Tiểu đường ăn vú sữa được không? Lá vú sữa có tốt cho người bệnh?

5/5 - (2 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Vú sữa là loại quả nhiệt đới dinh dưỡng chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người tiểu đường vẫn cần lưu ý khi sử dụng loại quả này. Vậy “Người tiểu đường ăn vú sữa có được không? Lá vú sữa có tốt cho người bệnh không?” Để trả lời được những câu hỏi này mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của chúng tôi nhé.

Người tiểu đường có thể ăn quả vú sữa
Vú sữa – loại quả nhiệt đới tốt cho sức khỏe

1. Người tiểu đường ăn vú sữa được không?

Người bệnh tiểu đường CÓ thể ăn vú sữa nhưng chỉ nên ăn vừa phải và kết hợp sử dụng cùng lá vú sữa.

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về việc bệnh tiểu đường không ăn được vú sữa. Bên cạnh đó, một nghiên cứu đã kết luận rằng: “Quả vú sữa có chỉ số đường huyết thấp (GI = 28), đặc tính chống oxy hóa mạnh, có tác dụng ức chế hoạt động của α – amylase và α – glucosidase mạnh giúp làm giảm sự hấp thu glucose vào máu. Đây cũng là một cơ chế tiềm năng có thể sử dụng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2” [1].

Không chỉ vậy, vú sữa còn mang đến nhiều công dụng khác nhau đối với sức khỏe của người tiểu đường như:

  • Hàm lượng chất xơ có trong vú sữa là khoảng 1,92g trong 100g quả. Nhờ lượng chất xơ dồi dào, loại quả này giúp hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh, không làm tăng lượng đường trong máu vì nó giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate trong thực phẩm, làm giảm lượng đường được hấp thu vào máu.
  • Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe: Canxi 14,65mg, phospho 73,23mg, kali 67,2mg, magie 3,3mg, sắt 2,33mg, protein 2,33mg, chất xơ 3,3mg,… Ngoài ra, vú sữa còn chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, trung bình trong 100g vú sữa cung cấp 34,7g vitamin C.
  • Giúp giảm cân: Vú sữa là loại trái cây giúp giảm cân hiệu quả vì nó có chứa ít chất béo và hàm lượng calo thấp (100g vú sữa chứa khoảng 50 calo), hàm lượng chất xơ cao giúp người bệnh tiểu đường giảm cân hoặc duy trì cân nặng hiệu quả, ổn định lượng đường huyết.
  • Chống viêm: Vú sữa là loại trái cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó có một hoạt chất alkaloid có tên gọi là Eleagnine có tính kháng khuẩn mạnh từ đó giúp chống quá trình oxy hóa của các gốc tự do, bảo vệ sức khỏe người bệnh và phòng ngừa các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư.
Vú sữa với hàm lượng vừa phải tốt cho người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể ăn vú sữa với hàm lượng vừa phải

Bên cạnh những lợi ích đã nêu trên, vú sữa còn mang đến nhiều lợi ích khác như: Tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống ung thư, giúp xương chắc khỏe… nếu sử dụng đúng cách.

Xem thêm:

2. Tiểu đường thai kỳ có ăn vú sữa được không?

Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường CÓ thể ăn được vú sữa nhưng cũng cần chú ý liều lượng. Vú sữa có mức đường huyết thấp, ít calo, hàm lượng chất xơ cao giúp mẹ bầu tiểu đường kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, vú sữa là một loại quả rất giàu dinh dưỡng, trong 1 quả vú sữa trung bình chứa 14,65mg canxi và 2,33mg sắt cần thiết cho phụ nữ mang thai. Hơn nữa, vú sữa còn chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin khác nhau giúp cơ thể mẹ có cảm giác no lâu hơn, tốt cho da, giảm cảm giác buồn nôn…

Mặc dù vú sữa mang đến nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe, nhưng các mẹ cần hạn chế sử dụng vì quả vú sữa mang tính nóng nên nếu ăn nhiều có thể khiến cơ thể bị nhiệt và dẫn đến tình trạng bị táo bón.

Tìm hiểu thêm thông tin bệnh tiểu đường ăn kiêng những gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.

Người tiểu đường thai kỳ có thể ăn được vú sữa
Tiểu đường thai kỳ có thể ăn được vú sữa

3. Cách ăn vú sữa đúng cho người tiểu đường

Để vú sữa có thể mang lại hiệu quả tối đa cho sức khỏe, tránh các tác dụng không mong muốn, các người dùng, đặc biệt là người bệnh tiểu đường cần có cách sử dụng hợp lý.

  • Liều lượng: Nên dùng 200g – 400g hàng ngày do vú sữa có khoảng 32,2kcal/ 100g (200 – 400g vú sữa có chứa khoảng 62,4 – 128,8 calo) rất an toàn cho người tiểu đường bởi mỗi người người tiểu đường có thể ăn từ 1500 – 1800 calo/ngày. Ngoài ra, trong 100g vú sữa có chứa khoảng 9,1g carbohydrate, phù hợp với người bệnh tiểu đường chỉ nên nạp khoảng 20 – 50 gram carb mỗi ngày.
  • Chỉ nên ăn vú sữa với hàm lượng đã được khuyến cáo: Không nên lạm dụng vì có thể dẫn đến táo bón, nóng trong người vì vú sữa có tính nóng và chứa nhiều ofacrid.
  • Thời điểm: Người bệnh tiểu đường nên dùng vú sữa sau bữa ăn khoảng 2 giờ sẽ không làm đường huyết bị tăng đột ngột.
  • Cách ăn: Chỉ nên sử dụng ở dạng trái cây tươi chưa qua chế biến.
Quả vú sữa
Người bệnh tiểu đường nên ăn vú sữa sau bữa ăn khoảng 2 tiếng

Tìm hiểu thêm:

Người bệnh tiểu đường có nên uống nước dừa: Lợi ích và cách dùng đúng

4. Lá vú sữa có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Không chỉ quả mà lá vú sữa cũng mang đến nhiều lợi ích khác nhau trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Không chỉ vậy, việc sử dụng lá vú sữa để chữa bệnh tiểu đường cũng là phương pháp được nhiều bác sĩ Đông y khuyên dùng.

Theo nghiên cứu được công bố vào tháng 9 năm 2009 của tạp chí African Journal of Pharmacy and Pharmacology cho biết rằng: “Lá của cây vú sữa có tác dụng giúp làm chậm sự tăng cao của lượng đường trong máu – tương tự như chức năng của insulin, giúp làm giảm lượng đường huyết”.

Bên cạnh đó, trong lá vú sữa có chứa nhiều hoạt chất như vitamin A, vitamin B1, B2, B3, vitamin C… Ngoài ra, loại lá này còn có cả chất xơ, calcium, glucid, sắt, protein, lipid, thiamin… Tất cả các dưỡng chất này đều có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường.

4.1. Cách dùng lá vú sữa cho người tiểu đường

Có 2 cách thường được sử dụng lá vú sữa chữa chữa bệnh thông dụng là:

  • Cách 1: Lấy khoảng 30 – 50g lá vú sữa tươi, đun trong lượng nước vừa đủ khoảng 1 cốc nước 500mL, để sôi từ 3 – 5 phút. Sau đó, chắt lấy nước uống như nước hàng ngày.
  • Cách 2: Dùng lá vú sữa khô khoảng 10 – 20g. Sau đó, cho thêm 2 bát nước và lá khô vào ấm nước, sắc nhỏ lửa để lấy khoảng 1 chén đặc là được.

Đối với cả hai cách trên, nếu bạn cảm thấy khó uống thì bạn có thể cho thêm vào khi đun một lát gừng. Bạn nên duy trì uống nước lá vú sữa cho đến khi đường huyết và huyết áp ổn định mới ngưng.

Lá vú sữa giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt
Lá vú sữa giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

4.2. Lưu ý

Để sử dụng lá vú sữa được tốt và mang lại hiệu quả mong muốn, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe cẩn thận và lưu ý những điểm sau:

  • Nên cân nhắc trước khi dùng lá vú sữa trị tiểu đường và hỏi tư vấn từ bác sĩ. Không tự ý bỏ dùng thuốc trị tiểu đường và phụ thuộc vào lá vú sữa vì lá vú sữa chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Ngoài việc duy trì uống nước từ lá vú sữa, người bệnh cần phải chú ý cả việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, cần có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện khoa học.
  • Hạn chế việc sử dụng các thực phẩm, nước uống có ga hay có lượng đường cao. Bên cạnh đó, cần phải tránh sử dụng các thực phẩm chiên dầu, rán, thức uống có cồn, đồ đóng hộp…
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh stress và tạo áp lực cho bản thân để việc điều trị đạt hiệu quả hơn.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn vú sữa được không. Người bệnh tiểu đường có thể ăn được vú sữa nhưng chỉ nên sử dụng với hàm lượng vừa phải. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dùng lá vú sữa để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường được tốt hơn.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về sức khỏe bệnh tiểu đường hoặc sữa Glucare Gold, bạn có thể truy cập vào fanpage Glucare Gold, gọi tới số hotline 18006011 hoặc website của Nutricare để được hỗ trợ miễn phí.

sữa Glucare Gold

BS CK II BÙI HỒNG THANH

5/5 - (2 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
5/5 - (2 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *