Hướng dẫn đánh giá và theo dõi mức chỉ số tiểu đường ở trẻ em
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Theo thống kê có khoảng 10% số người mắc tiểu đường là trẻ em, chủ yếu là tiểu đường type 1. Nhưng hiện nay, số lượng trẻ mắc tiểu đường type 2 đang tăng lên ở đối tượng trẻ thừa cân, béo phì. Trước thực trạng như vậy, việc đánh giá và theo dõi chỉ số tiểu đường ở trẻ em rất quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu thêm về những thông tin liên quan đến vấn đề chỉ số tiểu đường ở trẻ em.
1. Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường ở trẻ em
Xét nghiệm tiểu đường ở trẻ em cũng tương tự người lớn, khi đường máu lúc đói trên 7mmol/L hoặc HbA1c ≥ 6.5% có thể chẩn đoán trẻ em mắc tiểu đường.
Xét nghiệm | Kết quả chẩn đoán tiểu đường |
Chỉ số đường huyết khi đói | 126 mg/dL trở lên (7,0 mmol/L trở lên) |
Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên | 200 mg/dL trở lên (11,1 mmol/L trở lên) |
HbA1c | Trên 6.5% |
Các xét nghiệm cụ thể:
1.1. Chỉ số nồng độ đường huyết lúc đói
Chỉ số đường huyết của trẻ lúc đói thường được đo vào buổi sáng, trước ăn sáng. Xét nghiệm xác định nồng độ đường huyết lúc thấp nhất khi cơ thể nhịn ăn trong khoảng 8 giờ.
Ý nghĩa của chỉ số đường huyết lúc đói ở trẻ:
- Mức chỉ số đường huyết lúc đói chẩn đoán tiểu đường ở trẻ em là ≥ 7,0 mmol/L (≥ 126 mg/dL).
- Khoảng chỉ số thể hiện đường huyết khi đói bình thường ở trẻ theo độ tuổi được thể hiện trong bảng sau:
Tuổi | Chỉ số đường huyết bình thường khi đói |
Trẻ dưới 6 tuổi | 100 – 180 mg/dL (5,5 – 9,9 mmol/L) |
Trẻ từ 6 đến 12 tuổi | 90 – 180 mg/dL (4,95 – 9,9 mmol/L) |
Trẻ từ 13 đến 19 tuổi | 90 – 130 mg/dL (4,95 – 7,15 mmol/L) |
Bảng trên thể hiện chỉ số xét nghiệm bình thường ở trẻ, nếu nằm ngoài khoảng trên sẽ được coi là đường huyết cao hoặc đường huyết thấp.
1.2. Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên
Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên có thể được đo vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày để xác định nồng độ đường huyết tại thời điểm đo.
Cách đọc chỉ số đường huyết ngẫu nhiên ở trẻ:
- Mức chẩn đoán tiểu đường trẻ em là chỉ số đường huyết ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol/L (≥ 200 mg/dL).
- Mức chỉ số đường huyết ngẫu nhiên bình thường được thể hiện trong bảng sau:
Tuổi | Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên bình thường |
Trẻ dưới 6 tuổi | Khoảng 180 mg/dL (9,9 mmol/L) |
Trẻ từ 6 đến 12 tuổi | 90 – 140 mg/dL (4,95 – 7,7 mmol/L) |
Trẻ từ 13 đến 19 tuổi | 90 – 140 mg/dL (4,95 – 7,7 mmol/L) |
Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên có thể dao động theo từng thời điểm khác nhau. Phạm vi chỉ số xét nghiệm an toàn cho trẻ dưới 6 tuổi là khoảng 80 – 200mg/dL, trẻ từ 6 – 12 tuổi là 80 – 180 mg/dL và trẻ từ 13 – 19 tuổi là 70 – 150 mg/dL.
1.3. Chỉ số HbA1c
Chỉ số HbA1c giúp xác định nồng độ đường huyết trung bình trong khoảng 3 tháng. Xét nghiệm được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, trẻ không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
Ý nghĩa chỉ số HbA1c:
Chỉ số HbA1c | Ý nghĩa |
Dưới 5.7% | Mức chỉ số được xem là bình thường và không có dấu hiệu của tiểu đường |
5.7% đến 6.4% | Mức chỉ số tiền tiểu đường, có nguy cơ cao phát triển thành tiểu đường. |
Từ 6.5% trở lên | Mức chỉ số được coi là đủ để chẩn đoán tiểu đường. |
Vậy, tương tự như đánh giá ở người lớn, chỉ số HbA1c bình thường ở trẻ là dưới 5.7%. Nếu xét nghiệm có chỉ số từ 5.7% – 6.4% là mức tiền tiểu đường và nếu chỉ số HbA1c từ 6.5% trở lên, đây là mốc để chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường ở trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
4 loại chỉ số tiểu đường thai kỳ – Chỉ số bao nhiêu là an toàn? |
2. Trẻ có yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường
Nguyên nhân tiểu đường ở trẻ em phức tạp và còn chưa được hiểu rõ. Các yếu tố ảnh hưởng và thúc đẩy tình trạng bệnh có thể là:
- Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ: Lượng Glucose trong máu của mẹ có thể truyền vào thai nhi khiến tuyến tụy của trẻ phải hoạt động mạnh, tăng sinh Insulin để chuyển hóa Glucose dư thừa. Dẫn đến, trẻ hấp thụ nhiều năng lượng gây tình trạng thai to, trẻ khi sinh bị thừa cân, béo phì và tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
- Chế độ ăn không lành mạnh: Trẻ ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh chứa nhiều đường và Carbohydrate, ăn ít rau xanh, trái cây,… dễ gây ra tình trạng béo phì và tăng tỷ lệ mắc tiểu đường type 2.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Lười vận động, không tập thể dục cũng là yếu tố gây tăng tình trạng kháng Insulin, kết hợp với thừa cân, béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở trẻ.
- Do di truyền: Trong gia đình có người thân mắc tiểu đường thì trẻ có nguy cơ mắc cao hơn bình thường. Yếu tố này chiếm 10% – 20% trường hợp trẻ em mắc tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm:
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm? Mẹ bầu cần làm gì khi mắc tiểu đường thai kỳ? |
3. Dấu hiệu phát hiện tiểu đường ở trẻ em
Những triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường ở trẻ mà phụ huynh cần quan tâm:
- Khát nước: Trẻ thường xuyên khát nước và uống nhiều nước hơn bình thường.
- Thường xuyên đi tiểu: Đối với trẻ sơ sinh có thể thấy thường xuyên phải thay bỉm, bỉm nặng hơn bình thường. Trẻ nhỏ thường xuyên đái dầm, trẻ lớn hay sử dụng nhà vệ sinh.
- Mệt mỏi: Tình trạng trẻ mệt mỏi, kiệt sức chỉ sau một hoạt động thể chất nhỏ, trẻ than mệt thường xuyên, kéo dài.
- Sụt cân: Cân nặng của trẻ giảm nhanh không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn.
- Luôn tham đói: Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn hay than đói, trẻ thiếu năng lượng hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
- Nhiễm nấm: Đường huyết tăng cao là yếu tố làm suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn hệ vi sinh vật. Nguy cơ nhiễm nấm cao hơn trẻ bình thường, đặc biệt là ở bé gái. Do hệ miễn dịch
- Thị lực suy giảm: Trẻ có thể nhìn mờ, đau mỏi mắt, khó nhìn rõ đối tượng,… đồng thời tỷ lệ mắc bệnh về mắt ở trẻ tiểu đường cao hơn bình thường.
Có thể bạn quan tâm:
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có sao không? Biện pháp giúp mẹ và bé khỏe |
4. Biện pháp theo dõi chỉ số tiểu đường ở trẻ em
Đối với trẻ có nguy cơ cao, phụ huynh có thể theo dõi chỉ số tiểu đường, dấu hiệu lâm sàng ở trẻ em thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm bệnh.
- Kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ khi thấy trẻ có dấu hiệu tiểu nhiều, mệt mỏi, khát nhiều,…
- Đưa trẻ đi khám định kỳ 1 – 2 lần/ năm.
5. Phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em
Tiểu đường có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như di truyền, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống,… Do đó để phòng tránh bệnh cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
- Chế độ ăn uống: Hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: Bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, thịt mỡ, nội tạng động vật,… Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá,… cho trẻ.
- Chế độ vận động: Tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, vận động, thể dục thể thao ngoài trời như chạy bộ, bóng rổ, đá bóng, bóng chuyền,…
- Chế độ ngủ, nghỉ điều độ, đúng giờ.
Bài viết liên quan: Bệnh tiểu đường cần ăn kiêng những gì?
Hy vọng qua bài viết về “Hướng dẫn đánh giá và theo dõi chỉ số tiểu đường ở trẻ em” đã giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức và thông tin về bệnh tiểu đường trẻ.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về bệnh tiểu đường hãy truy cập fanpage Nutricare hoặc gọi tới hotline 18006011 để được giải đáp và tư vấn trực tiếp!
Ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *