Ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì? Top 4+ loại rau cần tránh

3.7/5 - (19 votes)

Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh

Nếu bạn đang mắc bệnh ung thư tuyến giáp, bạn cần cân nhắc giảm lượng goitrogens có trong thực vật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì để cải thiện sức khỏe.

ung thư tuyến giáp
Thực phẩm giàu Goitrogen ảnh hưởng đến tuyến giáp

1. Ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì?

1.1. Các loại rau họ cải

Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn các loại rau họ cải . Những loại rau này có chứa Goitrogens – một hoạt chất gây cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp và làm rối loạn việc sử dụng iod của tuyến giáp. Tuyến giáp cần có iod để sản xuất hormon giúp cơ thể hoạt động một cách bình thường. Nếu lượng iod cung cấp không đủ sẽ dẫn theo lượng hormon tuyến giáp giảm xuống, gây ra bệnh tuyến giáp. Do đó, ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì thì người bệnh nên hạn chế ăn rau họ cải.

ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau họ cải
Các loại rau họ Cải bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn

Các loại rau họ cải:

  • Bông cải xanh
  • Súp lơ
  • Cải xoăn
  • Củ cải
  • Bắp cải
  • Cải chíp…

Tuy nhiên, những loại rau này cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và phải ăn 1 lượng đáng kể thì mới tác động đến bệnh ung thư tuyến giáp. Vậy nên, người bệnh ung thư tuyến giáp không cần kiêng ăn hoàn toàn và có thể cân đối chế độ ăn một cách hợp lý.

Lưu ý:

  • Ăn khoảng 5 ounce rau họ cải (141,75g)/ ngày sẽ không tác động xấu đến tuyến giáp.
  • Cần nấu chín các loại thực phẩm này để làm giảm tác động xấu đến tuyến giáp.
  • Không nên dùng các loại rau cải dưới dạng sinh tố hay nước ép, như vậy sẽ dễ hấp thụ lượng lớn các chất có trong rau họ cải bao gồm cả glucosinolate.

Ung thư tuyến giáp có được ăn bắp cải không?

Xem thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp:

1.2. Bệnh ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn sắn

Khi bị nghiền, cắt hoặc nhai, củ sắn sống tạo ra xyanua, chất mà cơ thể con người chuyển hóa thành các thiocyanat ít độc hơn goitrogens – một chất chứa lưu huỳnh được tìm thấy trong nhiều loại rau họ cải.

Thiocyanat khiến tuyến giáp khó hấp thụ i-ốt hơn vì chúng cạnh tranh với i-ốt để xâm nhập vào tuyến giáp. Thiocyanate cũng làm suy yếu hoạt động của enzyme peroxidase tuyến giáp. Ngoài ra, Thiocyanat dễ dàng đi qua nhau thai và có thể gây rối loạn chức năng tuyến giáp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt nếu trẻ không được cung cấp đủ i-ốt.

Để giảm thiểu sự tác động này, bạn có thể bổ sung i-ốt trong chế độ ăn, những iốt dư thừa có thể thay thế chỗ của thiocyanat.

ung thư tuyến giáp không nên ăn củ sắn
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp không nên ăn củ sắn

Lưu ý:

  • Hiện nay, các phương pháp chiết xuất tinh bột hiện đại đã có thể loại bỏ hoàn toàn xyanua khỏi sắn. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các chiết xuất này mà không lo có hại cho tuyến giáp.
  • Nếu bạn muốn sử dụng củ sắn tươi, bạn phải gọt vỏ và luộc kỹ (chú ý bỏ nước đun sôi) để loại bỏ xyanua và giảm đáng kể lượng thiocyanate.

Tìm hiểu thêm: 

Người bệnh ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không?

1.3. Hành tây

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì thì hành tây chứa hai goitrogens khác nhau: quercetin và propyl disulfide.

Trong đó, Quercetin làm giảm hoạt động của men thyroperoxidase cũng như hoạt động của enzym thứ hai – hepatic deiodinase – một enzym gan cần thiết để kích hoạt hormone tuyến giáp. Mặc dù hành tây có chứa rất nhiều quercetin, nhưng quercetin cũng được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả.

Khi sử dụng hành tây, bạn cần chú ý đun sôi để làm giảm lượng quercetin trong thực phẩm.

Hành tây chứa hai goitrogens
Hành tây chứa hai goitrogens

1.4. Đậu nành không lên men

Đậu nành chứa hai goitrogens: genistein và daidzein. Hay thường được gọi là flavonoid đậu nành hoặc isoflavone đậu nành, thường được cho là tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, từ lâu các nhà khoa học đã chứng minh những hợp chất này có thể gây suy giáp và bướu cổ. Các flavonoid trong đậu nành làm giảm hoạt động của peroxidase tuyến giáp – một loại enzym đưa i-ốt vào hormone tuyến giáp. ​

ung thư tuyến giáp kiêng ăn đậu nành
Đậu nành chứa flavonoid có thể gây ảnh hưởng tới bệnh ung thư tuyến giáp

Thành phần Goitrogens trong đậu nành đặc biệt hơn các loại goitrogens khác ở chỗ, nó không bị phá hủy trong quá trình nấu ăn. Vậy nên, nếu bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp không nên ăn đậu nành, hoặc ăn theo lượng bác sĩ quy định.

2. Ung thư tuyến giáp nên ăn rau gì?

Ngoài các loại rau kể trên, người bệnh ung thư tuyến giáp cần bổ sung các loại rau khác:

Rau lá xanh

Người bệnh ung thư tuyến giáp vẫn cần bổ sung các loại rau xanh đậm màu – là nguồn cung cấp Vitamin A, Vitamin K dồi dào, rất cần thiết để tăng cường chức năng tuyến giáp. Lượng magie chứa trong các loại rau này cũng giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường hoạt động trao đổi chất của cơ thể và tốt cho đường tiêu hóa. Thường xuyên ăn rau lá xanh không chỉ hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp mà còn giảm bớt tình trạng mệt mỏi, chuột rút cơ và thay đổi nhịp tim của cơ thể.

Các loại rau lá xanh đậm:

  • Rau diếp
  • Rau ngót
  • Rau muống
  • Rau bina
  • Cải xoăn
Rau muống dùng được cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. 
Rau muống dùng được cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Rau chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa

Các loại rau chứa Vitamin A, vitamin C và vitamin E là các chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp loại bỏ các chất độc hại cho tuyến giáp.

  • Cà rốt
  • Khoai lang
  • Rau diếp,
  • Ớt chuông

Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma – sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:

– Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.

– Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.

Đặc biệt, Leanpro Thyro LID đã được chứng minh lâm sàng giúp hạn chế I-ốt đưa vào cơ thể bệnh nhân, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giúp mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị ung thư tuyến giáp sau 2 tuần sử dụng.

Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp

Hiện nay, Nutricare đang triển khai chương trình DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT – TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn và miễn phí vận chuyển khi đặt hàng ngay trong hôm nay. Còn chần chừ gì nữa mà không chọn mua sản phẩm dành cho bệnh tuyến giáp dưới đây!

Lướt sang trái-phải để chọn sản phẩm phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết cho câu hỏi “Ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì?”. Như vậy, người bệnh ung thư tuyến giáp cần hạn chế ăn rau họ cải, sắn, hành tây và một số loại thực phẩm khác như đậu nành, thức ăn chế biến sẵn…  Mong rằng bài viết sẽ giúp cho người bệnh ung thư tuyến giáp có được chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể được khỏe mạnh hơn.

**Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

3.7/5 - (19 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
3.7/5 - (19 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment