Bệnh tiểu đường ăn xoài chín được không? Cách ăn đảm bảo đường huyết
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Mặc dù hoa quả là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Do đó, bạn cần thận trọng khi lựa chọn hoa quả phù hợp, đặc biệt là những loại quả có vị ngọt và hàm lượng đường cao như xoài. Vậy, người bệnh tiểu đường ăn xoài chín được không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau đây!
1. Bệnh tiểu đường ăn xoài chín được không?
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 CÓ thể ăn được xoài chín nhưng nên hạn chế. Mặc dù, xoài có chỉ số đường huyết thấp (GI – Glycemic index) là 51 nhưng lại có nhiều đường tự nhiên (khoảng 14.8 gam trong 100 gam xoài tươi) có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu nếu bạn ăn quá nhiều cùng một lúc. Do đó, tốt nhất chỉ nên ăn xoài với lượng vừa đủ và bổ sung xoài vào chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường đúng cách.
Bệnh tiểu đường ăn xoài chín được không trước hết cùng xem thành phần dinh dưỡng theo Viện Dinh Dưỡng trong 100 gam xoài chín cung cấp:
Thành phần | Hàm lượng |
Năng lượng | 62 kcal |
Chất đạm | 0.6 g |
Chất béo | 0.3 g |
Chất xơ | 1.8 g |
Carbs | 14.1 g |
Đường | 14.8 g |
Canxi | 10 mg |
Magie | 9 mg |
Phốt pho | 13 mg |
Kali | 114 mg |
Kẽm | 0.56 mg |
Đồng | 150 µg |
Mangan | 0.28 mg |
Selen | 0.6 µg |
Vitamin C | 30 mg |
Vitamin E | 1.12 mg |
Vitamin B-6 | 0.134 mg |
Folate | 14 µg |
Như vậy, xoài là một thực phẩm có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, hấp thu sắt và chống oxy hóa hiệu quả.
NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ UỐNG NƯỚC DỪA ĐƯỢC KHÔNG?
2. Lợi ích của xoài với người bệnh tiểu đường khi sử dụng đúng cách
Xoài chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, do đó, loại quả này trở thành một thực phẩm bổ dưỡng mang lại những giá trị sức khỏe tuyệt vời sau đây:
2.1. Kiểm soát đường huyết
Mặc dù xoài có chứa hàm lượng đường cao nhưng xoài cũng có nhiều chất xơ. Chất xơ giúp hạn chế hấp thu đường vào trong máu, do đó, không làm tăng đường huyết sau khi ăn. Theo một nghiên cứu, người thêm 10 gram xoài vào chế độ ăn uống mỗi ngày trong 12 tuần đã cải thiện đáng kể lượng đường trong máu.[1]
2.2. Giảm căng thẳng
Xoài có chứa 67% DV vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tâm lý và chức năng não. Sử dụng xoài trong khẩu phần ăn có tác dụng giảm căng thẳng, tránh tình trạng tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
2.3. Bảo vệ tim mạch
Xoài chứa các chất dinh dưỡng tốt hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch. Xoài cung cấp magie và kali giúp làm giãn các mạch máu, từ đó làm tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy giảm huyết áp.
Ngoài ra, chất mangiferin trong xoài có tác dụng chống oxy hóa cao giúp bảo vệ cơ tim khỏi tình trạng viêm, oxy hóa và chết tế bào. Đồng thời, chất này có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu.
2.4. Kiểm soát cân nặng
Béo phì có thể là nguy cơ mắc tình trạng sức khỏe như đột quỵ, bệnh tim tiểu đường. Do đó, duy trì cân nặng hợp lý là điều rất cần thiết với người bệnh tiểu đường. Ăn xoài có tác dụng kiểm soát cân nặng nhờ một chất có tên là polyphenol giúp làm giảm sự nhân lên của các tế bào mỡ.
2.5. Tăng cường trí nhớ
Tác dụng này của xoài là do nó có chứa vitamin B6. Vitamin B6 được biết đến với tác dụng tuyệt vời đối với bộ não, giúp cải thiện trí nhớ, sự tập trung, thúc đẩy nhận thức, từ đó ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
2.6. Chống viêm
Một trong những biến chứng mà người bệnh tiểu đường thường xuyên gặp phải là tình trạng viêm trong cơ thể. Trong khi đó, nhiều chất dinh dưỡng trong xoài bao gồm các chất chống oxy hóa và vitamin C có tác dụng chống viêm rất hiệu quả.
2.7. Tốt cho hệ tiêu hóa
Xoài có chứa vitamin B rất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, xoài chứa một nhóm các enzyme tiêu hóa ví dụ như amylase. Các enzyme này sẽ phân giải các phân tử thức ăn lớn để cơ thể dễ hấp thụ.
Hơn nữa, xoài chứa nhiều nước và chất xơ nên có thể giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như táo bón và rối loạn tiêu hóa ở người bệnh.
2.8. Cải thiện thị lực
Hàm lượng vitamin A cùng các chất chống oxy hóa như zeaxanthin và lutein trong xoài có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề như đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người lớn tuổi.
Có thể bạn quan tâm:
- Quả na với bệnh tiểu đường có mỗi liên hệ như thế nào?
- Tiểu đường uống sữa đậu nành: Lợi ích, cách dùng và lưu ý
3. Cách ăn xoài đảm bảo đường huyết cho người bệnh
Với cách ăn xoài tiếp đây sẽ khẳng định thêm cho đáp án của việc bệnh tiểu đường ăn xoài chín được không.
Liều lượng:
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên cung cấp khoảng 15 gam carbohydrate từ trái cây hàng ngày. Trong khi đó, một nửa chén xoài cắt lát (82,5 gam) cung cấp khoảng 12,5 gam carbs, tức là vẫn dưới một khẩu phần trái cây. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể bắt đầu với một nửa chén xoài để xem lượng đường máu thay đổi như thế nào. Từ đó bạn có thể điều chỉnh khối lượng và tần suất ăn để phù hợp nhất với chế độ ăn của bản thân.
Thời gian:
Cách tốt nhất để giảm thiểu tác động đến đường huyết của loại trái cây này là tránh tiêu thụ xoài quá nhiều vào cùng một thời điểm.
Cách sử dụng xoài cho người tiểu đường
Bổ sung protein từ các thực phẩm khác: Xoài là một loại trái cây chứa một hàm lượng lớn chất xơ nhưng lại có hàm lượng protein thấp. Do đó, việc bổ sung một nguồn protein khác sẽ giúp giảm lượng đường trong máu hơn so với việc bạn chỉ ăn trái cây. Để có một bữa ăn cân bằng, bạn có thể kết hợp xoài với một quả trứng luộc, một miếng pho mát hoặc một số ít các loại hạt.
Tìm hiểu thêm thông tin bệnh tiểu đường cần kiêng những thứ gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường có uống nước mía được không?
4. Lưu ý khi ăn xoài cho người bệnh tiểu đường
Xoài là một loại trái cây chứa nhiều carbohydrate, hầu hết trong số đó là đường. Khi ăn xoài có thể làm tăng lượng đường trong máu. Đối với người bệnh tiểu đường, khi sử dụng xoài cần lưu ý một số điều sau:
- Nên ăn xoài xanh thay vì xoài chín: Xoài chín có lượng đường đạt mức cao nhất, dễ làm đường huyết tăng nhanh.
- Kiểm tra đường huyết sau ăn: Mặc dù với cùng lượng trái cây nhưng phản ứng của mỗi người là khác nhau. Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết sau ăn để có thể điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp nhất.
- Không ăn xoài khi bị tiêu chảy: Xoài là một loại quả chứa nhiều chất xơ, nếu tiêu thụ quá nhiều chất xơ khi đang bị tiêu chảy có thể làm tình trạng trầm trọng hơn.
- Không nên ăn xoài lúc đói: Kể cả khi xoài đã chín thì chúng vẫn còn chứa một số loại acid có thể gây hại cho dạ dày. Vị chua của xoài sẽ kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị và tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột. Hơn nữa, ăn xoài khi bụng rỗng dễ dẫn đến nguy cơ bị say, bị ngộ độc tạm thời.
- Tránh dùng nước ép, xoài sấy. Chỉ số đường huyết của xoài sấy vẫn chưa được xác định, nhưng được cho là ở mức trung bình cao (69 và cao hơn). Do đó, bạn nên hạn chế dùng trái cây sấy khô và nên chọn những loại không có đường để kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, không nên dùng nước ép xoài để tránh tiêu thụ nhiều đường hơn.
Trên đây là những thông tin về vấn đề “Bệnh tiểu đường ăn xoài chín được không?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường. Nếu bạn cần tư vấn về bệnh lý tiểu đường, bạn có thể truy cập vào Fanpage Glucare Gold, website Glucare Gold hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được hỗ trợ miễn phí.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *