Tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì tốt cho cả mẹ và bé con?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày – nhất là đối với mẹ bầu tiểu đường. Vậy các bà mẹ tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì? Mẹ bầu tiểu đường cần hấp thụ các chất dinh dưỡng như thế nào? Hãy tham khảo thực đơn dưới đây của Nutricare để bà bầu có chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học.
1.13 Thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Bà bầu cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị và chế độ dinh dưỡng của bác sĩ để kiểm soát lượng đường và cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
Dưới đây là gợi ý thực đơn mà bà bầu tiểu đường thai kỳ có thể tham khảo:
1.1. Trứng luộc + Ngô + Bơ + Salad rau
Thực đơn trứng luộc, ngô, bơ kết hợp với salad rau có những tác dụng nhất định với cả mẹ bầu và thai nhi là món ăn bạn không thể bỏ qua khi nhắc đến tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì.
Tác dụng cho mẹ | Tác dụng cho bé |
|
|
Nguyên liệu/bữa ăn:
- 2 quả trứng luộc
- 1 Bắp ngô
- ⅓ quả bơ
- 1 phần salad rau: xà lách, cà chua bi, dưa chuột, củ cải
- Dầu oliu hoặc sốt mayonnaise vừa ăn
Cách làm:
- Trứng và ngô được luộc trong vòng 5 – 10 phút. Ngô luộc xong đem đi tách hạt. Bơ gọt vỏ và cắt thành lát mỏng vừa ăn.
- Rau xà lách cắt khúc nhỏ, cà chua bia cắt đôi rồi trộn chung với trứng, ngô và bơ cùng với nước sốt có sẵn hoặc một chút dầu oliu.
1.2. Trứng luộc + Bánh mì nướng ngũ cốc (hướng dương, bí ngô)
Trứng luộc kết hợp với bánh mì nướng ngũ cốc là sự lựa chọn nhanh gọn và sáng suốt khi đề cập đến người tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì.
Tác dụng cho mẹ | Tác dụng cho bé |
|
|
Nguyên liệu/bữa ăn:
- 2 quả trứng luộc
- 1 bánh mì nướng ngũ cốc
Cách làm:
- Bánh mì được nhào bột, rắc lên trên bánh một chút hạt hướng dương hoặc bí ngô. Nướng trong 18 phút với nhiệt độ là 200 – 240 độ C.
- Trứng được luộc trong nước sôi trong vòng 5 – 10 phút.
1.3. Bột yến mạch nấu chín + Hạt điều + Thanh long ruột đỏ
Thực đơn này sẽ giúp bà bầu hạn chế bị thiếu máu và giúp thai nhi tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe của xương và đảm bảo sự phát triển ổn định, giải quyết vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì.
Tác dụng cho mẹ | Tác dụng cho bé |
|
|
Nguyên liệu/bữa ăn:
- 30 – 40g yến mạch nấu chín
- 10 – 15 hạt điều
- ½ quả thanh long đỏ
Cách làm:
- Nấu chín bột yến mạch với một chút gia vị. Có thể thêm trứng, thịt băm hoặc rau củ để tăng cường dinh dưỡng.
- Hạt điều bóc vỏ. Thanh long bóc bỏ và cắt miếng vừa ăn.
Lưu ý:
- Hạt điều nên sử dụng bắt đầu ở tháng thứ 4.
- Yến mạch chỉ nên sử dụng 3-4 lần/ tuần.
1.4. Trứng chiên + Bánh mì nguyên cám + Salad rau
Tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì? Thực đơn này cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất cơ bản, giúp mẹ khởi đầu một ngày mới nhiều năng lượng mà vẫn kiểm soát đường huyết tốt.
Tác dụng cho mẹ | Tác dụng cho bé |
|
|
Nguyên liệu/bữa ăn:
- 1 quả trứng
- 2 lát bánh mì nguyên cám
- 1 bát salad rau
Cách làm:
- Chiên trứng với một chút dầu oliu rồi kẹp với bánh mì và nước sốt.
- Rau xà lách/các loại rau cải cắt khúc vừa ăn, trộn chung với cà chua bi cắt đôi, một nửa quả bơ và sốt trộn salad.
1.5. Cháo ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt giúp bổ sung thêm sữa cho bà bầu, phòng tránh sinh non và bổ sung năng lượng an toàn cho mẹ bầu rất phù hợp để giải quyết vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì.
Tác dụng cho mẹ | Tác dụng cho bé |
|
|
Nguyên liệu/bữa ăn:
- Đậu xanh 30g
- Đậu đen 30g
- Vừng đen 30g
- Lạc 30g
- Gạo lứt 30 – 50g
Cách làm:
- Rang gạo lứt đến khi chuyển màu. Các loại hạt còn lại ngâm trong nước khoảng 2 tiếng cho nở.
- Cho toàn bộ đậu xanh, đậu đen, vừng, lạc và gạo lứt vào nồi. Sau đó, bạn thêm lượng nước gấp 3 lần hạt rồi đun sôi đến khi cháo nhừ. Thêm gia vị vừa ăn và để nguội cho dễ ăn hơn.
1.6. Phở/bún gạo lứt thịt bò + giá chần
Gạo lứt và thịt bò chứa nhiều dưỡng chất cải thiện sức khỏe miễn dịch cho cả mẹ và bé rất tốt. Giá đỗ giúp thanh nhiệt, giải độc và giảm cảm giác nóng trong cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ.
Tác dụng cho mẹ | Tác dụng cho bé |
|
|
Nguyên liệu/bữa ăn:
- 100g phở/bún gạo lứt khô
- 200g thịt bò tươi
- 50g bắp cải trắng
- ½ củ cà rốt
- Rau răm, rau thơm các loại
- Gia vị
Cách làm:
- Giã đỗ chần sơ với nước sôi rồi vớt ra để ráo.
- Ngâm sợi bún/phở trong nước 5 – 7 phút. Cà rốt và bắp cải cắt sợi nhỏ. Thịt bò cắt khúc hoặc miếng mỏng vừa ăn rồi đem xào tái với một chút dầu oliu.
- Chuẩn bị hỗn hợp nước dùng gồm: nước mắm, tỏi băm, ớt băm, đường, nước cốt chanh và một ít nước lọc rồi cho thịt bò, bún, rau và cà rốt vào bát trộn chung với nước dùng là có thể thưởng thức.
1.7. Bún cá + rau
Nói đến tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì thì các món ăn từ cá ngon miệng lại đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ bạn không thể bỏ qua.
Tác dụng cho mẹ | Tác dụng cho bé |
|
|
Nguyên liệu/bữa ăn:
- 150g cá rô phi
- 80g bún tươi
- 100g xương heo
- Hành khô, cà chua
- Mắm tôm, chanh, bột nghệ
- Rau ăn kèm (rau cải, rau xà lách, rau thơm)
Cách làm:
- Cà chua thái múi cau. Xào cà chua chín mềm rồi thêm xương heo, đầu cá đem đi ninh nước chan bún và nêm gia vị.
- Thịt cá lọc xương và thái miếng vừa ăn, lăn qua bột chiên giòn rồi đem đi chiên vàng đều các mặt.
- Chần bún qua nước sôi. Thêm bún, cá rô đã chiên, hành, rau thơm xắt nhỏ lên trên rồi chan nước dùng và thưởng thức.
Lưu ý: Nên chọn các loại bún gạo lứt để hạn chế gây tăng đường huyết quá nhanh.
1.8. Cháo thịt nạc + quả kiwi tráng miệng
Cháo thịt bằm giàu Protein, dễ tiêu hóa, ngon miệng và dễ nấu đã trở thành là một trong những món ăn quốc dân của các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ. Bạn có thể lựa chọn món cháo thịt nạc để giải quyết việc tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì nhé!
Tác dụng cho mẹ | Tác dụng cho bé |
|
|
Nguyên liệu/bữa ăn:
- 150g gạo trắng thơm
- 150g thịt lợn nạc
- ½ củ cà rốt
- Gia vị, hành lá, rau thơm
- Kiwi: 1 quả
Cách làm:
- Thịt lợn băm nhỏ rồi đem đi xào chín. Cà rốt xắt hạt lựu, hành lá cắt nhỏ.
- Vo sạch gạo và đem đi nấu cháo. Khi cháo nhừ cho thịt, cà rốt vào nấu đến khi chín và nêm gia vị, rắc hành lá và rau thơm là hoàn thành. Sau khi dùng cháo, bạn có thể ăn tráng miệng bằng một quả kiwi.
1.9. Miến gà + rau + nước ép quả cóc
Thực đơn kết hợp miến gà, rau và nước ép quả cóc cung cấp các chất bổ sung năng lượng cho mẹ bầu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi giúp bạn giải quyết vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì.
Tác dụng cho mẹ | Tác dụng cho bé |
|
|
Nguyên liệu/bữa ăn:
- 200g đùi gà
- 70g miến dong
- 20g nấm hương
- Gừng, hành, rau thơm
- Rau xà lách, rau cải
- 2 quả cóc
- Gia vị
Cách làm:
- Đùi gà luộc chín rồi đem đi xé nhỏ. Miến và nấm hương ngâm nước 10p. Nấm hương cắt đôi. Gừng xắt sợi, hành cắt nhỏ.
- Nước luộc gà nêm gia vị, thêm gừng và nấm hương vào nấu cho thơm rồi tắt bếp. Chan nước dùng vào bát đã cho miến và thịt gà, thêm hành và rau thơm.
- Bỏ cóc và nước vào máy xay xay nhuyễn rồi lọc bỏ bã.
Lưu ý: Mẹ mang thai không nên dùng quá 2 quả cóc/ngày.
1.10. Ngũ cốc nguyên hạt + ly sữa không đường
Ngũ cốc nguyên hạt và sữa tươi không đường là thực đơn được nhiều mẹ bầu lựa chọn mà không cần quá lo lắng về việc bị tăng đường huyết.
Tác dụng cho mẹ | Tác dụng cho bé |
|
|
Nguyên liệu/bữa ăn:
- 50 – 80g Granola (hỗn hợp các loại ngũ cốc nguyên hạt)
- 1 cốc sữa tươi không đường.
Cách làm: Các mẹ bầu có thể dùng trực tiếp hoặc trộn chung sữa với Granola để ăn.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường nên và không nên ăn gì để ổn định đường huyết?
- Tiểu đường ăn táo đỏ được không? Có nên ăn táo đỏ khô?
2. Tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì vào bữa sáng?
Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và hạn chế tối đa các rủi ro cho thai nhi không những cần biết tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì, các bà mẹ tiểu đường thai kỳ còn cần tránh sử dụng các thực phẩm sau đây vào bữa sáng:
- Những loại thực phẩm dễ tăng đường huyết như các loại bánh kẹo, nước ngọt, trái cây hoặc nước ép, sinh tố trái cây giàu đường,…
- Thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai lang, khoai tây, ngũ cốc tinh chế và các sản phẩm từ ngũ cốc,…
- Không nấu thức ăn quá mặn và không ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp như thịt, cá, rau củ đóng hộp, bơ đậu phộng, trái cây đông lạnh, đồ muối chua,…
- Hạn chế ăn đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm có nhiều chất béo: các sản phẩm từ sữa giàu chất béo như sữa nguyên kem, phomai, mỡ động vật, dầu dừa, dầu cọ, bơ cacao,…
- Thực phẩm chứa đường và carb ẩn như trái cây sấy khô, sốt rau, quả đóng hộp,…
- Hạn chế sử dụng nước ngọt, đồ uống có ga và có chất kích thích như cà phê, trà xanh, soda,…
- Thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như thịt đỏ, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, nội tạng động vật,…
Tìm hiểu thêm thông tin bệnh tiểu đường phải ăn kiêng những gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
3. Lưu ý khi ăn sáng cho người tiểu đường thai kỳ
Ngoài việc tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì thì mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần lưu ý một số nguyên tắc sau để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn:
- Thời gian ăn bữa sáng: cố định thời điểm ăn bữa sáng giúp mẹ bầu duy trì lượng đường trong máu duy trì độ ổn định tốt hơn.
- Mỗi bữa ăn cần 25% chất đạm, 25% tinh bột và 50% không chứa thực phẩm tinh bột (salad, rau…): hỗ trợ trao đổi chất và phát triển thai nhi tốt hơn. Đồng thời tạo cảm giác no và giúp chỉ số đường huyết không tăng vọt sau bữa ăn.
- Khẩu phần ăn ở mức vừa đủ: Mỗi bữa ăn cần giới hạn lượng thực phẩm để sao cho đầy đủ các chất dinh dưỡng cơ bản cho mẹ và bé theo từng giai đoạn của thai kỳ mà không khiến mẹ bị tăng đường huyết và tăng cân quá mức.
Tìm hiểu thêm: Người bệnh tiểu đường ăn táo được không? Tư vấn từ chuyên gia
Tóm lại, các bà mẹ tiểu đường thai kỳ nên đảm bảo thực đơn cũng như tuân thủ lời dặn của các bác sĩ một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ để cải thiện sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho thai nhi. Hy vọng bài viết “Tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì” sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường thai kỳ một các phù hợp nhất.
Đừng quên gọi hotline 18006011 hoặc nhắn tin tới fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường để nhận thêm tư vấn về thực đơn ăn sáng tốt cho mẹ bầu thai kỳ bạn nhé!
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *