Tiểu đường ăn khế ngọt được không? Giải đáp chi tiết

Rate this post

Câu hỏi “tiểu đường ăn khế ngọt được không?” luôn là mối quan tâm hàng đầu của những người đang phải đối mặt với căn bệnh này. Thực tế, người tiểu đường vẫn có thể ăn khế ngọt với liều lượng phù hợp. Cụ thể ra sao, hãy cùng tiếp tục theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây!

1. Người bị tiểu đường có thể ăn khế ngọt

Người bị tiểu đường có thể ăn khế ngọt, tuy nhiên cần kiểm soát lượng ăn phù hợp. Lượng khế ngọt tiêu thụ khuyến nghị là khoảng từ 150 – 200g/ngày.

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn khế ngọt là do chỉ số đường huyết (GI) của khế trung bình là 45, tương đối thấp so với các loại trái cây và rau quả phổ biến khác. Đồng thời, chỉ số tải lượng đường (GL) của khế ngọt cũng thuộc mức thấp. Chỉ số GI và GL thấp có nghĩa là khế có tác dụng kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.

Ngoài việc có chỉ số GI và GL thấp, khế ngọt cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiểu đường chẳng hạn như giảm tình trạng tăng đường huyết đột ngột, làm chậm quá trình xảy ra nguy cơ biến chứng tiểu đường, tăng cường lưu thông máu, giảm biến chứng về tim mạch,…

Do đó với việc kiểm soát lượng ăn hợp lý, khế ngọt là một lựa chọn bổ sung tốt cho chế độ ăn của người bị tiểu đường.

Ngoài khế ngọt, người mổ tim nên ăn hoa quả gì cũng là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu 7 loại quả “vàng”, giúp bệnh nhân bổ sung dinh dưỡng và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Người tiểu đường có thể ăn được khế ngọt với liều lượng phù hợp
Người tiểu đường có thể ăn được khế ngọt với liều lượng phù hợp

2. Tìm hiểu 3 lợi ích nổi bật của khế ngọt cho người tiểu đường

Bảng giá trị dinh dưỡng trong một quả khế cỡ trung bình (91 gam):

Dưỡng chất Hàm lượng
Chất xơ 3g
Chất đạm 1g
Vitamin C 52% RDI*
Vitamin B5 4% RDI
Folate (Vitamin B9) 3% RDI
Đồng 6% RDI
Kali 3% RDI
Magie 2% RDI

*RDI: Lượng dinh dưỡng khuyến nghị hằng ngày.

Khế ngọt với hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường. Dưới đây là 3 lợi ích nổi bật của loại trái cây này đối với sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường:

2.1. Hạn chế tăng đường huyết đột ngột

Trong khế chứa chất xơ (3g), có tác dụng ngăn cản quá trình hấp thụ trực tiếp glucose từ thức ăn. Điều này giúp làm chậm quá trình đường huyết tăng cao, từ đó hạn chế tình trạng gia tăng đường huyết đột ngột ở người bị tiểu đường.

Khế ngọt có tác dụng đảm bảo đường huyết ổn định
Khế ngọt có tác dụng đảm bảo đường huyết ổn định

2.2. Làm chậm quá trình xảy ra nguy cơ biến chứng tiểu đường

Khế là loại trái cây giàu Vitamin C (52% RDI) – một chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào trong cơ thể. Việc bổ sung đủ lượng Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình xảy ra các biến chứng tiểu đường, đồng thời giúp duy trì sức khỏe tổng thể.

2.3. Giảm biến chứng về tim mạch

Khế chứa hàm lượng Kali đáng kể (3% RDI), giúp duy trì huyết áp ổn định, từ đó giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như suy tim và đột quỵ. Đây là hai trong số những biến chứng có tỷ lệ tử vong cao nhất ở bệnh nhân tiểu đường. Việc bổ sung thực phẩm giàu Kali như khế giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.

Nhờ chứa hàm lượng Kali đáng kể, khế ngọt có tác dụng làm giảm biến chứng về tim mạch ở người bệnh tiểu đường
Nhờ chứa hàm lượng Kali đáng kể, khế ngọt có tác dụng làm giảm biến chứng về tim mạch ở người bệnh tiểu đường

3. Tác hại khi người tiểu đường ăn quá nhiều khế ngọt

Mặc dù khế ngọt có nhiều lợi ích cho người tiểu đường nhưng việc ăn quá nhiều vẫn tiềm ẩn những tác hại không nhỏ, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Một số tác hại cụ thể như:

  • Tăng đường huyết: Mặc dù khế ngọt có GI và GL thấp, nhưng nếu ăn với lượng lớn, lượng đường trong khế vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách đáng kể, gây ra hiện tượng tăng đường huyết. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường huyết và có thể làm gián đoạn kế hoạch điều trị của bác sĩ.
  • Chướng bụng, khó tiêu: Tuy hàm lượng chất xơ cao trong khế ngọt hỗ trợ tiêu hóa nhưng việc ăn quá nhiều sẽ khiến chất xơ tích tụ lại trong cơ thể, việc này làm cản trở quá trình tiêu hóa, từ đó gây ra hiện tượng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
  • Ảnh hưởng đến thần kinh ở người tiểu đường bị suy thận: Khế ngọt chứa một lượng nhỏ chất độc thần kinh (neurotoxin) có khả năng gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Thông thường, cơ thể có thể đào thải chất này qua thận một cách dễ dàng, do đó không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là những người bị suy thận, khả năng đào thải chất độc này bị giảm sút. Điều này dẫn đến sự tích tụ dần dần của chất độc thần kinh, gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, ảo giác, và thậm chí co giật.
Việc ăn quá nhiều khế ngọt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người tiểu đường
Việc ăn quá nhiều khế ngọt sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người tiểu đường

4. Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn khế ngọt

Để tiêu thụ khế ngọt mà vẫn đảm bảo sức khỏe, người bệnh tiểu đường cần lưu ý những điểm sau:

1 – Kết hợp khế ngọt với chế độ ăn uống lành mạnh: Không nên chỉ ăn khế ngọt mà cần kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất xơ, Protein và chất béo lành mạnh. Tham khảo thêm thực đơn cho người mổ tim giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sức khỏe, phòng ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Để hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe tổng thể, bạn có thể tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho người tiểu đường như sữa Glucare Gold. Sữa Glucare Gold với Hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm, với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, đồng thời cung cấp 56 dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đạm thực vậtđạm Whey từ Mỹ tăng cường sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, Glucare Gold còn giàu Omega 3, 6, 9hệ Antioxidant, giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, phòng ngừa đột quỵ và chứa Lactium, đã được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện giấc ngủ ngon và sâu

Glucare Gold - Sản phẩm sữa tốt cho sức khỏe của người tiểu đường
Glucare Gold – Sản phẩm sữa tốt cho sức khỏe của người tiểu đường

2 – Chọn khế ngọt chất lượng: Lựa chọn khế ngọt chín vừa, có màu vàng đều, không quá mềm hoặc quá xanh để đảm bảo chất lượng và hương vị tốt nhất.

3 – Ưu tiên khế tươi: Bệnh nhân tiểu đường nên ăn khế tươi để giữ nguyên vẹn hàm lượng chất xơ và Vitamin. Hạn chế ăn khế sấy khô, khế làm mứt hoặc syrup vì các phương pháp chế biến này thường làm tăng thêm đường và giảm hàm lượng chất dinh dưỡng trong khế.

4 – Hạn chế dùng gia vị: Khi ăn khế tươi, người bị tiểu đường nên hạn chế chấm muối hoặc đường để tránh làm tăng huyết áp và đường huyết sau khi tiêu thụ. Đây đều là những yếu tố nguy cơ hàng đầu có thể góp phần thúc đẩy bệnh tim mạch tiến triển, đặc biệt ở người bị tiểu đường.

5 – Theo dõi đường huyết: Việc kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi ăn khế ngọt giúp người tiểu đường theo dõi phản ứng của cơ thể và điều chỉnh lượng ăn phù hợp. Nếu thấy đường huyết tăng đột biến sau khi ăn khế, bệnh nhân cần giảm lượng ăn trong các lần sau hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn khế ngọt để điều chỉnh liều lượng phù hợp
Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn khế ngọt để điều chỉnh liều lượng phù hợp

Bài viết đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc “tiểu đường ăn khế ngọt được không?”. Tóm lại, người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khế ngọt, tuy nhiên cần kiểm soát lượng ăn phù hợp (khoảng 150-200g/ngày) và chú ý đến các yếu tố như lựa chọn khế tươi, hạn chế gia vị và theo dõi đường huyết sau khi ăn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, bạn đọc có thể truy cập tại fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường hoặc liên hệ đến số hotline 18006011 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *