Thực đơn cho người mổ tim nhanh hồi phục, chóng khỏe

Rate this post

Sau phẫu thuật tim, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong quá trình hồi phục. Một thực đơn cho người mổ tim khoa học, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại sức khỏe, phòng ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho người sau mổ tim.

1. Hướng dẫn xác định nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho người mổ tim

Trong giai đoạn hồi phục, chế độ ăn uống của người sau khi mổ tim (tùy vào thể trạng) cần đáp ứng đầy đủ năng lượng (trung bình 1600kcal/ngày), protein (chiếm 12 – 14% tổng năng lượng), chất xơ (20 – 25g mỗi ngày), vitamin và khoáng chất. Đồng thời, người bệnh cần tiêu thụ một lượng vừa phải chất béo (15 – 20% tổng năng lượng), hạn chế cholesterol (<200mg) và chất béo bão hòa (<8% tổng năng lượng). Bệnh nhân sau mổ tim nên ưu tiên các chất béo không bão hòa đơn và đa (như omega-3, EPA,…) để hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật và giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.

A. Hướng dẫn xác định nhu cầu năng lượng:

Về năng lượng, mỗi người sẽ có nhu cầu khác nhau tùy vào thể trạng, bạn có thể xác định theo các bước sau:

Bước 1: Tính cân nặng lý tưởng (CNLT)

  • CNLT = [Chiều cao (cm) – 100] x 0.9

Bước 2: Tính nhu cầu năng lượng theo cân nặng lý tưởng (NCNL)

Lao động Nhu cầu năng lượng
Nam Nữ
Nhẹ CNLT x 30 kcal/kg/ngày CNLT x 25 kcal/kg/ngày
Trung bình CNLT x 35 kcal/kg/ngày CNLT x 30 kcal/kg/ngày
Nặng CNLT x 45 kcal/kg/ngày CNLT x 40 kcal/kg/ngày

Ví dụ: 

Với một người nữ cao 171cm, lao động nhẹ thì cách tính nhu cầu năng lượng sẽ là:

  • Cân nặng lý tưởng: CNLT = (171-100) x 0.9 = 63,9.
  • Nhu cầu năng lượng: NCNL = 63.9 x 25kcal/kg/ngày = 1.597,5 kcal.

Lưu ý: Các công thức chỉ là phương pháp ước tính và có thể không hoàn toàn chính xác đối với từng trường hợp cụ thể. Kết quả tính toán nên được xem xét kỹ lưỡng và điều chỉnh bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng dựa trên tình trạng sức khỏe, hoạt động thể chất và các yếu tố khác của từng người.

B, Hướng dẫn xác định nhu cầu dinh dưỡng:

Từ nhu cầu năng lượng và những nguyên tắc dinh dưỡng trên, bạn có thể lên thực đơn dinh dưỡng cho người sau mổ tim với cách tính toán sau:

1 – Phân bổ năng lượng cho các bữa ăn

  • Bữa sáng: 25 – 30% tổng năng lượng
  • Bữa trưa: 35 – 40% tổng năng lượng
  • Bữa tối: 30 – 35% tổng năng lượng

⇒ Với nhu cầu năng lượng là 1600 kcal, ước tính lượng năng lượng mỗi bữa (tính trung bình):

  • Bữa sáng: 25% x 1600 = 400 kcal
  • Bữa trưa: 40% x 1600 = 640 kcal
  • Bữa tối: 35% x 1600 = 560 kcal

2 – Phân bổ các nhóm chất dinh dưỡng theo năng lượng

a. Protein (12-14% tổng năng lượng):

Lượng protein cần mỗi ngày:

  • 1600×0.13 (lấy trung bình là 13%) = 208 kcal.
  • 1g protein cung cấp 4 kcal => 208/4 = 52g Protein mỗi ngày

b. Chất béo (15-20% tổng năng lượng)

  • Lượng chất béo cần mỗi ngày: \1600×0.17=272 kcal.
  • 1g chất béo cung cấp 9 kcal => 272/9= 30g chất béo mỗi ngày

c. Chất xơ (20-25g mỗi ngày)

Chất xơ không sinh năng lượng, nên chia đều theo lượng cần thiết => Chia đều cho 3 bữa: ~7- 8g chất xơ/bữa

d. Carbohydrate (phần năng lượng còn lại):

  • Sau khi tính năng lượng từ protein và chất béo, phần còn lại là từ carbohydrate: Carbohydrate = 1600 – 208 – 272 = 1120 kcal.
  • 1g carbohydrate cung cấp 4 kcal => 1120/4= 280g carbohydrate mỗi ngày

3 – Tóm lại tổng dinh dưỡng mỗi ngày

  • Năng lượng: 1600 kcal
  • Protein: 52g
  • Chất béo: 30g
  • Carbohydrate: 280g
  • Chất xơ: 25g

4 – Các nhóm chất dinh dưỡng phân bổ cho từng bữa

Chia theo tỷ lệ năng lượng (ở phần 1):

  • Bữa sáng: 25%
  • Bữa trưa: 40%
  • Bữa tối: 35%

⇒ Ta có hàm lượng dinh dưỡng cho từng bữa:

Protein (52g/ngày) Chất béo (30g/ngày) Carbohydrate (280g/ngày) Chất xơ (25g/ngày)
Bữa sáng 52×0.25=13g 30×0.25=7.5g 280×0.25=70g 25×0.25=6.25g
Bữa trưa 52×0.40=20.8g 30×0.40=12g 280×0.40=112g 25×0.40=10g
Bữa tối 52×0.35=18.2g 30×0.35=10.5g 280×0.35=98g 25×0.35=8.75g
Mỗi bệnh nhân mổ tim sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy vào thể trạng
Mỗi bệnh nhân mổ tim sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy vào thể trạng

Có thể bạn quan tâm: 

2. Gợi ý thực đơn cho người sau mổ tim

Dưới đây là gợi ý thực đơn ước lượng nhằm hỗ trợ sức khỏe tim mạch cho người sau phẫu thuật tim với sự cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và duy trì khẩu vị, bạn nên linh hoạt thay đổi món ăn hàng ngày, tránh sự lặp lại gây nhàm chán.

2.1. Bữa sáng

Nếu bữa sáng của bệnh nhân mổ tim chiếm 25% tổng giá trị dinh dưỡng mỗi ngày thì trong thực đơn cần có 13g protein, 7.5g chất béo, 6.25g chất xơ và 70g carbohydrate.

Thực đơn 1:

  • 1 lát bánh mì nguyên cám (70g): 190 kcal, 8g protein, 1.5g chất béo, 35g carbohydrate, 3g chất xơ.
  • 1 quả trứng luộc (50g): 70 kcal, 6g protein, 5g chất béo, 0.6g carbohydrate, 0g chất xơ.
  • 1/2 quả cam (100g): 40 kcal, 0.5g protein, 0g chất béo, 10g carbohydrate, 2g chất xơ.
  • 1 ly sữa hạt không đường (200ml): 100 kcal, 2.5g protein, 3g chất béo, 12g carbohydrate, 1g chất xơ.

Thực đơn 2:

  • 1 bát cháo yến mạch và 1 ly sữa hạt (50g yến mạch + 200ml sữa hạt): 220 kcal, 6.5g protein, 4g chất béo, 35g carbohydrate, 4g chất xơ.
  • 1/2 quả chuối (50g): 45 kcal, 0.5g protein, 0.2g chất béo, 12g carbohydrate, 1g chất xơ.
  • 1 hũ sữa chua không đường (100g): 50 kcal, 4.5g protein, 1.5g chất béo, 5g carbohydrate, 0g chất xơ.
  • 10g hạt óc chó: 85 kcal, 2g protein, 8g chất béo, 2g carbohydrate, 1g chất xơ.
Thực đơn cho bệnh nhân mổ tim nên có đầy đủ các nhóm dưỡng chất
Thực đơn cho bệnh nhân mổ tim nên có đầy đủ các nhóm dưỡng chất

2.2. Bữa trưa

Thực đơn bữa trưa cần có 20.8g protein, 12g chất béo, 10g chất xơ và 112g carbohydrate nếu bữa trưa của bệnh nhân mổ tim chiếm 40% tổng giá trị dinh dưỡng mỗi ngày.

Thực đơn 1:

  • 1 bát cơm gạo lứt (100g): 110 kcal, 3g protein, 0.5g chất béo, 23g carbohydrate, 2g chất xơ.
  • 100g ức gà áp chảo: 165 kcal, 31g protein, 4g chất béo, 0g carbohydrate, 0g chất xơ.
  • 200g rau cải luộc: 40 kcal, 2g protein, 0g chất béo, 7g carbohydrate, 3g chất xơ.
  • 1 muỗng canh dầu ô liu (10g): 90 kcal, 0g protein, 10g chất béo, 0g carbohydrate, 0g chất xơ.
  • 1 quả táo (150g): 75 kcal, 0.5g protein, 0g chất béo, 20g carbohydrate, 3g chất xơ.

Thực đơn 2:

  • 1 bát cơm gạo lứt (100g): 110 kcal, 3g protein, 0.5g chất béo, 23g carbohydrate, 2g chất xơ.
  • 150g cá thu nướng: 220 kcal, 22g protein, 14g chất béo, 0g carbohydrate, 0g chất xơ.
  • 200g rau muống luộc: 40 kcal, 2g protein, 0g chất béo, 7g carbohydrate, 3g chất xơ.
  • 1 quả kiwi (100g): 60 kcal, 1g protein, 0g chất béo, 15g carbohydrate, 2g chất xơ.
  • 1 muỗng canh dầu ô liu (10g): 90 kcal, 0g protein, 10g chất béo, 0g carbohydrate, 0g chất xơ.

2.3. Bữa tối

Bữa tối của bệnh nhân mổ tim chiếm 35% tổng giá trị dinh dưỡng mỗi ngày thì trong thực đơn cần có 18.2g protein, 10.5g chất béo, 8.75g chất xơ và 98g carbohydrate.

Thực đơn 1:

  • 50g phở gạo lứt: 180 kcal, 4g protein, 0.5g chất béo, 38g carbohydrate, 2g chất xơ.
  • 100g cá hồi áp chảo: 208 kcal, 20g protein, 13g chất béo, 0g carbohydrate, 0g chất xơ.
  • 1 bát canh rau củ (200g): 60 kcal, 2g protein, 0g chất béo, 10g carbohydrate, 3g chất xơ.
  • 1 lát dưa hấu (150g): 45 kcal, 1g protein, 0g chất béo, 11g carbohydrate, 1g chất xơ.

Thực đơn 2:

  • 100g miến dong: 332 kcal, 1g protein, 0g chất béo, 80g carbohydrate, 1g chất xơ.
  • 100g đậu phụ hấp: 77 kcal, 8g protein, 4.5g chất béo, 2g carbohydrate, 1g chất xơ.
  • 200g cải thìa xào tỏi: 70 kcal, 3g protein, 3g chất béo, 8g carbohydrate, 3g chất xơ.
  • 1 múi bưởi (120g): 40 kcal, 0.8g protein, 0g chất béo, 10g carbohydrate, 1g chất xơ.

Lưu ý: 

  • Thực đơn mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo và ước tính. Nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe.
  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp nhất.

3. Gợi ý thực đơn cho người mổ tim trong 1 tuần

Sau đây là thực đơn mẫu trong 1 tuần dành cho người sau mổ tim, hỗ trợ quá trình hồi phục và tăng cường sức khỏe tim mạch (giai đoạn hồi phục cần 1600kcal mỗi ngày). Lưu ý rằng thực đơn này chỉ mang tính chất tham khảo, vì mỗi người có tình trạng cơ thể và sức khỏe khác nhau, có thể cần hàm lượng dinh dưỡng khác nhau hoặc kiêng cữ một số loại thực phẩm. Bạn nên linh hoạt điều chỉnh các món ăn và tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân.

Thứ hai:

Thời gian Món ăn
Ăn sáng (7h) Bún bò Huế (160g bún tươi + 50g thịt bò + 2 miếng chả + 80g rau, giá

50g đào

Giữa trưa (9h) 200ml sữa hạt điều mắc ca
Ăn trưa (11h) 1 bát cơm

50g mực hấp

100g mướp đắng nhồi thịt

50g táo

Xế trưa (14h) ½ quả bắp luộc
Chiều (18h) 1 bát cơm

150g ức gà áp chảo trộn salad

1 chén canh bầu nấu ngao

100g thanh long đỏ

Tối (21h) 1 hộp sữa chua không đường

Thứ ba:

Thời gian Món ăn
Ăn sáng (7h) Miến xào chay (60g miến dong khô + 40g đậu hũ chiên + 40g nấm + 100g rau cải ngọt, cà rốt + hành lá, rau thơm)

80g ổi

Giữa trưa (9h) 100g bí đỏ hấp
Ăn trưa (11h) 1 bát cơm

70g thịt viên sốt cà chua

150g canh cua rau đay

80g việt quất

Xế trưa (14h) 1 miếng phô mai
Chiều (18h) 1 bát cơm

100g thịt heo nạc luộc

100g rau củ hấp (súp lơ + cà rốt + bí đỏ)

50g kiwi

Tối (21h) 1 ly sữa bồi bổ sức khỏe 140ml

Thứ tư:

Thời gian Món ăn
Ăn sáng (7h) Phở bò (160g bánh phở + 60g thịt bò+ 80g rau giá)

80g táo

Giữa trưa (9h) 200ml sữa đậu nành
Ăn trưa (11h) 1 bát cơm

100g cá ngừ hấp xì dầu

1 chén canh bí nấu sườn

100g dưa hấu

Xế trưa (14h) 70g khoai lang hấp
Chiều (18h) 1 bát cơm

70g thịt ức gà nướng

150g canh canh rong biển thịt băm

100g nho đỏ

Tối (21h) 1 hộp sữa chua không đường

Thứ năm:

Thời gian Món ăn
Ăn sáng (7h) Bún cá (150g bún tươi + 50g cá rô phi + 50g rau, hành lá)

100g chuối

Giữa trưa (9h) 70g khoai mì hấp
Ăn trưa (11h) 1 bát cơm

100g ức gà xào sả

1 chén canh rau ngót nấu thịt băm

80g dâu tây

Xế trưa (14h) 2 lát bánh mì sandwich
Chiều (18h) 1 bát cơm

Cá lóc hấp bầu (Cá lóc: 60g, bầu: 50g)

150g canh bí xanh nấu sườn

Tối (21h) 1 ly sữa bồi bổ sức khỏe 140ml

Thứ sáu:

Thời gian Món ăn
Ăn sáng (7h) Phở gà (150g bánh phở + 60g thịt gà + 80g rau, giá ăn kèm)
Giữa trưa (9h) 200ml sữa tươi tách béo ít đường
Ăn trưa (11h) 1 bát cơm

Đậu hũ nhồi thịt sốt cà  Đậu hũ: 1 bìa, 40g thịt heo)

150g canh cải xanh nấu thịt băm

100g đu đủ

Xế trưa (14h) 100g đậu phộng luộc
Chiều (18h) 1 bát cơm

Cá lóc hấp bầu ( Cá lóc: 60g, bầu: 50g)

150g canh bí xanh nấu sườn

Tối (21h) 1 hộp sữa chua không đường

Thứ bảy:

Thời gian Món ăn
Ăn sáng (7h) Cháo cá hồi (40g gạo + 50g cá hồi, cải xoong: 50g)

100g mâm xôi

Giữa trưa (9h) 2 lát bánh mì sandwich
Ăn trưa (11h) 1 bát cơm

Thịt heo nạc xào đậu cove (Thịt heo nạc: 60g, đậu cove: 80g)

1 chén canh bí đỏ nấu tép

100g bưởi (2 múi)

Xế trưa (14h) 1 hộp sữa chua không đường
Chiều (18h) 1 bát cơm

Thịt bò xào hành tây: 70g

100g su hào luộc

1 chén canh rau dền

Tối (21h) 1 ly sữa bồi bổ sức khỏe 140ml

Chủ nhật:

Thời gian Món ăn
Ăn sáng (7h) Cơm tấm (1 chén cơm + 60g thịt sườn + 80g cà chua hoặc dưa leo)

70g dứa

Giữa trưa (9h) ½ quả bắp luộc
Ăn trưa (11h) 1 bát cơm

50g mực  hấp

100g mướp đắng nhồi thịt

80g táo

Xế trưa (14h) 200ml sữa tươi tách béo ít đường
Chiều (18h) 1 bát cơm

70g tôm rim

1 chén canh khoai tây su hào

70g rau muống luộc

Tối (21h) 1 hộp sữa chua không đường

Người sau mổ tim nên bổ sung sữa Nutricare Gold – sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Nutricare Gold là sản phẩm sữa được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ, được phát triển để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Nutricare Gold mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch, cụ thể như:

  • Giảm Cholesterol và điều hòa mỡ máu: Omega 3, 6, 9 trong Nutricare Gold hỗ trợ giảm Cholesterol xấu và điều hòa mỡ máu, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Ngăn ngừa đột quỵ: Omega – 3 trong Nutricare Gold có tác dụng hạn chế sự tích tụ mảng bám trên thành mạch máu, cải thiện lưu thông máu, từ đó ngăn ngừa đột quỵ.
  • Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch: Hệ Antioxidants trong Nutricare Gold giúp trung hòa các gốc tự do có hại, giảm sự phá hủy protein và lipid, làm giảm tình trạng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
Nutricare Gold mang nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch
Nutricare Gold mang nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch

4. Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người mổ tim

Trong quá trình xây dựng thực đơn cho bệnh nhân mổ tim, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia 5 – 6 bữa nhỏ/ngày thay vì 3 bữa lớn để giảm tải cho hệ tiêu hóa, kiểm soát được cân nặng nhưng vẫn cung cấp năng lượng liên tục cho người bệnh.
  • Tránh ăn quá no: Người sau mổ tim chỉ ăn đến khi no vừa phải để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và tim mạch.
  • Ưu tiên thực phẩm giàu calo: Ăn các món nhiều calo nhất trước, phòng trường hợp bệnh nhân chán ăn giữa bữa.
  • Bổ sung đa dạng thực phẩm: Thực đơn giàu dinh dưỡng và đa dạng các loại thực phẩm sẽ hỗ trợ tối ưu quá trình hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật.
  • Chế biến lành mạnh: Luộc và hấp là hai phương pháp chế biến tốt nhất, giúp giảm thiểu lượng chất béo và cholesterol xấu, đồng thời giữ lại tối đa dưỡng chất cần thiết cho người bệnh sau phẫu thuật tim.
  • Hạn chế sử dụng muối: Hạn chế tối đa lượng muối nạp vào cơ thể, không vượt quá 2g mỗi ngày. Nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn giàu natri như thịt xông khói, cá hồi hun khói, dưa cải chua hay khoai tây chiên đóng gói.
  • Tránh chất kích thích: Không uống rượu bia, hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Duy trì hoạt động thể chất phù hợp: Bệnh nhân mổ tim nên tích cực vận động với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, kết hợp với các bài tập thể dục vừa sức sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và tăng cường cảm giác ngon miệng.
  • Quản lý cân nặng: Để đảm bảo sức khỏe toàn diện, người mổ tim cần duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh, tránh tình trạng thừa cân, béo phì cũng như tình trạng gầy yếu, thiếu dinh dưỡng.
Bạn nên lưu ý về các nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người mổ tim
Bạn nên lưu ý về các nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người mổ tim

Bài viết đã cung cấp gợi ý thực đơn cho người mổ tim cùng với những lưu ý quan trọng khi xây dựng chế độ dinh dưỡng. Bằng việc tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với lối sống lành mạnh, người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe, ổn định thể trạng và phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc cần tìm hiểu thêm về sữa Nutricare Gold, bạn có thể liên hệ đến số hotline 18006011 hoặc truy cập Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được tư vấn cụ thể!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *