Tiểu đường nhịn ăn sáng và 4+ tác hại khôn lường

5/5 - (4 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Người tiểu đường nhịn ăn sáng có tốt không? Nhiều người bỏ qua bữa sáng vì nghĩ điều này có thể tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột. Ở bài viết này, các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn! 

1. Người bệnh tiểu đường có nên nhịn ăn sáng không?

Các chuyên gia khuyên rằng, người tiểu đường không nên nhịn ăn sáng. Việc bỏ ăn sáng có thể khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng để hoạt động bình thường. Điều này còn ảnh hưởng đến việc điều tiết Insulin, khó kiểm soát đường huyết. 

Khi người tiểu đường nhịn ăn sáng sẽ tiềm ẩn nhiều hiểm họa cho sức khỏe: 

1.1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bỏ bữa sáng 1 lần/tuần sẽ làm gia tăng nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 6% so với việc không bỏ bữa sáng. Con số này sẽ tăng lên 55% nếu bỏ bạn bữa sáng hơn 4 lần/tuần.

Nhịn ăn sáng làm giảm lượng Glucose cần thiết cung cấp cho tế bào. Kéo theo đó là chứng hạ đường huyết, làm dư thừa insulin dẫn đến tế bào beta giảm sản xuất Insulin. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, tế bào beta của tuyến tụy sẽ bị suy giảm chức năng. Đồng thời, tình trạng kháng Insulin diễn ra làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường Tuýp 2
Việc nhịn ăn sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

1.2. Làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường

Nhịn ăn sáng sau một đêm dài sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Với người tiểu đường nhịn ăn sáng thì nó sẽ làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường. Cụ thể, nhịn ăn sáng sẽ gây ra:

  • Rối loạn đường huyết: Nhịn ăn sáng sẽ khiến lượng đường trong máu hạ thấp và làm lượng Insulin tiết ra trở nên dư thừa, lâu dần tế bào beta của tuyến tụy sẽ bị suy giảm chức năng. Từ đó, mức độ kháng Insulin ở người tiểu đường tuýp 2 tăng lên, gây rối loạn dung nạp glucose hay rối loạn đường huyết. 
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Bỏ qua ăn sáng làm bạn cảm thấy đói cồn cào và thèm ăn. Do đó, bạn sẽ muốn ăn nhiều hơn vào bữa trưa và bữa tối. Ăn lượng lớn thức ăn một lúc có thể tăng nguy cơ béo phì, làm đường huyết tăng đột ngột. 
  • Mệt mỏi, không đủ năng lượng để học tập, làm việc: Thiếu hụt lượng Glucose từ bữa sáng sẽ gây ra: Mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ, kém tập trung, hạ đường huyết,… Đặc biệt, thiếu năng lượng do bỏ bữa sáng sẽ khiến các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ ràng hơn.

Bản thân người tiểu đường không nên nhịn ăn sáng, thế nên việc có một “chế độ ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường” sẽ thực sự cần thiết thay vì bỏ bữa sáng hay bất kỳ bữa nào trong ngày.

Bệnh tình thêm nặng hơn
Nhịn ăn sáng có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường

2. Ăn sáng như thế nào để phòng và kiểm soát bệnh tiểu đường?

Một bữa sáng lành mạnh giúp hỗ trợ người bệnh tiểu đường giảm các nguy cơ gặp biến chứng khi bị tiểu đường nhịn ăn sáng và kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Thời gian ăn: Ăn sáng trước 8h30

Đây là thời điểm mà cơ thể tăng cường trao đổi chất. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Northwestern, những người ăn sáng sớm hơn 8h30 thì lượng đường trong máu sẽ giảm thấp hơn và hiện tượng kháng Insulin xảy ra ít hơn.  

Các chất cần bổ sung

Lượng calo của bữa sáng chiếm 25% – 30% tổng năng lượng trong ngày. Chẳng hạn như: Cơ thể cần nạp khoảng 2000 Calo cho một ngày, thì bận nên bổ sung khoảng 500-600 Calo cho bữa sáng. Ngoài ra, nhu cầu năng lượng còn phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, giới tính và cường độ lao động.

Bổ sung đủ lượng Calo vào bữa sáng
Nên bổ sung đủ lượng Calo và dinh dưỡng vào bữa ăn sáng

Một số thực phẩm lành mạnh nên ăn vào bữa sáng:

Thực phẩm Lượng Calo ( Trong 100g) Liều lượng
Trứng 155,1 kcal Ăn 1- 2 quả trứng/ngày và không quá 3 quả/tuần
Yến mạch 348 kcal Nên bổ sung khoảng 400g yến mạch nấu chín tương đương 230g yến mạch sống
Các loại cá  205,8 kcal Có thể ăn khoảng 100g thịt cá vào buổi sáng và không quá 200g/ngày
Trái cây 50 ~ 100 kcal Nên ăn khoảng 100g trái cây vào buổi sáng và 450g trái cây/ngày
Sữa chua 100 kcal Ăn 1 hũ sữa chua vào buổi sáng và không quá 3 hũ/ngày
Ngũ cốc 379,1 kcal Nên ăn 40g – 50g ngũ cốc nguyên hạt
Bánh mỳ đen 259,1 kcal Nên dùng từ 100g – 200g (khoảng 4 lát) cho bữa sáng 
Whey protein 26,8 kcal Một muỗng bột whey pha với khoảng 300ml nước lạnh, hoặc có thể xay với sữa tươi, hoa quả để thay đổi khẩu vị

Bên cạnh những thực phẩm trên, bạn có thể bổ sung sữa Glucare Gold – Sản phẩm chuyên biệt bổ sung dinh dưỡng cho người tiểu đường.

Sữa có hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm có tác dụng ổn định đường huyết với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng. Bên cạnh đó, nhờ nhờ có 56 dưỡng chất cùng Đạm thực vật & Đạm Whey từ Mỹ, Glucare Gold giúp tăng cường sức khỏe cho người tiểu đường. Sữa còn cung cấp chất béo lành mạnh Omega-3,6,9hệ Antioxidants giúp người bệnh phòng ngừa các biến chứng tim mạch và đột quỵ. Hơn nữa, chất xơ FOS/Inulin trong sữa còn giúp người bệnh giảm táo bón và cải thiện tiêu hoá.

sữa Glucare Gold
Ngoài uống vào bữa sáng, người tiểu đường có thể uống vào bữa tối

3. Lưu ý quan trọng khi chuẩn bị bữa sáng cho người tiểu đường

Sau khi tìm hiểu 4 nguy cơ khi người tiểu đường nhịn ăn sáng thì để duy trì lượng đường trong máu ổn định bạn cần chuẩn bị bữa sáng, cùng với các bữa khác trong ngày thật tốt chứ không nên bỏ chúng. Ghi nhớ một số lưu ý sau giúp bạn dễ dàng kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường:

  • Hạn chế thực hiện chế độ nhịn ăn gián đoạn, bao gồm bỏ bữa ăn sáng. Theo Ana Cláudia Munhoz Bonassa, một nhà nghiên cứu tại Đại học São Paulo ở Brazil, việc nhịn ăn ngắt quãng có thể gây tổn thương tế bào tuyến tụy và khả năng tiết Insulin.  Điều này làm tình trạng kháng Insulin trầm trọng hơn.
  • Không nên quá kiêng khem vì việc này sẽ gây thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Người tiểu đường nên ăn những thực phẩm có chỉ số GI thấp, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tránh làm đường huyết tăng đột ngột.
  • Hạn chế ăn quá no một lúc để tránh lượng đường huyết tăng quá cao sau bữa ăn. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày vừa giúp cân bằng dinh dưỡng vừa kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường như: bánh kẹo, trái cây sấy khô, đường mía, bơ đậu phộng, khoai tây chiên,… Các thực phẩm này chứa lượng đường và chất béo bão hòa lớn. Chúng làm tăng nhanh lượng đường huyết và gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng như: bệnh tim mạch, béo phì, đẩy nhanh quá trình lão hoá, gan nhiễm mỡ,… Bạn có thể tham khảo “những thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường” để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tăng cường chuyển hoá và trao đổi chất. Từ đó, tăng khả năng điều hoà đường huyết của Insulin. 
  • Việc tập thể dục buổi sáng cũng rất quan trọng. Việc này giúp mang lại tinh thần sảng khoái, tăng cường thể lực, giúp kiểm soát sự thèm ăn và duy trì đường huyết trong máu ổn định. Nên tập thể dục khoảng 15-30 phút và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Lưu ý là nên bổ sung một bữa ăn nhẹ trước khi tập 30 phút, để tránh hạ đường huyết.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng với tập thể dục
Kết hợp chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khoẻ

Từ những chia sẻ về chủ đề “Tiểu đường nhịn ăn sáng có tốt không?” hy vọng sẽ giúp bạn có thể nhìn nhận được vai trò của bữa ăn sáng đối với người bệnh tiểu đường. Thông qua đó, bạn hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, giúp kiểm soát lượng đường huyết ổn định, đồng thời cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống thường ngày.

Liên hệ ngay tới số Hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường để được tư vấn và giải đáp những vấn đề về dinh dưỡng cho người tiểu đường nhanh chóng nhất nhé!

 

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. 

BS CK II BÙI HỒNG THANH

5/5 - (4 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
5/5 - (4 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment