4+ Tác dụng của tỏi đen đối với bệnh tiểu đường
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Tỏi đen được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi những lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tiểu đường. Vậy tác dụng của tỏi đen đối với bệnh tiểu đường ra sao? Cách sử dụng chúng như thế nào và có những điều gì cần lưu ý trong quá trình sử dụng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết ngay sau đây.
NHẬN BIẾT BỆNH TIỂU ĐƯỜNG QUA NƯỚC TIỂU
1. Khám phá 4+ tác dụng của tỏi đen đối với bệnh tiểu đường
Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rất nhiều tác dụng của tỏi đen đối với bệnh nhân tiểu đường. Trong đó có 3 tác dụng nổi bật dưới đây:
1.1. Ổn định đường huyết
Lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng như tổn thương thận, nhiễm trùng và bệnh tim. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu và thử nghiệm đã chỉ ra rằng, tỏi đen chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu giúp ổn định đường huyết [1]
Cụ thể, tỏi đen chứa nhiều Isoleucine – hoạt chất có chức năng tạo năng lượng và sản xuất ra hemoglobin vận chuyển oxi trong máu đến các tế bào. Qua đó, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu một cách hợp lý. Bên cạnh đó, hoạt chất S-methyl cysteine sulfoxide và S-allyl cysteine sulfoxide trong tỏi đen có khả năng ức chế G-6-P enzyme NADPH, ngăn chặn phá hủy insulin, giúp đường huyết không bị tăng cao đột ngột. Các alkaloid trong tỏi cũng góp phần tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin giúp làm giảm đường huyết, rất có lợi đối với người bị bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy, những con chuột tiêu thụ tỏi đen có mức độ glucose và insulin trong máu thấp hơn đáng kể so với những con không tiêu thụ. Đồng thời các chất chống oxy hóa trong tỏi đen có khả năng giúp chống lại các biến chứng thường do lượng đường trong máu cao [2]
1.2. Ngăn ngừa và giảm biến chứng tiểu đường
Không chỉ vậy, tỏi đen còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa cũng như giảm thiểu biến chứng của bệnh tiểu đường như:
- Phòng ngừa biến chứng xơ vữa động mạch và các bệnh về tim: Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận ra rằng trong tỏi đen có chứa lượng lớn Lysine và Arginine. Hoạt chất Arginine này khi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitric oxide (NO) – một chất dẫn truyền thần kinh hỗ trỡ lưu thông mạch máu hạn chế biến chứng về bệnh xơ vữa động mạch vành, bệnh đau thắt ngực, tắc động mạch ở người bị tiểu đường [3].
- Ngăn ngừa cao huyết áp: Tỏi đen chứa hàm lượng lớn magie và chất chống oxy hóa SAC. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các enzyme hoạt động tốt. Từ đó làm hỗ trợ tích cực hoạt động của hệ tim mạch, lưu thông máu, giúp ổn định nhịp tim và điều hòa huyết áp.
- Chống biến chứng viêm nhiễm, lở loét ở người bị tiểu đường: Tỏi đen có khả năng giúp các bệnh nhân tiểu đường hạn chế các biến chứng viêm nhiễm, lở loét thông qua việc bổ sung các axit amin thiết yếu như arginine, histamine, threonine, lysine, đặc biệt là chất chống oxy hóa SAC.
1.3. Bổ sung dinh dưỡng
Trong quá trình điều trị bệnh, người bị tiểu đường phải kiêng khem rất nghiêm ngặt trong ăn uống, dễ khiến cơ thể bị thiếu chất. Với thành phần chứa đến 18 loại acid amin cũng như lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa, protein, vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng khác, tỏi đen rất hữu ích trong việc bổ sung dinh dưỡng lành mạnh cho người bị tiểu đường [4].
1.4. Một số tác dụng khác của tỏi đen tốt cho người bệnh tiểu đường
Bên cạnh đó, tỏi đen còn có nhiều tác dụng khác không thể không nhắc tới như:
- Chống oxy hóa: Quá trình lên men đã chuyển hóa allicin – một chất có tác dụng chống oxy hóa không ổn định trong tỏi tươi thành SAC – chất chống oxy hóa có độ ổn định cao. Từ đó giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi sự tổn thương do oxy hoá – nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau ở người bị tiểu đường.
- Đặc tính chống ung thư: Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch chiết xuất từ tỏi đen có độc tính đối với các tế bào ung thư phổi, ung thư vú, dạ dày và gan. Nó không chỉ làm giảm sự phát triển mà còn giết chết các tế bào ung thư này [5].
- Bảo vệ gan: Tỏi đen chứa các Acid amin methionine và threonine. Đây là các axit amin cần thiết cho cơ thể để hòa tan phospho lipid, giảm thiểu mỡ trong gan. Từ đó, bảo vệ, giải độc gan cũng như ngăn ngừa các tổn thương, viêm nhiễm khác.
- Bảo vệ sức khỏe não bộ: Chiết xuất ethanol từ tỏi đen có khả năng bảo vệ mạnh mẽ vỏ não khỏi stress và sự oxi hóa bởi monosodium glutamate, tăng hiệu suất làm việc của não bộ. Không chỉ vậy, thành phần của tỏi đen còn giảm ảnh hưởng từ beta amyloid – nguyên nhân gây ra viêm dây thần kinh, bệnh lý của bệnh Alzheimer [7].
2. Các phương pháp sử dụng tỏi đen điều trị tiểu đường hiệu quả
Dưới đây là một số phương pháp sử dụng tỏi đen điều trị tiểu đường hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
- Ăn trực tiếp: Trải qua quá trình lên men, tỏi đen không còn vị hăng và mùi của tỏi trắng thông thường nên khá dễ ăn. Khi ăn bạn chỉ cần bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài và thưởng thức. Với cách này, bạn có thể dùng từ 2 đến 4 củ mỗi ngày, nên ăn vào lúc đói hoặc trước giờ cơm 1 giờ.
- Ép nước uống: Ngoài cách ăn trực tiếp bạn cũng có thể ép tỏi thành nước hoặc xay chung với các loại hoa quả khác tạo thành sinh tố để uống. Bạn chỉ cần cho 3 – 5g tỏi đen và khoảng 100ml nước vào máy xay nhuyễn. Sau đó đổ ra cốc và thưởng thức. Nếu không thích bã, bạn có thể dùng bộ lọc cà phê để loại bỏ bã tỏi.
- Làm gia vị món ăn: Tỏi đen có thể chế biến thành các món ăn như salad rau, súp hay canh tỏi đen… để ăn cùng với cơm. Tùy vào sở thích và khẩu vị mà bạn có thể tự do kết hợp chúng trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên hãy đảm bảo là mình sử dụng từ 3-4 củ mỗi ngày để tỏi phát huy công dụng tối đa.
- Ngâm rượu, ngâm mật ong: Bạn sử dụng 250 gram tỏi đen đã bóc vỏ ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng hoặc 1 lít mật ong nguyên chất trong lọ thủy tinh. Sau 10 ngày ngâm rượu bạn có thể đem ra sử dụng. Nếu ngâm mật ong bạn có thể dùng sau khoảng 3 tuần ngâm. Khi sử dụng bạn rót hỗn hợp ra chén nhỏ để uống. Chỉ nên dùng 2-3 lần một ngày sau bữa ăn để đạt được hiệu quả tối đa.
Có thể bạn quan tâm:
3. Những ai không nên dùng tỏi đen?
Tuy tác dụng của tỏi đen đối với bệnh tiểu đường rất nhiều lợi ích về với sức khỏe nhưng bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng tỏi đen nếu thuộc một trong số các trường hợp dưới đây:
- Những người mắc bệnh tiêu chảy, huyết áp thấp, bị bệnh về gan, đau dạ dày: bởi tỏi đen có thể làm tình trạng bệnh trở nên xấu hơn. Nếu muốn sử dụng, bạn có thể ăn 1 củ để xem phản ứng của cơ thể. Nếu thấy có chuyển biến xấu thì nên ngừng lại.
- Sản phụ sau sinh bị ù tai, chóng mặt hoặc những người có bệnh về mắt: bởi tỏi đen có thể khiến suy giảm thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.
- Phụ nữ mang thai, người có tạng nhiệt, nóng sốt… nên hạn chế sử dụng bởi tỏi đen có thể khiến cơ thể bị nóng.
- Người dị ứng tỏi: tỏi đen vẫn còn chứa các thành phần tương tự như tỏi trắng thông thường nên có thể gây ra các tác dụng phụ trên người bị dị ứng tỏi.
- Người mắc bệnh về thận đang trong quá trình điều trị không nên dùng tỏi đen. Bởi lẽ, dù quá trình lên men đã làm giảm bớt nhưng tỏi đen vẫn còn vị hăng cay, dễ phản ứng với thuốc điều trị thận gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Người sử dụng tỏi đen ngâm rượu hoặc tỏi đen ngâm mật ong dài ngày cần chú ý liều lượng, chỉ uống từ 2-3 ly nhỏ, tránh uống nhiều, dễ những tác động xấu đến sức khỏe.
Tìm hiểu thêm thông tin bệnh tiểu đường ăn kiêng cái gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
3. Lưu ý để mua tỏi đen tốt cho người tiểu đường
Để lựa chọn được tỏi đen chất lượng tốt, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Quan sát dấu hiệu bên ngoài của tỏi đen: Củ tỏi còn nguyên vẹn, không bị móp méo. Phần vỏ khô ráo, màu nâu nhạt, không bị rách. Khi bóc vỏ, vê thử thì củ tỏi có độ mềm dẻo, đàn hồi nhẹ. Khi cắt ngang, tỏi cần có màu đen đều từ trong ra ngoài.
- Kiểm tra mùi của tỏi: Tỏi đen chất lượng sẽ có mùi thơm nhẹ, không bị cay, nồng như tỏi trắng thông thường mà thoang thoảng như vị thuốc bắc rất dễ chịu.
- Nếm thử hương vị tỏi đen: Tỏi lên men đúng quy trình sẽ có vị ngọt như trái cây sấy, rất dễ ăn. Nếu có vị đắng thì thường là tỏi không đạt chất lượng do ảnh hưởng của nhiệt độ quá cao trong quá trình lên men.
- Thời gian lên men đạt chuẩn: Tỏi đen cần phải được lên men từ 60 đến 90 ngày mới chuyển hóa đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đó, tác dụng của tỏi đen đối với bệnh tiểu đường nói chung và các lợi ích sức khỏe khác mới đạt đến mức tối đa.
- Xem giá trị dinh dưỡng trên bao bì: Tỏi đen đạt chất lượng sẽ chứa đến 18/20 loại axit amin, chất SAC, kháng sinh Allicin. Bạn có thể căn cứ vào giá trị dinh dưỡng được nhà sản xuất in trên bao bì để đánh giá về độ đạt chuẩn của tỏi.
Như vậy có thể thấy, người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng tỏi đen trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng. Ngoài tỏi đen, bạn cũng có thể sử dụng thêm thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị tiểu đường. Glucare Gold là sữa tiểu đường hàng đầu hiện nay nhờ chỉ số GI thấp.
Sữa có hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm có tác dụng ổn định đường huyết với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng. Đồng thời, hệ 56 dưỡng chất thiết yếu, bao gồm Đạm Thực vật, Đạm Whey từ Mỹ, chất béo tốt Omega-3, 6, 9, hệ Antioxidants và chất xơ FOS trong sữa giúp tăng cường sức khoẻ toàn diện cho người bệnh và làm giảm nguy cơ các biến chứng tiểu đường.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác dụng của tỏi đen đối với bệnh tiểu đường. Tuy có nhiều lợi ích, nhưng bạn cũng cần ghi nhớ những lưu ý mà chúng tôi đã đề cập trong cách sử dụng tỏi đen. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Glucare Gold – loại sữa chuyên biệt giúp kiểm soát đường huyết tốt, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa biến chứng, hỗ trợ điều trị tiểu đường. Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 18006011, truy cập fanpage Nutricare hoặc trang sản phẩm Glucare Gold để được giải đáp chi tiết, tận tình. |
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *