Chế độ ăn uống mà người ung thư tuyến giáp cần!
Bài viết được viết bởi Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Văn Mạnh và tham vấn chuyên môn bới Bác sĩ Nguyễn Đức Minh
Bên cạnh các biện pháp chăm sóc y tế, người mắc bệnh ung thư tuyến giáp cần chế độ ăn uống phù hợp để mau phục hồi. Chế độ ăn uống ung thư tuyến giáp dưới đây sẽ giúp người bệnh có đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp
Trước khi lựa chọn thực phẩm cho chế độ ăn, người bệnh ung thư tuyến giáp cần nắm rõ các nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây:
Trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật (ngày trước phẫu thuật):
- Nên ăn nhẹ: Ăn nhẹ đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và giúp lượng thực phẩm đã ăn vào được tiêu hóa hết trước khi phẫu thuật.
- Chọn thức ăn mềm: Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường gặp vấn đề ở vùng cổ họng nên khó nuốt. Ăn thức ăn mềm sẽ giúp người bệnh dễ nuốt hơn.
- Ăn ít chất xơ: Dù chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc điều trị ung thư tuyến giáp.
- Ăn ít chất béo: Thực phẩm ít chất béo sẽ giúp giảm tình trạng béo phì, kiểm soát cân nặng cho người bệnh.
- Bữa chiều ăn ít hơn bữa trưa: Cách ăn này giúp giảm lượng thức ăn vào cơ thể trước khi phẫu thuật. Đồng thời, cơ thể có thể tiêu hóa và đào thải hết các chất cặn bã trong ruột một cách dễ dàng trước khi mổ.
Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp:
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu Protein như cá, thịt, sữa, trứng,.. giúp bù đắp năng lượng đã mất khi phẫu thuật, tăng tốc độ lành vết mổ và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
- Nạp thêm thực phẩm giàu Canxi giúp người bệnh tránh được tình trạng hạ Canxi máu sau khi phẫu thuật.
- Cung cấp các dưỡng chất như I-ốt, Magie, Selen cho người bệnh để “kích hoạt” hormone tuyến giáp, giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa nguy cơ suy giáp.
- Ăn thức ăn lỏng, đặc biệt là sữa: Những ngày đầu sau mổ, đa số người bệnh ung thư tuyến giáp đều cảm thấy khó nuốt, chán ăn, mệt mỏi và đau vùng cổ. Ăn thức ăn lỏng giúp người bệnh dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn.
Trước khi điều trị I-131, người bệnh ung thư tuyến giáp cần giảm lượng I-ốt nạp vào cơ thể xuống mức dưới 50 mcg/ngày. Điều này sẽ giúp cho cơ thể tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131 tốt hơn. Bệnh nhân có thể thực hiện chế độ ăn ít I-ốt theo nguyên tắc:
- Dùng thực phẩm chứa I-ốt thấp: Thịt nạc, khoai tây, ngũ cốc, nước hoa quả, mật ong, dầu ô liu, sữa tách I-ốt, gia vị và muối không chứa I-ốt.
- Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều I-ốt như hải sản, cá, lòng đỏ trứng, rau họ cải, rong biển, sô-cô-la, bánh quy làm từ sữa và trứng chưa loại bỏ I-ốt, bánh ngọt, đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh…
- Tránh dùng các loại thuốc chứa nhiều I-ốt để uống hoặc bôi bên ngoài cơ thể.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu Gluten, Goitrogens bởi chúng cản trở quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp của người bệnh.
Dựa trên nguyên tắc dinh dưỡng này, người bệnh ung thư tuyến giáp dễ dàng xác định được thực phẩm nên ăn, nên kiêng và đồng thời xây dựng được một chế độ ăn uống phù hợp cho bản thân hay người thân của mình.
2. Ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
Các loại thực phẩm sau đây sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư tuyến giáp và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nên có trong chế độ ăn uống hằng ngày của người ung thư tuyến giáp.
2.1. Rau lá xanh
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn các loại rau lá xanh giàu Vitamin, khoáng chất đặc biệt là Magie. Ăn các loại rau này không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể nói chung và tuyến giáp nói riêng. Nhờ đó, người bệnh sẽ giảm được các hiện tượng như đau cơ, mệt mỏi, nhịp tim biến động, táo bón. Rau diếp, rau bina, cần tây,… là những thực phẩm thuộc nhóm này.
2.2. Các loại hạt
Bên cạnh rau lá xanh, người bệnh ung thư tuyến giáp cũng nên bổ sung các loại hạt sấy khô giàu Vitamin B, Vitamin E, Protein thực vật, Magie, Đồng, Kẽm,… Ăn hạt khô giúp bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng và giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Các loại hạt nên ăn bao gồm hạt bí, hạnh nhân, hạt điều…
2.3. Hải sản
Các loại hải sản giàu Vitamin B, I-ốt, Omega-3, Kẽm… Nhờ đó, hải sản rất tốt cho người ung thư sau phẫu thuật cần bồi bổ và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn cua, tôm, cá,… tối thiểu 3 bữa/tuần.
2.4. Protein động vật
Protein động vật cung cấp năng lượng để cơ thể người bệnh ung thư tuyến giáp chống lại sự mệt mỏi do ung thư tuyến giáp gây ra. Người bệnh nên nạp Protein có trong thịt lợn, thịt gà, cá… khoảng 200g mỗi ngày.
2.5. Vitamin
Các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin A, B, C, E sẽ giúp hạn chế tổn thương cho tuyến giáp và làm cho tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn. Người bệnh có thể bổ sung thịt lợn, thịt gà, hải sản vỏ cứng, trứng, cà rốt, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân, mầm lúa mì, đậu Hà Lan, rau lá xanh, rau diếp, bơ, dâu tây, ớt chuông…
2.6. Kẽm, Đồng, Sắt
Người bệnh ung thư tuyến giáp nên bổ sung Kẽm, Đồng, Sắt. Nếu như Kẽm làm cho nồng độ TSH của tuyến giáp tăng lên, Đồng thúc đẩy sản sinh hormone tuyến giáp thì Sắt lại giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể bổ sung các chất này thông qua các loại thực phẩm như nấm, gan bê, tau mồng tơi, củ cải…
2.7. I-ốt
I-ốt là một loại dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể sản sinh hormone tuyến giáp, điều hòa, cân bằng hoạt động tuyến giáp và hạn chế sự phát triển của u giáp. Vì thế, người bệnh nên bổ sung I-ốt thông qua chế độ ăn hàng ngày.
Người bệnh có thể nạp I-ốt cho cơ thể hàng ngày thông qua hải sản, tảo biển, muối I-ốt,… Ngoại trừ thời điểm trước điều trị I-131 2 tuần (14 ngày), người bệnh nên ăn ít hơn 50 mcg/ngày.
2.8. Selen
Selen là loại khoáng chất quan trọng, giúp sản sinh và điều tiết nồng độ T3 trong tuyến giáp. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên bổ sung Selen cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm như tôm, cá, các loại hạt, nấm, lúa mạch…
2.9. Omega-3
Không chỉ Selen mà Omega-3 cũng rất cần thiết với người bệnh ung thư tuyến giáp. Omega-3 giúp tăng độ nhạy của tế bào với hormone tuyến giáp, làm cho tuyến giáp khỏe mạnh hơn. Bổ sung Omega-3 qua các thực phẩm như cá hồi, cá trích, dầu cá, tôm, thịt bò, hạt lạnh, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt bí,…
2.10. Sữa
Người bệnh ung thư tuyến giáp thường khó nuốt. Uống sữa sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.
Tuy nhiên, người bệnh nên bổ sung loại sữa phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Trước khi điều trị bằng phóng xạ I-131 2 tuần, người bệnh nên sử dụng loại sữa ít I-ốt để quá trình hấp thụ I-ốt phóng xạ được tốt hơn. Sau phẫu thuật và sau điều trị bằng phóng xạ I-131, người bệnh nên dùng sữa giàu I-ốt, Selen và dinh dưỡng để tăng cường chức năng của tuyến giáp, giảm sự phát triển của khối u và tăng tốc độ hồi phục.
Leanpro Thypro và Leanpro Thyro LID là hai sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt của Nutricare dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Mỗi loại sữa phù hợp với người bệnh ở từng thời điểm khác nhau. Trong đó:
- Leanpro Thypro bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp giúp điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa canxi máu, EPA và DHA giúp giảm viêm, chất xơ cải thiện hấp thu nên phù hợp với người bệnh ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật, sau điều trị I-ốt phóng xạ.
- Leanpro Thyro LID: Sản phẩm này đã được loại bỏ đến 88% lượng I-ốt và được bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6 nên phù hợp với người bệnh ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.
Không chỉ những loại thực phẩm trên mà còn có các loại hoa quả người ung thư tuyến giáp nên sử dụng để tăng cường sức khỏe của bạn và người thân có thể tham khảo tại bài viết: Người ung thư tuyến giáp nên ăn hoa quả gì tăng cường sức khỏe tốt?
Dựa trên 10 loại thực phẩm tối cho người ung thư tuyến giáp trên, người bệnh có thể tự xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cho bản thân hay chính những người thân của mình nhé!
3. Ung thư tuyến giáp không nên ăn gì?
Người bệnh ung thư tuyến giáp cũng nên hạn chế một số sản phẩm từ đậu nành không lên men, rau họ cải, thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, thực phẩm Gluten…
3.1. Sản phẩm từ đậu nành
Các sản phẩm từ đậu nành chứa Isoflavone gây cản trở việc hấp thu I-ốt và tạo hormon ở tuyến giáp. Vì thế, người bệnh ung thư tuyến giáp cần tránh ăn đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, đậu tương,…
3.2. Rau họ cải
Các loại rau họ cải chứa nhiều Isothiocyanates. Chất này chính là tác nhân cản trở hoạt động của tuyến yên từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hormone tuyến giáp và có thể gây suy giáp. Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp không nên ăn các loại rau họ cải như cải xoăn, cải thìa, cải canh, củ cải, cải bruxen,…
Ngoài rau họ cả thì người ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì khác thì bạn có thể tìm hiểu ngay và chi tiết hơn tại bài viết: Người ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì trong chế độ ăn hằng ngày?
3.3. Thức ăn chế biến sẵn
Những loại thức ăn chế biến sẵn chứa đậu nành, Calo rỗng, chất béo, chất phụ gia,… vừa làm giảm lượng Thyroxin của tuyến giáp sản xuất vừa hạn chế tác dụng của thuốc điều trị suy giáp. Các chuyên gia dinh dưỡng tại Nutricare khuyên người mắc ung thư tuyến giáp tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích, pate,…
3.4. Nội tạng động vật
Người bệnh ung thư tuyến giáp không nên ăn các loại nội tạng động vật như tim, gan, thận… Bởi các loại thực phẩm này đều chứa nhiều Axit Lipic. Nếu nạp quá nhiều Axit này vào trong cơ thể, hoạt động của tuyến giáp sẽ bị phá vỡ và tác dụng của các loại thuốc tuyến giáp đang sử dụng cũng bị ảnh hưởng.
3.5. Thực phẩm Gluten
Các loại thực phẩm chứa nhiều Gluten làm cho hệ tiêu hóa người bệnh ung thư tuyến giáp hoạt động không tốt, hay bị đầy bụng, đau bụng, khó tiêu. Không những thế, Gluten còn giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh ung thư và gây ra phản ứng miễn dịch tự động khiến người bệnh mắc thêm suy giáp, cường giáp. Chính vì vậy, người bệnh nên tránh xa các thực phẩm chứa Gluten như lúa mì, lúa mạch, bánh mỳ, bánh ngọt, bánh quy, các món chay,…
3.6. Ăn nhiều chất xơ và đường
Việc nạp quá nhiều chất xơ làm cho người bệnh ung thư tuyến giáp hấp thu thuốc kém hơn. Tuy nhiên, chất xơ lại góp phần cải thiện chức năng tiêu hóa của người bệnh. Còn việc nạp quá nhiều đường làm cơ thể người bệnh khó chuyển thành năng lượng do tuyến giáp đã bị suy giảm chức năng. Lượng đường dư thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ, gây tăng cân và tác động tiêu cực đến tuyến giáp.
Do đó, người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn ít các loại rau củ quả giàu chất xơ (rau mầm Brussels, astiso, củ cải đường, chuối, táo…) và nạp ít đường vào cơ thể.
Việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt thêm vào chế độ ăn uống của người ung thư tuyến giáp, đồng thời bạn cũng nên biết các loại thực phẩm ngược lại không nên có hay cần hạn chế trong chế độ ăn uống này. Làm được điều này sẽ giúp bạn hay chính những người thân yêu của bạn có một sức khỏe tốt hơn đó nhé!
4. Lưu ý trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây khi lên thực đơn hàng ngày:
- Nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa ăn một chút: Người bệnh ung thư tuyến giáp có tuyến giáp yếu, hay cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn nên dễ bị suy nhược cơ thể. Việc chia thành nhiều bữa sẽ giúp người bệnh không còn tâm lý ngại ăn, ăn mỗi lần một ít nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
- Nấu chín và nghiền nhỏ thức ăn: Người bệnh ung thư tuyến giáp thường cảm thấy khó nuốt, khó ăn nên dễ giảm cân, suy yếu sức khỏe. Bằng việc nấu chín và nghiền nhỏ thức ăn, người bệnh sẽ dễ nuốt hơn và không còn cảm thấy khó khăn khi ăn nữa.
- Không ăn đồ ăn sống, tái hoặc chần: Các đồ ăn sống, tái chần chứa nhiều vi khuẩn, vi rút. Tuyến giáp lúc này yếu nên dễ bị chúng xâm nhập và làm bệnh xấu đi.
- Giữ lại tối đa các chất Vitamin và khoáng chất khi chế biến đảm bảo người bệnh ung thư tuyến giáp hấp thụ đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm và mau chóng hồi phục hơn.
- Bổ sung thêm sinh tố, nước ép trái cây, chất xơ vừa đủ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà không ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất trong thuốc điều trị.
5. Gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp
Thông tin về các loại thực phẩm nên ăn, không nên ăn và những lưu ý khi chế biến, sử dụng trên đây sẽ là căn cứ để bạn xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý cho người bệnh ung thư tuyến giáp.
Để bạn có thể hình dung rõ hơn, Nutricare gợi ý hai mẫu thực đơn dành cho hai giai đoạn khác nhau của người bệnh ung thư tuyến giáp mà bạn và người thân có thể tham khảo và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với bản thân để có một sức khỏe tốt nhất nhé!
Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp cần kiêng I-ốt trước khi điều trị bằng I-ốt phóng xạ I-131
Bữa ăn | Món ăn |
Bữa sáng |
|
Bữa trưa |
|
Bữa tối |
|
Bữa phụ |
|
Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp cần bổ sung I-ốt
Thực đơn dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp cần bổ sung I-ốt được xây dựng tương tự như thực đơn của người bệnh cần kiêng I-ốt. Tuy nhiên, người bệnh nên thay các loại thực phẩm ít I-ốt bằng thực phẩm giàu I-ốt.
Trên đây là chế độ ăn uống ung thư tuyến giáp, những thực phẩm nên ăn và không nên ăn, lưu ý khi sử dụng, chế biến và thực đơn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh và thực đơn phù hợp với người bệnh ung thư tuyến giáp để đạt kết quả điều trị tối ưu.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *