Làm gì khi trẻ biếng ăn?
Con biếng ăn luôn làm cho mỗi bữa ăn trở thành cơn ác mộng của các bà mẹ. Nhưng thay vì chán nản và bắt ép con ăn, mẹ nên tham khảo những cách sau để giúp con cảm thấy hứng thú và ăn ngon miệng hơn.
Cha mẹ có một vai trò quan trọng trong việc điều trị biếng ăn của trẻ vì thế hãy thật kiễn nhẫn để giúp bé mỗi ngày nhé.
Trong giai đoạn bú mẹ
Tuy là giai đoạn trẻ chỉ sử dụng sữa mẹ làm nguồn thực phẩm chính, nhưng những tháng đầu đời dinh dưỡng được xem là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của trẻ sau này. Nếu trẻ lười bú mẹ nên kết hợp theo dõi cân nặng và khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như cách giải quyết
Cho bé bú chưa đúng cách: Khi các mẹ cho trẻ bú quá thưa hoặc quá nhiều khiến trẻ không thích. Cách cho bú không đúng dẫn tới lượng sữa cung cấp cho trẻ không phù hợp (thiếu hoặc thừa) gây nên biếng ăn.
Trong trường hợp trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì cho bé bú theo nhu cầu. Nếu trẻ bú ngoài, mẹ cần xem lại lượng sữa pha đã phù hợp với trẻ chưa, mẹ nên đổi loại sữa vì có thể nó không hợp khẩu vị bé.
Đối với trẻ có các vấn đề về tiêu hóa: Mẹ cần đưa trẻ đến các cơ quan y tế để được tư vấn của bác sĩ.
Trẻ biếng bú do bệnh lý: Khi trẻ biếng ăn do tiêm vaccin hoặc tập lật, mẹ có thể yên tâm vì sau một thời gian ngắn tình trạng biếng ăn của trẻ sẽ được cải thiện.
Trẻ biếng bú vì ăn dặm sớm: Trong trường hợp này mẹ chỉ cần cho con ăn ít lại ngay và tăng lượng sữa cho con uống mỗi ngày lên.
Giai đoạn bé tập ăn dặm
Khi đã qua thời gian sơ sinh, bắt đầu ở giai đoạn biết đi, trẻ có những nhận định riêng về thức ăn và phản ứng với chuyện ăn uống rất khác nhau. Để tránh tình trạng trẻ ăn ít đi và bị sụt cân, mẹ cần chú ý những nguyên tắc sau:
- Từ ngọt đến mặn: trong thời kỳ bé ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với thức ăn từ ngọt trước vì nó có mùi vị “tương tự” với sữa mẹ. Sau khi trẻ đã làm quen, mẹ có thể từ từ thay thế với bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
- Từ ít tới nhiều: để tập luyện cho hệ tiêu hóa của trẻ, mẹ nên cho bé ăn với lượng ít rồi tăng dần
- Từ loãng tới đặc: mẹ cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”, đây là nguyên tắc này giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.
Giai đoạn sau ăn dặm
Khi trẻ lớn hơn, vị giác của trẻ phát triển hơn, điều này dễ dàng giải thích thực trạng có nhiều đứa trẻ kén ăn và biếng ăn.
- Nếu trẻ không bao giờ có cảm giác thèm ăn, mẹ cần điều chỉnh lại lịch ăn của trẻ. Khoảng cách giữa các bữa ăn nên nới ra để thức ăn kịp tiêu hóa và bé cảm thấy đói bụng.
- Tuyệt đối không ép trẻ ăn vì điều này vô tình sẽ khiến trẻ có tâm lý sợ ăn. Thay vào đó mẹ nên cho bé được lựa chọn những món ăn trẻ yêu thích và dừng lại khi nào trẻ muốn.
- Tạo cảm hứng để trẻ ăn nhiều hơn bằng cách trang trí món ăn thành những hình ảnh ngộ ngĩnh, đáng yêu, sử dụng tô chén ăn cơm có màu sắc tươi sáng …
- Nếu bé không thích ăn món mới mẹ đừng nản lòng, hãy tiếp tục cho bé thử thêm nhiều lần nữa. Khi làm món mới, mẽ hãy làm với số lượng ít, không trộn lẫn các hương vị khác vị nồng, khó chịu để bé chịu ăn thử.
- Nếu mỗi bữa ăn của bé kéo dài cả tiếng đồng hồ, mẹ nên chia bữa ăn thành những phần nhỏ để bé không cảm thấy bị áp lực. Khi thấy trẻ bắt đầu nghịch đồ ăn thì đó có thể là thời điểm mẹ nên kết thúc bữa ăn
- Tạo cho trẻ thói quen ăn uống khoa học, mẹ nên lưu ý không cho trẻ ăn đồ ăn vặt trong vòng 3-4 tiếng trước bữa ăn. Không cho trẻ vừa xem Ti-vi vừa ăn.
Để trị chứng biếng ăn ở trẻ, cha mẹ cần thật kiên nhẫn áp dụng thử những cách trên. Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh của bé phải bắt đầu từ chính cách nuôi dạy của cha mẹ.
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *