Chuyên gia tư vấn cách bồi bổ cơ thể bị suy nhược hiệu quả, an toàn

5/5 - (1 vote)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Cơ thể bị suy nhược kéo dài thường có các biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, hay lo âu, căng thẳng,… Để bồi bổ cơ thể bị suy nhược, bên cạnh xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, tập luyện thể dục phù hợp, thì việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, nhanh chóng hồi phục.

Cùng tìm hiểu những nhóm thực phẩm thiết yếu, bổ sung dinh dưỡng, năng lượng cho người suy nhược cơ thể trong bảng sau:

Nhóm thực phẩm Công dụng Tên các thực phẩm
Rau củ Cải thiện chán ăn, mệt mỏi, tốt cho hệ tiêu hóa,… Bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, đậu hà lan, rau họ cải,…
Trái cây giàu Vitamin và khoáng chất Giúp giảm triệu chứng xanh xao, mệt mỏi, nâng cao đề kháng,… Chuối, lê, bưởi, cam, táo, đu đủ, bơ, xoài,…
Thực phẩm giàu Protein Cung cấp năng lượng chống lại tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Thịt heo, thịt bò, thịt gà, trứng,…
Ngũ cốc Dinh dưỡng thiết yếu cho mọi hoạt động, tăng cường sức khỏe. Gạo, ngô, óc chó, hạnh nhân, bột ngũ cốc, bánh mì,…
Thực phẩm giàu Probiotic Chứa men vi sinh tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột, tăng hấp thu cải thiện chứng mệt mỏi. Sữa chua, váng sữa, kim chi, dưa muối, củ cải chua,…
Các loại cá Giàu Omega 3 giúp giảm mệt mỏi, đầu óc luôn minh mẫn. Cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá chim,…
Một số thực phẩm khác Kích thích ăn ngon, bổ sung dinh dưỡng. Socola đen, nhân sâm, trà xanh,…

Để lên thực đơn hợp lý và tăng cường sức khỏe hiệu quả cho người suy nhược hiệu quả, tham khảo ngay các nguyên tắc và cách nấu các món ăn sau đây!

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị suy nhược cơ thể

Bên cạnh các nhóm thực phẩm thiết yếu, để xây dựng được thực đơn bổ sung cho người suy nhược an toàn, hiệu quả, những nguyên tắc sau sẽ giúp bạn dễ dàng chọn món cho thực đơn hàng ngày:

  • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu: chất đạm, chất béo, chất bột đường, Vitamin và khoáng chất.
  • Uống đủ nước, trung bình 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp tăng cường hoạt động chuyển hóa, giảm căng thẳng.
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn đúng bữa, không bỏ bữa: Chia thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu, giảm tình trạng chán ăn.
  • Chế biến, trang trí món ăn ngon miệng, hút mắt. Việc này giúp kích thích vị giác khiến người bệnh ăn ngon miệng hơn, tránh chán ăn, bỏ bữa.
  • Chú trọng món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như các món cháo, súp, canh, món hầm,… giúp dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn, tránh đầy bụng, khó tiêu.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng
Cần đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cho người suy nhược.

NGƯỜI ỐM CÓ ĂN ĐƯỢC THỊT GÀ KHÔNG?

2. Các món ăn bổ dưỡng cho người suy nhược cơ thể

Hãy cùng tìm hiểu một số món ăn phù hợp, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp người suy nhược bồi bổ sức khỏe.

Phân loại Món ăn
Các món hầm Thịt heo hầm, thịt gà chưng cách thủy, thịt dê hầm gừng, gà hầm thuốc bắc, óc heo hầm thiên ma, bào ngư hầm đông trùng hạ thảo, ngó sen hầm xương ống, thịt vịt hầm hạt sen,…
Các món cháo Cháo đậu đỏ, cháo chim cút, cháo bồ câu, cháo yến mạch đậu đỏ thịt bằm,…
Các món canh Canh sò ngao cà rốt đậu đỏ, canh lươn, canh bầu nấu tai, canh bí đỏ với đậu xanh, canh đậu hũ nấm hương,…
Các món hấp Cá chép hấp cách thủy, cá chép hấp táo đỏ và gừng,…
Các món khác Chè long nhãn hạt sen, yến chưng hạt sen táo đỏ,…

Bên cạnh nắm vững nhóm thực phẩm cần thiết và những nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng thì chế biến là một công đoạn rất quan trọng để tạo ra những món ăn thơm ngon bổ dưỡng cho người suy nhược.

2.1. Top 3 món hầm bổ dưỡng cho người suy nhược

Dưới đây là hướng dẫn cách nấu một số món hầm:

2.1.1. Thịt heo hầm

Thịt heo có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, Vitamin và muối khoáng,… Khi được hầm cùng rau, củ,… món ăn này giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ khí huyết, cải thiện giấc ngủ, phù hợp cho người suy nhược, thiếu máu, dễ ốm, người hay mệt mỏi thường xuyên,…

Lưu ý: Thịt heo chứa lượng chất béo cao, hàm lượng Purin do đó người mắc các bệnh huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường và Gout không nên ăn nhiều.

Thịt heo hầm
Thịt heo hầm đại bổ, phục hồi khí huyết, tăng cường giấc ngủ cho người suy nhược.

2.1.2. Thịt gà chưng cách thủy

Thịt gà chưng cách thủy dễ chế biến và cung cấp nhiều năng lượng nhờ hàm lượng Protein cao, Phospho, Selen, Tryptophan, Serotonin, Vitamin B6,… giúp tăng cường dinh dưỡng, cải thiện tâm trạng cho người có hệ miễn dịch yếu, hay ốm, người già, trẻ nhỏ, người trầm cảm,…

Lưu ý: Người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp không nên ăn nhiều thịt gà do thịt gà giàu chất béo và Cholesterol.

Thịt gà
Thịt gà chưng cách thủy mềm và dễ tiêu hóa

2.1.3. Thịt dê hầm gừng

Thịt dê chứa hàm lượng cao Protein, Carbohydrate, Vitamin, Sắt,… đồng thời hàm lượng chất béo bão hòa thấp giúp bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể rất tốt. Hầm cùng gừng tính nóng có hiệu quả giải cảm cao. Vì vây món thịt dê hầm gừng là món ăn bổ sung, tăng cường sức khỏe nhanh chóng, tốt cho người suy nhược, cảm cúm,…

Lưu ý: Không ăn thịt dê với giấm, dưa hấu. Sự kết hợp này vừa làm giảm giá trị dinh dưỡng, hương vị của món ăn, vừa làm trở ngại cho tỳ vị, dạ dày. Điều này kéo theo tác dụng giữ ấm cơ thể bị giảm và gây rối loạn tiêu hóa. Không uống trà sau ăn thịt dê do dễ gây rối loạn tiêu hóa, táo bón.

Thịt dê hầm gừng
Thịt dê hầm gừng hỗ trợ điều trị cảm cúm tốt

2.2. Cách nấu một số món cháo nhanh chóng

Dưới đây là hướng dẫn cách nấu một số món cháo dinh dưỡng:

2.2.1. Cháo đậu đỏ

Hàm lượng cao Protein, Calo, chất xơ, Vitamin B9, Mangan,… trong đậu đỏ cùng với lương dinh dưỡng lớn từ gạo, cháo đậu đỏ giúp cải thiện thể trạng và cung cấp vi chất giúp tăng cường hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Nhờ vậy, chứng suy nhược nhanh chóng được cải thiện.

Lưu ý: Đậu đỏ chứa nhiều Lectin – chất dễ gây ngộ độc. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều, không nên ăn sống, nên ngâm đậu đỏ 3 – 5 tiếng và nấu lâu hơn 10 phút.

Cháo đậu đỏ
Cháo đậu đỏ bổ sung dinh dưỡng và cải thiện vị giác cho người suy nhược

2.2.2. Cháo bồ câu

Thịt bồ câu có chứa chất đạm, giàu Vitamin A, B, E,… Hạt sen có tác dụng dưỡng tâm, trị mất ngủ, suy nhược thần kinh. Vì vậy, món cháo bồ câu nấu với hạt sen là món ăn bổ dưỡng, tốt cho não bộ, đặc biệt tốt cho người suy nhược thần kinh.

Lưu ý: Hàm lượng đạm cao sẽ dễ gây nóng trong không tốt cho người đang sốt cao, tăng huyết áp, nóng trong,…

Cháo bồ câu
Cháo bồ câu hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe.

2.2.3. Cháo yến mạch đậu đỏ thịt bằm

Yến mạch và đậu đỏ chứa hàm cao Protein, chất xơ, chất béo, cùng nhiều Vitamin và khoáng chất. Kết hợp yến mạch, đậu đỏ cùng thịt sẽ tạo thành món ăn giàu dinh dưỡng hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi giúp phục hồi suy nhược cơ thể.

Yến mạch
Yến mạch chứa nhiều chất xơ, thúc đẩy tiêu hóa và tăng cảm giác thèm ăn

2.3. Chế biến các món canh thơm ngon

Dưới đây là hướng dẫn cách nấu một số món canh:

2.3.1. Canh sò ngao cà rốt đậu đỏ

Canh sò ngao cà rốt đậu đỏ là món ăn thanh mát, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Sắt, Kali, Canxi,… có trong ngao và Vitamin A dồi dào trong cà rốt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, tăng cường sức khỏe xương, bù đắp năng lượng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, người suy nhược, làm việc quá sức, người mới ốm dậy,…

Lưu ý: Người có cơ địa dị ứng nên tránh ăn canh sò ngao do Protein trong ngao dễ kích thích hệ miễn dịch gây phản ứng dị ứng. Người bệnh Gout cũng không nên ăn canh sò ngao do thực phẩm này có hàm lượng đạm và Purin cao.

Ngao tươi
Chọn ngao tươi, mập và làm sạch cát trước khi nấu

2.3.2. Canh bí đỏ với đậu xanh

Trong bí đỏ có chứa nhiều Omega-3, Omega-6 đặc biệt tốt cho tim mạch. Bên cạnh đó, các chất vi lượng như Sắt, Kẽm,.. có tác dụng bổ máu. Đậu xanh thanh nhiệt, giải độc, cung cấp nhiều chất chống oxy hóa như Vitamin E, C, Axit folic. Kết hợp hai nguyên liệu này tạo nên món ăn giúp giảm nóng trong, tăng cường tuần hoàn máu tới các cơ quan của người suy nhược.

Lưu ý: Người thể hàn, tay chân lạnh, đau bụng đi ngoài, tiêu chảy không nên ăn do đậu xanh tính hàn làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Canh bí đỏ
Canh bí đỏ đậu xanh thanh mát rất thích hợp cho ngày hè.

2.3.3. Canh đậu hũ nấm hương

Để bồi bổ cơ thể bị suy nhược bạn có thể sử dụng canh đậu hũ nấm hương bổ sung Protein, Canxi, Lentinan,… có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng sức đề kháng. Đồng thời thành phần trong món ăn này là đậu hũ và nấm hương đều dễ tiêu hóa, hấp thu tốt cho hệ tiêu hóa người suy nhược cơ thể.

Lưu ý: Người thiếu I-ốt không nên ăn nhiều canh đậu hũ nấm hương do Saponins trong đậu hũ sẽ cạnh tranh làm giảm hấp thu và tăng đào thải I-ốt. Protein và Purin cao trong đậu hũ không tốt cho người bệnh Gout, bệnh thận.

Canh đậu hũ
Canh đậu hũ nấm hương dễ tiêu hóa, tăng đề kháng cho người suy nhược.

2.4. Chế biến các món hấp lạ miệng

Dưới đây là hướng dẫn cách nấu một số món hấp:

2.4.1. Cá chép hấp cách thủy

Theo y học cổ truyền, cá chép bổ tỳ vị, bổ máu, cải thiện trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa. Vì vậy món cá chép hấp cách thuỷ đem lại nhiều công dụng tốt, Protein và chất béo trong cá chép dễ hấp thu nên rất phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho người mất năng lượng vì làm việc quá sức, người suy nhược mới ốm dậy,…

Lưu ý: Người mắc bệnh về gan, thận, Gout cần hạn chế ăn do cá chép chứa nhiều Purin, Kali có thể làm nặng thêm triệu chứng bệnh.

Cá chép hấp cách thủy
Cá chép hấp cách thủy

2.4.2. Cá chép hấp táo đỏ và gừng

Gừng thuộc tính nóng, có tác dụng ôn ấm tỳ vị, giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Táo đỏ có tác dụng ích khí, dưỡng huyết an thần. Cá chép hấp gừng táo đỏ là món ăn đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, dễ hấp thu phù hợp để bồi bổ cho người suy nhược cơ thể.

Lưu ý: Người mắc bệnh về gan, thận, Gout cần hạn chế ăn do cá chép chứa nhiều Purin, Kali có thể làm nặng thêm triệu chứng bệnh.

Cá chép hấm táo đỏ
Cá chép hấp táo đỏ và gừng cung cấp nhiều dinh dưỡng.

2.5. Làm món ăn vặt kích thích vị giác

Dưới đây là hướng dẫn cách nấu một số món ăn vặt:

2.5.1. Chè long nhãn hạt sen

Theo đông y, chè long nhãn hạt sen được cho là bổ khí huyết, ích tâm trong đó long nhãn có tính ôn, vị ngọt thơm, có tác dụng an thần, giảm stress, đồng thời hạt sen có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp dưỡng tâm, trị mất ngủ, suy nhược thần kinh rất phù hợp để bồi bổ cơ thể bị suy nhược. Món ăn này phù hợp cho người mắc các chứng mất ngủ kéo dài, suy giảm trí nhớ, hay lo âu, thiếu máu, suy nhược cơ thể…

Lưu ý: Món ăn không thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim.

Chè hạt sen long nhãn
Chè hạt sen long nhãn bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược, mất ngủ, thiếu máu,…

2.5.2. Yến chưng hạt sen táo đỏ.

Yến được biết đến là thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao do có chứa tới  50-60% Protein, nhiều khoáng chất như Kẽm, Sắt, Canxi,… và 18 loại Axit amin. Món yến chưng hạt sen táo đỏ này phù hợp cho người bị suy nhược, mới ốm dậy, mệt mỏi,… do có tác dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch,…

Yến chưng hạt sen
Yến chưng hạt sen táo đỏ mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng.

Có thể bạn cần biết:

3. Uống gì bồi bổ cơ thể đang suy nhược?

Dưới đây là một số loại nước uống giúp bồi bổ cơ thể suy nhược.

3.1. Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô có tác dụng bổ máu, nhuận tràng, tăng cường miễn dịch, chống lão hóa,… do vậy khi dùng hà thủ ô sắc uống nước, pha trà,… phù hợp để bồi bổ cho người suy nhược.

Lưu ý: Trong quá trình uống cần kiêng các đồ ăn cay, nóng, củ cải trắng, hành tỏi để tránh làm giảm hiệu quả của Hà thủ ô.

Trà Hà thủ ô
Trà hà thủ ô tăng cường bồi bổ cho người suy nhược.

3.2. Trà linh chi

Linh chi là một loài thảo dược quý hiếm, có chứa hơn 400 dưỡng chất, trong đó có nhiều dưỡng chất dinh dưỡng như Protein, Carbohydrat, chất xơ,… và nhiều chất có giá trị dược học cao như Polysaccharides, Peptidoglycans, Triterpenoids có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, cải thiện tiêu hóa, ổn định đường huyết, phòng ngừa ung thư,… rất tốt để bồi bổ cơ thể suy nhược Linh chi hỗ trợ điều trị rất tốt cho những người cơ thể suy nhược, thường xuyên có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ và những người ốm lâu ngày.

Lưu ý: Người huyết áp thấp, người mới phẫu thuật hay đang chờ phẫu thuật không nên uống do trà linh chi làm hạ huyết áp gây chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.

Trà linh chi
Trà linh chi đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người suy nhược

3.3. Nước ép hoa quả

Trái cây là nguồn thực phẩm lành mạnh cung cấp Vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng cải thiện tình trạng suy nhược. Uống nước ép trái cây giúp người suy nhược, mệt mỏi dễ tiêu hóa, tăng cường hấp thu.

Các loại nước ép hoa quả
Các loại nước ép hoa quả bổ sung nhiều Vitamin và chất chống oxy hóa.

Ngoài những thực phẩm trên, người suy nhược có thể sử dụng Nutricare Gold – sữa dinh dưỡng toàn diện giúp phục hồi sức khỏe được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Sản phẩm chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp acid amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tế bào miễn dịch. Từ đó giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi, đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe nhanh chóng. Bên cạnh đó, sữa Nutricare Gold giàu chất xơ hoà tan FOS giúp tăng cường hệ vi khuẩn có lợi đường ruột, hỗ trợ ổn định tiêu hóa, đồng thời hạn chế tình trạng táo bón, giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

nutricare gold mới4. Lưu ý quan trọng giúp người bị suy nhược hồi phục nhanh

Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe người bị suy nhược thì nên lưu ý đến một số nguyên tắc và hạn chế những loại thực phẩm sau.

  • Tránh bỏ bữa hoặc ăn bù bữa vì làm như vậy sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa, cơ thể khó hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, làm chậm quá trình phục hồi cơ thể ở người suy nhược.
  • Tránh thực phẩm chứa chất béo bão hòa như những món chế biến chiên, rán, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp,… để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Bên cạnh đó tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa cũng làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, trào ngược khiến người suy nhược càng khó chịu, mệt mỏi, chán ăn.
  • Tránh chất kích thích, rượu bia, cafein, thuốc lá… do chúng chứa nhiều chất có hại như Nicotin trong thuốc lá, Methanol trong rượu bia,… làm giảm tốc độ hồi phục ở người suy nhược cơ thể.
  • Không nên ăn mì chính, đường nhân tạo có trong bánh, kẹo,… do chúng làm tăng kích thích tới não bộ làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ. Không chỉ vậy, đường nhân tạo chỉ chứa hàm lượng rỗng, không đem lại lợi ích cho cơ thể.
Hạt chế mì chính
Hạn chế mì chính, đường nhân tạo để tránh làm nặng thêm các triệu chứng ở người suy nhược.

5. Bí quyết hồi phục nhanh chóng khi bị suy nhược cơ thể

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì khía cạnh tinh thần, chế độ hoạt động, tập luyện thể dục,… cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của cơ thể khi bị suy nhược. Dưới đây là một số bí quyết giúp hồi phục nhanh chóng khi bị suy nhược.

  • Cân bằng giữa công việc và cuộc sống bằng cách sắp xếp thời gian hợp lý, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và nên ngủ đúng giờ, ngủ đủ 7 – 8 tiếng để giảm stress, giảm nguy cơ suy nhược cơ thể lâu dài.
  • Thư giãn tinh thần khi gặp căng thẳng bằng những biện pháp đơn giản như hít thở sâu, mát xa bàn tay, nghe nhạc,…
  • Trò chuyện thường xuyên với người thân, bạn bè để thả lỏng tinh thần, đầu óc.
  • Tập thể dụng đều đặn mỗi ngày là một phương pháp tốt để rèn luyện cơ thể, tăng cường lưu thông tuần hoàn, tăng sức đề kháng.
Tập Yoga
Yoga là bài tập giúp rèn luyện cơ thể, giải tỏa căng thẳng, stress.

Trên đây là thông tin, tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare về cách bồi bổ cơ thể bị suy nhược nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn có thể bổ sung thêm những món ăn vào thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp người suy nhược hồi phục nhanh chóng.

Hãy truy cập fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe hoặc gọi tới hotline 18006011 để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia dinh dưỡng về dinh dưỡng cho người bị suy nhược nhé!

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

5/5 - (1 vote)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *