Những điều mẹ bầu cần biết về đái tháo đường thai kỳ

5/5 - (1 vote)

Mỗi người mẹ đều mong muốn khi mang thai luôn khỏe mạnh và em bé được sinh ra trong trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên, trên thế giới có tới 15% mẹ bầu được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ. Vậy đái tháo đường thai kỳ là gì? Mẹ bầu cần biết những gì về đái tháo đường thai kỳ? Hãy đồng hành cùng Nutricare để hiểu rõ hơn nhé.

 width=

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Trong quá trình mang thai, một số mẹ bầu có thể bị tăng nồng độ đường trong máu. Tình trạng này được gọi là đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện từ tuần thứ 20 và kéo dài cho tới khi sinh.

Nếu mẹ bị đái tháo đường trong thời gian mang thai, điều đó không có nghĩa rằng mẹ bị đái tháo đường trước khi mang thai hoặc sẽ bị sau khi sinh. Nhưng đái tháo đường thai kỳ có thể phát triển thành đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai nếu như mẹ không được chăm sóc đúng cách. Ngoài ra chăm sóc kém cũng có thể làm tăng nguy cơ làm em bé của mẹ bị đái tháo đường bẩm sinh cũng như gia tăng các biến chứng cho mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai cũng như sinh nở.

Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ là gì?

Khi nào thì mẹ nghi ngờ mình bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ có thể để ý đến một số các triệu chứng sau đây:

  • Mệt mỏi
  • Tầm nhìn bị mờ
  • Khát nhiều
  • Tiểu nhiều
  • Ngủ ngáy

 Nếu xuất hiện các triệu chứng đó mẹ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra mẹ nhé.

Nguyên nhân nào dẫn đến đái tháo đường thai kỳ?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân thực tế dẫn tới đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa được tìm ra, nhưng khi mẹ mang thai, nhau thai sẽ sản xuất ra một số lượng lớn hormone nuôi dưỡng thai nhi và trong thời gian dài, những hormone đó bắt đầu sự kháng insulin dẫn tới nồng độ đường trong máu tăng cao có thể dẫn tới đái tháo đường thai kỳ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.

Các mẹ sẽ có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ nếu:

  • Tuổi trên 25 tuổi
  • Huyết áp cao
  • Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường
  • Thừa cân – béo phì trước khi mang thai
  • Tăng quá cân trong thời gian mang thai
  • Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó

Cần điều trị đái tháo đường thai kỳ như thế nào?

Chính là hành động nhanh chóng.

Mục đích của cuộc điều trị là giữ đường máu luôn trong mức bình thường. Cuộc điều trị bao gồm cả chế độ ăn đặc biệt và thể dục thường xuyên. Hãy theo dõi mức đường máu của mẹ hằng ngày vì mẹ có thể phải tiêm insulin.

Mục tiêu đường máu của mẹ trong thời gian mang thai

  • Trước bữa ăn: 95mg/dl hoặc ít hơn
  • Một giờ sau ăn: 140mg/dl hoặc ít hơn
  • Hai giờ sau ăn: 120mg/dl hoặc ít hơn

Hãy luôn nhớ rằng, điều trị đái tháo đường thai kỳ là phải kết hợp với đội ngũ chăm sóc sức khỏe để đảm bảo quá trình mang thai được tốt đẹp nhất.

Mẹ nên ăn như thế nào nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ?

 width=

Một chế độ ăn cân bằng là chìa khóa quản lý đúng cách đái tháo đường thai kỳ. Những mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên đặc biệt chú ý tới lượng tinh bột, đạm và dầu mỡ ăn vào. Ăn thường xuyên (thường các bữa ăn nên cách nhau 2 giờ) sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết.

Lựa chọn các thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình.

Tinh bột

Hạn chế đúng cách những thực phẩm giàu tinh bột sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự tăng đường máu đột biến.

Thực phẩm nên lựa chọn:

  • Các loại hạt ngũ cốc
  • Gạo lứt
  • Đậu Hà Lan, hạt đậu và các loại rau họ đậu khác
  • Quả có lượng đường thấp: ổi, mận, thanh long…

Đạm

Nguồn đạm tốt nhất là thịt nạc, thịt gà, cá và đậu phụ.

Chất béo  

Sẽ bất lợi đối với cơ thể mẹ, nếu ăn vào các chất cao năng lượng như: đồ ăn khô, chất béo bão hòa, thực phẩm đóng gói chứa chất béo trans fats (một loại chất béo có hại). Mặc dù, mẹ không tiêu thụ nhiều chất béo, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu loại bỏ chất béo ra khỏi đồ ăn

Chất béo có lợi cho mẹ bầu là các chất béo không no như: quả hạch, dầu oliu. Dừa, các loại hạt.

Chất xơ

Cung cấp khoảng 20 – 35 g chất xơ mỗi ngày để giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón, bệnh trĩ. Mẹ có thể bổ sung qua các loại rau xanh, trái cây, hạt ngũ cốc…

Ăn đa dạng các loại rau để bổ sung thêm nhiều chất xơ để kiểm soát lượng đường máu của mẹ. Mỗi ngày khoảng 300 – 400g rau, quả.

Sữa

Chọn các loại sữa có chỉ số đường thấp thích hợp cho mẹ bầu.

Luyện tập như thế nào với đái tháo đường thai kỳ

Luyện tập thể lực là rất quan trọng. Hãy tìm lời khuyên từ các bác sĩ để nhận được một kế hoạch luyện tập phù hợp nhất với bạn. Mẹ bầu có thể luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, bơi phù hợp với tình trạng của mẹ.

Điều quan trọng mẹ cần nhớ rằng, phải hành động thật nhanh khi có thể, và duy trì nó đến đỉnh điểm trong điều kiện cho phép. Tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị sẽ đưa bạn tới chiến thắng.

MetaMom – sự lựa chọn của mẹ trong phòng và chống đái tháo đường thai kỳ

 width=

Metamom độc đáo với công thức ít ngọt, giảm đường, sử dụng hệ bột đường ăn kiêng Palatinose, Isomalt, Maltitol được EFSA Châu Âu chứng minh có chỉ số đường huyết thấp, giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai cho mẹ, đặc biệt được khuyên dùng cho mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ/chuyên gia dinh dưỡng.

Metamom còn sử dụng tinh dầu oliu cao cấp dễ hấp thu, trong 1 ly Metamom (2 đơn vị sữa) đảm bảo tỷ lệ đạm:đường:béo giúp mẹ kiểm soát cân nặng tốt.

Hơn nữa, với 2 ly Metamim cung cấp 100% nhu cầu Acid Folic cho mẹ theo khuyến nghị của BYT, hàm lượng i-ốt cao giảm dị tật ống thần kinh thai nhi, giúp phát triển chức năng của hệ thần kinh. Tăng cường Cholin, DHA, Taurin, omega 3, 6 giúp phát triển thị giác và não bộ thai nhi.

Đặc biệt Metamom có thêm định lượng hộp 10 gói 3 hương: Cam, vani, socola thơm ngon mẹ có thêm lựa chọn và tiện lợi hơn khi mang đi xa.

 width=

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/gestational-diabetes#prevention
  2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441573/

[:]

5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment