Biếng ăn và nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

5/5 - (1 vote)

Con biếng ăn luôn là nỗi ám ảnh của các bà mẹ vì điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Vậy biếng ăn là gì? Nguyên nhân gì khiến nhiều trẻ em bị biếng ăn nhưng theo những kiểu rất khác nhau?

 width=

Thế nào thì gọi là “trẻ biếng ăn”?

Thuật ngữ “biếng ăn” (picky eating/fussy eating) dùng để chỉ những đứa trẻ từ chối một số loại thực phẩm hoặc các nhóm thực phẩm mà cha mẹ nghĩ là thích hợp hoặc cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Biếng ăn là một trong những triệu chứng hay gặp và thường khởi phát ở bé trước 6 tuổi. Đây là nỗi khổ chung của nhiều cha mẹ vì trẻ biếng ăn thường quấy khóc, giả bộ no hoặc bị đau để khỏi phải ăn. Nhưng biếng ăn hoàn toàn không phải là căn bệnh “vô phương cứu chữa”. Để khắc phục được triệt để, mẹ cần tìm hiểu được tận gốc và kịp thời những nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn của trẻ.

Những kiểu biếng ăn mẹ cần biết

Để có “chiến lược” ứng phó kịp thời với chứng biếng ăn của trẻ, mẹ cần tìm hiểu rõ các loại biếng ăn khác nhau để đánh giá tình trạng bệnh của con.

Biếng ăn sinh lý: Thường xảy ra song song với các biến đổi về mặt thể chất theo từng giai đoạn phát triển: tập lẫy, mọc răng, tập đi.., kéo dài từ 1-2 tuần làm trẻ chán ăn tạm thời.

Biếng ăn tâm lý: Biểu hiện bằng thái độ không hợp tác, cáu gắt, từ chối nhiều loại thức ăn, từ chối người cho ăn. Nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến trẻ chậm tăng cân và chiều cao.

Biếng ăn bệnh lý: Đây là kiểu biếng ăn nghiêm trọng nhất do tác động của các bệnh lý trẻ thường gặp: khó tiêu; đau họng;…

 width=

Biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn mà mẹ cần biết

Biếng ăn bệnh lý:

  • Trẻ bị ốm dài ngày: cơ thể thường mệt mỏi, đau nhức khi vận động dẫn đến không có cảm giác đói, không muốn ăn. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, cơ thể phải chiến đấu dài ngày với các cảm giác đau, khó chịu, nghẹt mũi…cảm giác chán ăn sẽ thành thói quen, lâu ngày trở thành chứng biếng ăn rất khó thay đổi.
  • Trẻ biếng ăn vì đang bị những bệnh nhiễm trùng: dẫn đến ức chế enzyme tiêu hoá hay gặp trong suy dinh dưỡng – thiếu máu – còi xương
  • Các vấn đề về răng miệng: Nhiều trẻ bị sốt mọc răng, sốt khi viêm lợi, cảm giác đau đớn sẽ hạn chế việc nhai nghiền thức ăn, đôi khi khiến trẻ cáu gắt và phản ứng tiêu cực hơn với việc ăn uống.

Biếng ăn sinh lý

  • Trẻ không có thói quen sinh hoạt đúng giờ: Trong độ tuổi phát triển, trẻ rất hiếu động, mải chơi và thích khám phá thế giới xung quanh nên nhiều khi vì vui chơi quá mức mà quên ăn. Các bữa ăn của trẻ không có giờ cố định, bố mẹ không tạo được thói quen ăn uống đều đặn đúng giờ cho trẻ nên rất dễ gây ra việc quên bữa, biếng ăn.
  • Thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ: Khẩu vị của thức ăn tác động rất nhiều đến vị giác của trẻ. Khi trẻ phải ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày hoặc cha mẹ cho ăn cơm quá sớm khi răng của bé chưa sẵn sàng để nhai… điều đó sẽ khiến trẻ không hào hứng mỗi bữa ăn.
  • Trẻ biếng ăn do thiếu vi chất: Thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt nhóm khoáng chất (Kẽm, Selen…), vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12…) và Lysine (nhóm acid amin thiết yếu), cơ thể trẻ ngay lập tức bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, lười vận động, chán ăn, chức năng chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn bị suy giảm rõ rệt. Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong độ tuổi 1-2 tuổi

 width=

Biếng ăn tâm lý

  • Trẻ bị ép ăn quá nhiều dẫn đến sợ ăn: Nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con nhỏ, thiếu tinh tế để nhận biết các sở thích và thói quen ăn uống của con dẫn đến trẻ luôn có cảm giác bị ép ăn, bị quát mắng, cảm giác tiêu cực xuất hiện nhiều trong mỗi bữa ăn dẫn đến sự sợ hãi, lo lắng, tức giận và phản ứng gay gắt của trẻ khi ăn.
  • Trẻ ăn vặt quá nhiều: Khi dạ dày của trẻ đã được lấp đầy bởi đồ ăn vặt thì việc ăn bữa chính sẽ trở nên khó khăn. “Cảm giác no giả” sẽ dần làm trẻ mất đi cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn, mất cảm giác với các thực phẩm dinh dưỡng và lâu ngày trở thành biếng ăn.

Sở dĩ chứng biếng ăn khiến cha mẹ lo lắng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nó tạo ra một vòng luẩn quẩn khép kín. “Biếng ăn – thiếu chất – suy dinh dưỡng – hay ốm đau – biếng ăn nặng hơn”… Bởi vậy, mẹ cần tìm hiểu kỹ càng để mỗi bữa ăn của trẻ trở thành một niềm vui và giúp con mau lớn khỏe mạnh.

Theo danhbaythapcoi

5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment