến quá trình phục hồi bị kéo dài.
Lời khuyên cho bạn là không nên ăn quá cay và tránh đồ cay nóng trong ít nhất 1 tuần đầu sau phẫu thuật.
Có thể bạn quan tâm:
- 8 lời khuyên giúp người bệnh phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật
- Chuyên gia hướng dẫn: Phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước hoàn toàn trong 1 năm
- Bài tập phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước tại nhà
1.8. Đồ uống có cồn, chất kích thích
Thức uống có cồn như rượu, bia rất dễ gây tương tác với các loại thuốc gây mê, gây tê. Bạn cần hạn chế đồ uống này sau phẫu thuật nâng ngực để tránh ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc sử dụng.
Đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, nước tăng lực, chè, trà,… có khả năng làm chậm quá trình phục hồi. Do thành phần Caffein có trong đồ uống trên có tác động ức chế quá trình tăng sinh và sự di chuyển của các tế bào khiến vết thương lâu hồi phục.
Vì vậy, bạn nên kiêng các loại đồ uống trên trong khoảng 2 tháng sau phẫu thuật nâng ngực.
Có thể bạn quan tâm:
Chuyên gia giải đáp: Sau phẫu thuật có nên ăn dứa không?
2. Thực phẩm giúp người sau phẫu thuật nâng ngực nhanh phục hồi
Để đẩy nhanh quá trình lành vết thương và phục hồi sức khỏe người sau phẫu thuật nên bổ sung những thực phẩm sau:
- Thịt heo chứa lượng Protein phù hợp để giúp tái tạo mô và tế bào. Ngoài ra thịt heo cung cấp năng lượng cùng dưỡng chất dồi dào cho cơ thể phục hồi khỏe mạnh.
- Rau họ cải chứa ít calo nhưng giàu Vitamin C, E, K, Folate và chất xơ. Đây là những thành phần giúp tăng cường miễn dịch, giảm táo bón, giảm nguy cơ sưng, viêm vết mổ, hạn chế tạo sẹo.
- Trái cây mọng nước có chứa nhiều Vitamin A, B, C, E có tác dụng kích thích cơ thể tăng sinh các mô mới giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trên còn giúp tăng đề kháng tự nhiên, hạn chế tình trạng nhiễm trùng hay lây nhiễm sau phẫu thuật nâng ngực.
- Nấm: Trong nấm có các chất là Folate (Vitamin B9), Thiamin (Vitamin B1), Riboflavin (Vitamin B2), Niacin (Vitamin B3) và Acid pantothenic (Vitamin B5). Các Vitamin trên hỗ trợ sản sinh tế bào hồng cầu, tăng cường phân phối oxy đến chữa lành các vết mổ. Ngoài ra, tiêu thụ nấm cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và làm giảm các Protein gây viêm trong cơ thể.
- Các loại hạt giúp cung cấp hàm lượng chất béo lành mạnh, thúc đẩy quá trình hấp thụ Vitamin tan trong dầu. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm sưng, giúp vết thương nhanh lành đối với những người mới phẫu thuật nâng ngực.
- Ngũ cốc chứa lượng lớn Carbohydrate, Vitamin, chất xơ và nhiều khoáng chất. Ngũ cốc giúp duy trì sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ suy nhược sau nâng ngực.
- Sữa tươi, sữa chua, probiotic có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cùng các lợi khuẩn đường ruột hỗ trợ tăng cường hấp thu dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh sau phẫu thuật nâng ngực.
- Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Điều này giúp cơ thể bạn có đủ nước để tạo môi trường cho các hoạt động trao đổi và chuyển hóa chất, hỗ trợ cho quá trình phục hồi.
Xem thêm:
- Sau phẫu thuật có được ăn giá đỗ không? Lợi ích và tác hại của giá đỗ
- Sau phẫu thuật mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì? 10+ Thực phẩm cần lưu ý
Nutricare Gold – sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục toàn diện sau phẫu thuật. Sữa Nutricare Gold chứa 56 dưỡng chất bao gồm đạm Whey và đạm thực vật từ Mỹ cùng hệ Antioxidants và các Vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình lành vết mổ, tăng cường miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật. Mặt khác, Lactium và chất xơ hoà tan FOS/Inulin trong sữa còn giúp cải thiện giấc ngủ và sức khoẻ hệ tiêu hoá cho người sau phẫu thuật hiệu quả.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “Sau phẫu thuật nâng ngực nên ăn gì và kiêng ăn gì?” Bạn hãy thực hiện thật tốt theo hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ, chủ động xây dựng thực đơn lành mạnh theo những gợi ý trên để quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu sau phẫu thuật nên ăn gì ở những bài chia sẻ của chúng tôi tại website Nutricare.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *