Vaccine COVID-19 với những biến thể mới: Loại nào có hiệu quả?

5/5 - (1 vote)

Vaccine hiện là biện pháp bảo vệ hàng đầu được nhiều chuyên gia khuyến nghị sử dụng để chống lại đại dịch COVID-19. Hiện nay, có rất nhiều loại vaccine phòng COVID-19 được nghiên cứu và sản xuất ở khắp nơi trên toàn thế giới. “Hiệu quả phòng bệnh của từng loại vaccine với những biến thể mới ra sao?” đang là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất hiện nay.

 width=

(Nguồn: Internet)

Gần đây nhất, thế giới xuất hiện biến thể mới Lambda – một chủng đột biến của virus gốc SARS-CoV-2. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể Lambda được phát hiện lần đầu tiên tại Peru 1 năm trước và chúng hiện đang lây lan khắp Nam Mỹ. Từ ngày 14/6/2021, biến thể Lambda đã được WHO xếp vào danh mục biến thể cần chú ý (Variants of Interest – VOI), tức là thấp hơn các biến thể cần quan tâm (Variants of Concern – VOC) như biến thể Delta.

Trước Lambda, WHO chỉ ra có 4 chủng virus corona mới – biến chủng đáng quan ngại được phát hiện lần đầu tiên tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ. WHO đã thống nhất gọi 4 biến chủng mới này theo các ký hiệu bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Trong đó, Delta là tên của biến thể virus SARS-CoV-2 chủng mới, được ghi nhận lần đầu tiên tại Ấn Độ đã lan rộng sang hơn 100 quốc gia và được coi là biến thể nguy hiểm nhất trong số 4 biến thể nói trên bởi tốc độ lây lan vượt ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia dịch tễ.

 width=

Vaccine có hiệu quả cao chống lại bệnh tật nghiêm trọng và tử vong do các biến thể COVID-19, bao gồm cả biến thể Delta. _ (Nguồn: WHO)

Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận sự xuất hiện của biến thể mới Lambda. Biến thể Delta được phát hiện phổ biến trong các ca dương tính COVID-19 đợt dịch thứ 4, từ Bắc Ninh, Bắc Giang lan ra TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố phía Nam. Có thể nói, Delta là biến thể nguy hiểm nhất đối với Việt Nam tại thời điểm này.

Đánh giá được tầm quan trọng của vaccine, Chính phủ Việt Nam đã và đang quyết liệt triển khai chiến lược tiêm chủng vaccine cho toàn dân. Chính vì vậy, sự hiểu biết và nhận thức của người dân về tầm quan trọng của vaccine COVID-19 ở thời điểm này là vô cùng quan trọng.

Đến thời điểm hiện tại, có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam gồm vaccine Pfizer/BioNTech, Moderna,  AstraZeneca, Sinopharm, Sputnik-V và Johnson & Johnson (Janssen).

Dưới đây là bảng so sánh hiệu quả của các loại vaccine hiện có trên thế giới trong việc ngăn ngừa COVID-19 (bao gồm cả 6 loại vaccine hiện được cấp phép tại Việt Nam) dựa trên dữ liệu được cung cấp và các ước tính được mô hình hóa của Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME) – Một tổ chức uy tín về các nghiên cứu về Y tế toàn cầu, có trụ sở chính ở Đại học Washington, Hoa Kỳ. 

Hiện tại, mô hình IHME chỉ phân biệt giữa virus COVID-19 bản gốc, biến thể Alpha, ba biến thể chính cần quan tâm Beta, Gamma và Delta.

Hiệu quả của Vaccine theo biến thể Coronavirus, dữ liệu được cung cấp và các ước tính được mô hình hóa

Theo Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME)

Vaccine Hiệu quả phòng bệnh:

COVID-19 bản gốc & biến thể Alpha

Hiệu quả phòng ngừa nhiễm virus:

COVID-19 bản gốc & biến thể Alpha

Hiệu quả phòng bệnh:

Beta, Gamma, Delta

Hiệu quả phòng ngừa nhiễm virus Beta, Gamma, Delta
Pfizer/BioNTech 92% 86% 90% 78%
Moderna 94% 89% 93% 80%
AstraZeneca 85% 52% 83% 51%
Sinopharm 73% 65% 63% 56%
Johnson & Johnson (Janssen) 86% 72% 85% 56%
Sputnik-V 92% 81% 80% 70%
Novavax 89% 79% 79% 69%
CoronaVac 50% 44% 43% 38%
Tianjin CanSino 66% 58% 57% 50%
Covaxin 78% 69% 68% 60%
Các loại vaccines mRNA khác 91% 86% 89% 78%
Các loại vaccines khác 75% 66% 65% 57%

Để ước tính hiệu quả ngăn ngừa bệnh tật, HIME sử dụng kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng (ấn phẩm, báo cáo, thử nghiệm lâm sàng, thí nghiệm quan sát) 

Số liệu hiện có để tìm hiệu quả của từng loại vaccine thế giới hiện có trong việc ngăn ngừa COVID-19 có thể có các kết quả khác nhau như:

  • Phòng chống nhiễm virus: Hiệu quả của vaccine trong việc ngăn chặn sự lây truyền virus từ người này sang người khác. Người bị phơi nhiễm sẽ không bị nhiễm virus và theo định nghĩa thì họ cũng sẽ không phát triển các triệu chứng hoặc bệnh tật.
  • Phòng ngừa bệnh không có triệu chứng: Hiệu quả của vaccine trong việc ngăn chặn một người bị phơi nhiễm virus phát triển các triệu chứng bệnh.
  • Phòng ngừa bệnh có triệu chứng: Hiệu quả của vaccine trong việc ngăn chặn một cá nhân nhiễm COVID-19 bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng của bệnh.
  • Phòng ngừa bệnh nặng và tử vong: Hiệu quả của vaccine trong việc ngăn chặn một người nhiễm COVID-19 các triệu chứng nghiêm trọng thường phải nhập viện và dẫn đến tử vong.

Đối với Pfizer-BioNTech và Moderna, các nhà khoa học tại IHME sử dụng tỷ lệ hiệu quả lây nhiễm trên bệnh tật từ nghiên cứu của Israel về vắc xin Pfizer-BioNTech. Đối với tất cả các loại vắc xin khác, IHME sử dụng tỷ lệ hiệu quả lây nhiễm trên bệnh tật trung bình từ Pfizer-BioNTech, Johnson & Johnson và Oxford-AstraZeneca. 

Để ước tính hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tật cho các biến thể Beta, Gamma và Delta; đối với Pfizer-BioNTech và Moderna, IHME sử dụng tỷ lệ hiệu quả đối với Delta: Alpha từ các nghiên cứu của Bộ Y tế Công cộng Anh và Scotland về vắc xin Pfizer-BioNTech. Đối với AstraZeneca, IHME sử dụng tỷ lệ hiệu quả của Delta: Alpha từ các nghiên cứu Y tế công cộng ở Anh và Scotland cho AstraZeneca. Đối với tất cả các loại vắc xin khác, IHME sử dụng tỷ lệ trung bình của hiệu quả đối với Delta: Alpha từ các nghiên cứu Y tế Công cộng Anh và Scotland cho AstraZeneca và Pfizer-BioNTech. Ngoài ra, IHME áp dụng các điều chỉnh với vắc xin mRNA, AstraZeneca và vắc xin Johnson & Johnson.

Nguồn tham khảo

  1. Vietnam Vaccine JCS (VNVC), Vaccine covid-19 (corona): Loại nào hiệu quả & giá bao nhiêu?
  2. Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe (IHME), COVID-19 vaccine efficacy summary
  3. Bộ Y tế, 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được cấp phép tại Việt Nam

Hoài Linh

5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment