Cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

5/5 - (1 vote)

Đối với trẻ sơ sinh, một cảm cúm thông thường cũng có thể phát triển nhanh thành các bệnh nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi,…Vì thế hãy gặp bác sĩ ngay khi trẻ có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Cảm cúm thông thường là khi bé bị nhiễm virus đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Khi đó nghẹt mũi và chảy nước mũi là những dấu hiệu đâu tiên của cảm cúm ở trẻ sơ sinh. Nếu là trẻ hơn 2 – 3 tháng tuổi, hãy gọi bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Các dấu hiệu của một cảm cúm thông thường có thể bao gồm: sốt nhẹ khoảng 37,8oC, hắt hơi, ho, chán ăn, khó ngủ, khó chịu. Trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên nếu gặp những dấu hiệu sau thì mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ: không làm tã ướt nhiều như bình thường, có nhiệt độ cao hơn 38,9oC trong một ngày, có nhiệt độ cao hơn 38,3oC trong hơn ba ngày, dường như bị đau tai, mắt màu đỏ hoặc màu vàng, phát triển rỉ mắt, có ho hơn một tuần, nước mũi đặc, xanh lá cây trong hai tuần, có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng khác khiến mẹ lo lắng.

Ngoài ra mẹ hãy tìm sự trợ giúp y tế ngay nếu em bé:

– Từ chối hoặc hạn chế chấp nhận chất lỏng.

– Ho cứng đủ để gây ói mửa hoặc thay đổi màu da.

– Ho ra máu, nhuốm màu đờm.

– Có khó thở hoặc là xuất hiện màu xanh nhạt xung quanh môi và miệng.

Cảm cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cảm cúm thông thường nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng

Nguyên nhân là do em bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi các loại virus lây nhiễm qua không khí hoặc do tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt bị ô nhiễm khi có người mắc bệnh ở bên cạnh. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ có nguy cơ mắc cảm cúm thông thường một phần là do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Cùng với đó là các nguyên nhân khác khiến trẻ không nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khiến cho hệ miễn dịch của trẻ còn kém hơn cả khi trẻ ở trạng thái khỏe mạnh.

Cảm cúm thông thường, bệnh tưởng nhẹ mà không nhẹ. Vì khi mắc bệnh trẻ không được chăm sóc, điều trị kịp thời có nguy cơ mắc các biến chứng khôn lường như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản và thanh quản. Thật không may, hiện nay chưa có cách chữa cảm cúm thông thường. Vì thế các mẹ hãy chú ý phòng bệnh cho bé vào mùa thu, đông và khi có dịch lây lan bằng cách:

– Giữ em bé tránh tiếp xúc với bất cứ ai bị bệnh. Nếu có thể, tránh cho bé tiếp xúc với nhiều người và các cuộc tụ họp đông người.

– Rửa tay kỹ trước khi tiếp xúc với bé.

– Làm sạch đồ chơi của bé và núm vú thường xuyên.

– Cho bé bú mẹ thường xuyên bất kể khi nào bé có nhu cầu. Nếu mẹ không đủ sữa thì phải sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp, đầy đủ năng lượng và hơn thế là bổ sung được những vi chất miễn dịch nhằm tăng cường sức đề kháng cho bé.

Minh Hải

5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment