Người bệnh tiểu đường có nên uống nước dừa: Lợi ích và cách dùng đúng

4.7/5 - (3 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Nước dừa là loại nước tự nhiên bổ dưỡng nhưng lại có vị ngọt, do đó người bệnh tiểu đường có nên uống nước dừa không là sự lo ngại của nhiều người. Hãy theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc này và sử dụng nước dừa đúng cách, tốt nhất cho bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tam:

1. Người bệnh tiểu đường có nên uống nước dừa?

Người bệnh tiểu đường có được uống nước dừa. Với hàm lượng đương và chỉ số GI thấp, nước dừa phù hợp với người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, trong nước dừa có nhiều dưỡng chất tốt có lợi cho sức khỏe người dùng:

  • Chỉ số đường huyết GI của nước dừa là 3, thuộc thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nên an toàn sử dụng cho người bệnh tiểu đường.
  • Nước dừa chứa 94% là nước, không chứa chất béo và ít calo (trong 240ml nước dừa chứa 60 calo) nên thân thiện và an toàn cho sức khỏe của những người bị tiểu đường.
  • Nước dừa còn cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu. Trong 240ml nước dừa chứa 4% nhu cầu canxi, 4% nhu cầu magie, 2% nhu cầu phốt pho và 15% nhu cầu kali mỗi ngày. Vì vậy, nước dừa đóng vai trò như chất điện giải để bù nước, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Vì thế với câu hỏi bệnh tiểu đường có uống nước dừa được không thì có thể khẳng định người tiểu đường có được uống nước dừa. Tuy nhiên, vẫn cần uống nước dừa với liều lượng phù hợp. Vì trong 240ml nước dừa có chứa 8g đường, nếu uống nhiều và thường xuyên nước dừa có thể làm tăng đường huyết. Mặt khác, trong nước dừa chứa lượng kali lớn có thể khiến lượng kali trong máu tăng nên và biến chứng rối loạn nhịp tim hoặc suy thận.

Người bệnh tiểu đường có uống được nước dừa
Người bệnh tiểu đường có uống được nước dừa nhưng cần tránh uống nhiều và thường xuyên

Có thể bạn sẽ quan tâm:

2. Lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Các thành phần dinh dưỡng mang lại những lợi ích nêu trên: (Nguồn: USDA)

Thành phần Hàm lượng/ 1 cốc (240ml)
Calo 60Kcal
Canxi 40.8mg
Kali 509mg
Natri 45.6mg
Magie 16.8mg
Phốt pho 19.2mg

Nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Cụ thể:

2.1. Cải thiện đường huyết

Trong nước dừa có chứa magie và khoáng chất này có thể làm tăng độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và tiền tiểu đường. Cùng với hàm lượng chất xơ và amino acid giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hạn chế hấp thu đường vào trong máu. Từ đó, cải thiện đường huyết và giữ lượng đường trong máu ổn định.

Theo một nghiên cứu 2015, những con chuột mắc bệnh tiểu đường sử dụng nước dừa thường xuyên duy trì lượng đường trong máu tốt hơn những con khác. Ngoài ra, chúng còn có mức hemoglobin A1c thấp hơn, tức là khả năng kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài và ổn định hơn [1].

2.2. Giảm biến chứng tim mạch ở bệnh tiểu đường

người bệnh tiểu đường có nên uống nước dừa không thì nước dừa có chứa lượng kali lớn và khoáng chất này có tác dụng làm giảm huyết áp. Bởi kali giúp thư giãn mạch máu, giảm áp lực lên các thành mạch máu và duy trì huyết áp ổn định. Đồng thời kali còn có tác dụng loại bỏ bớt những chất lỏng thừa, nên tim sẽ không phải hoạt động quá mạnh và điều hòa nhịp tim tốt hơn.

Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy những con chuột sử dụng nước dừa trong 45 ngày đã giảm được chất béo và cholesterol trong cơ thể. Như vậy, nước dừa giống như thuốc statin có tác dụng giảm cholesterol từ đó hạn chế các bệnh về tim mạch [2].

Do đó, người ta tin rằng sử dụng nước dừa có thể giúp người bệnh tiểu đường phòng tránh các biến chứng về tim mạch, huyết áp hay đột quỵ.

Nước dừa giúp giảm biến chứng tim mạch
Nước dừa giúp giảm biến chứng tim mạch ở người tiểu đường

2.3. Ức chế stress oxy hóa và ngăn ngừa các biến chứng khác do bệnh tiểu đường

Stress oxy hóa là tình trạng các gốc tự do không cơ thể không ổn định và tăng dần lên. Khi đó cơ thể sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng ảnh hưởng xấu tới các tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh. Nước dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có thể triệt tiêu và hạn chế các gốc tự do, giúp cơ thể ức chế stress oxy hóa hiệu quả. Từ đó, phòng tránh những biến chứng khác liên quan tới bệnh tiểu đường như viêm nhiễm, viêm bàn chân…

Trong một nghiên cứu năm 2012, thực hiện trên những con chuột kháng insulin theo chế độ ăn nhiều fructose và chúng được điều trị bằng nước dừa. Sau một thời gian, hoạt động của các gốc tự do giảm, huyết áp và chất béo trung tính cũng được giảm đáng kể [3]. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chỉ là thực hiện trên động vật, nên cần thêm những nghiên cứu khác để khẳng định tác dụng với con người.

3. Cách uống nước dừa đúng cho người tiểu đường

Để sử dụng nước dừa an toàn và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt thì cần uống nước dừa đúng cách. Cụ thể:

Liều lượng

Lượng đường trong nước dừa khá cao, trung bình một cốc nước dừa (200ml – khoảng 1 quả dừa cỡ nhỏ) chứa tới 6,26g đường. Vì vậy, mỗi ngày người bệnh tiểu đường không nên uống quá 250ml/ngày (khoảng 1 quả dừa cỡ vừa). Bởi nếu uống nhiều hơn có thể làm tăng lượng đường trong máu sau khi sử dụng. Uống nước dừa nhiều, thường xuyên sẽ làm cho đường huyết luôn duy trì ở mức cao, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị và sức khỏe của bệnh nhân.

Thời điểm uống phù hợp

Để không bị đường huyết tăng cao đột ngột thì người bệnh tiểu đường nên uống nước dừa vào thời điểm sau:

  • Nên chia thành 2-3 lần uống trong 1 ngày.
  • Không nên sử dụng nước dừa sau 7 giờ tối vì lượng lớn khoáng chất trong nước dừa có thể khiến người bệnh bị khó tiêu.
  • Thời điểm lý tưởng nhất để thưởng thức một cốc nước dừa là vào lúc đói để được cung cấp thêm năng lượng và thúc đẩy hoạt động của hệ tim mạch, hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Lưu ý khi dùng nước dừa

Cách chọn và sử dụng nước dừa tốt nhất như sau:

  • Nên chọn nước dừa nguyên chất: Người bệnh nên chọn mua nước dừa nguyên chất, có thể là mua quả dừa và sử dụng nước dừa từ đó để đảm bảo an toàn. Bởi nước dừa tại các cửa hàng có thể đã được pha chế nhiều đường tinh luyện sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực tới sức khỏe người bệnh.
  • Không nên ăn cùi dừa: Trong cùi dừa có chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ khiến người bệnh tiểu đường bị tăng cân và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch.
  • Nên chọn dừa già: Dừa già sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn cho người bệnh tiểu đường. Vì nước của quả dừa già sẽ có hàm lượng đường thấp hơn quả dừa non.
Nước dừa nguyên chất
Nên sử dụng nước dừa nguyên chất để đảm bảo an toàn và tốt hơn cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

4. Khi nào người bệnh tiểu đường không nên uống dừa?

Nước dừa nếu uống với liều lượng phù hợp mang lại nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường mắc kèm các bệnh lý sau thì không nên sử dụng:

  • Người có vấn đề về thận: Nếu người bệnh tiểu đường mà kèm thêm bệnh thận mãn tính hoặc chức năng thận kém thì nên hạn chế nước dừa. Bởi trong nước dừa có hàm lượng kali cao, nếu uống nhiều sẽ gây dư thừa kali có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim hoặc suy thận.
  • Người bị bệnh huyết áp thấp: Với những người tiểu đường có bệnh huyết áp thấp nên sử dụng nước dừa một cách hạn chế. Hàm lượng kali trong nước dừa có tác dụng tăng cường sự đào thải muối (ion natri) qua đường tiết niệu. Trong quá trình đào thải natri kéo theo nước nên thể tích tuần hoàn giảm và khiến huyết áp giảm theo. Do đó, nếu uống nước dừa thường xuyên có thể khiến người bệnh bị hạ huyết áp đột ngột rất nguy hiểm.
Người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có chức năng thận kém cần hạn chế sử dụng nước dừa vì có thể khiến tình trạng bệnh xấu hơn

5. Tiểu đường thai kỳ uống được nước dừa không?

Trong nước dừa có nhiều dưỡng chất bổ ích tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ CÓ uống được nước dừa nhưng cần đảm bảo với lượng dùng an toàn.

Lượng nước dừa tốt cho sức khỏe của mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là tối đa 1 quả dừa/ngày (khoảng 200-250ml). Tuy nhiên, các mẹ không nên uống nước dừa vào buổi tối. Bởi nước dừa chứa nhiều nước và có tính lợi tiểu có thể khiến mẹ bầu bị tiểu đêm nhiều hơn và ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ.

Đồng thời, những phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp hoặc suy nhược cơ thể nên cân nhắc sử dụng nước dừa. Và cần thêm những tư vấn từ bác sĩ để sử dụng nước dừa an toàn hơn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể sử dụng nước dừa
Nước dừa có thể sử dụng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nhưng cần dùng với liều lượng phù hợp

Như vậy, thắc mắc người bệnh tiểu đường có nên uống nước dừa không đã có lời giải đáp. Sử dụng nước dừa với lượng phù hợp và đúng cách giúp cải thiện đường huyết, hạn chế nhiều biến chứng bệnh và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh tiểu đường.

Nếu các bạn vẫn còn những thắc mắc về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 18006011, fanpage Glucare Gold hoặc website Glucare Gold để nhận được nhiều tư vấn hữu ích!

**Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa

sữa Glucare Gold

 

BS CK II BÙI HỒNG THANH

4.7/5 - (3 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
4.7/5 - (3 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *