Top 12+ loại đường cho người bệnh tiểu đường được khuyên dùng
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Người bệnh tiểu đường có hàm lượng đường huyết cao bất thường, do đó, cần hạn chế tối đa lượng đường được đưa vào trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh không nhất thiết phải kiêng ăn đường hoàn toàn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn 12+ loại đường cho người bệnh tiểu đường tốt nhất được tin dùng hiện nay. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
1. Đường cho người bệnh tiểu đường là gì?
Đường cho người bệnh tiểu đường (đường nhân tạo) là chất thay thế đường có vị ngọt gấp trăm lần so với đường sucrose (đường ăn), không làm sản sinh hoặc sản sinh ra rất ít năng lượng. Đường dành cho người tiểu đường cung cấp rất ít calo, sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Đây chính là giải pháp ưu việt dùng để hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, ngay cả khi thay thế đường tự nhiên bằng đường nhân tạo chứa ít calo, người bệnh vẫn cần chú ý tới liều lượng. Bởi đường nhân tạo vẫn có khả năng tăng glucose trong máu và gây béo phì nếu sử dụng nhiều.
Ngoài đường, tìm hiểu thêm thông tin bệnh tiểu đường ăn kiêng cái gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
2. Các loại đường dành cho người tiểu đường
Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý tới bạn 12+ loại đường cho người bệnh tiểu đường được tin dùng nhất hiện nay. Bạn đọc cùng theo dõi để lựa chọn cho người bệnh được loại đường phù hợp nhất.
Các loại đường | Năng lượng | Chứng nhận an toàn bởi | Liều lượng (ngày) | Giá (VND) |
Đường Palatinose | 4kcal/g | – | – | 500,000/kg |
Đường Isomalt | 2 calo/g | – | < 20g/ngày | 150.000/hộp |
Đường Maltitol | 2,1 calo/gam | FDA | <100g | 240.000/250ml |
Đường Stevia | rất thấp | FDA | 4mg/ kg trọng lượng cơ thể | 300.000/ hộp |
Đường Tagatose | 38% calo so với đường tự nhiên | – | – | – |
Rượu đường | khoảng 1/2 lượng calo so với đường ăn thông thường | – | 10 – 15 gram | – |
Đường Sucralose (Splenda) | Không calo | FDA và ADA | 5mg/kg trọng lượng cơ thể | 800.000 /kg |
Đường Saccharin | Không calo | FDA | – | 400.000/kg |
Đường Aspartame | rất thấp | FDA, ADA , Hội Y Khoa Hoa Kỳ | 50mg/kg | 35.000/hộp |
Acesulfame Kali | Không calo | Hơn 90 công trình nghiên cứu là an toàn | <= 15mg/kg | 430.000/ 1kg |
Đường Allulose | 0,2 – 0,4 calo/gam | – | – | 185.000/ 400g |
Đường Neotame | Không calo | FDA | 0,3 mg/kg trọng lượng cơ thể | 1.300.000/kg |
2.1. Đường Palatinose
Palatinose được chiết xuất từ củ cải đường, các nhà khoa học đã phát triển và sắp xếp lại các liên kết glucose và fructose có trong củ cải đường để tạo thành đường palatinose nhân tạo dành cho người tiểu đường.
Độ ngọt: Đường palatinose không ngọt như đường mía (cường độ ngọt bằng 42% đường mía) mà có vị ngọt dịu nhẹ và được sử dụng thay thế cho đường ăn trong các loại thực phẩm.
Năng lượng: Như nhiều loại đường khác, đường Palatinose cung cấp 4kcal/g năng lượng một cách chậm và ổn định, rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường, người chơi thể thao.
Lợi ích:
- Đường palatinose rất dễ tiêu hóa, được cơ thể hấp thụ hoàn toàn nhưng rất chậm rãi (chậm hơn 4 – 5 lần so với đường thường ăn), cung cấp năng lượng bền vững dưới dạng glucose đồng thời thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, góp phần điều trị béo phì hiệu quả.
- Một nghiên cứu đến từ những người bệnh tiểu đường type 2 cho thấy rằng, việc tiêu thụ đường Palatinose giúp giảm 55% tiết insulin và 20% sự dao động đường huyết. [1]
Hương vị: Đường palatinose dành cho người bệnh tiểu đường có vị ngọt nhẹ, tự nhiên, không có hậu vị.
Mức giá: Trên thị trường, đường palatinose có giá dao động khoảng 500,000 VND/kg.
2.2. Đường Isomalt
Isomalt là một loại carbohydrate được tiêu hóa thấp, một loại đường nhân tạo được tổng hợp từ đường saccarozơ. Isomalt chỉ được hấp thu một phần trong ruột, phần còn lại sẽ được chuyển hóa bởi vi khuẩn đại tràng.
Độ ngọt: Độ ngọt của đường Isomalt kém hơn đường thông thường. 10% dung dịch đường Isomalt chỉ có độ ngọt bằng 50 – 60% so với dung dịch đường saccarozơ.
Năng lượng: Isomalt có chứa lượng calo thấp, nó chỉ cung cấp 2 calo năng lượng/gam isomalt.
Lợi ích: Một nghiên cứu trên 30 người bệnh nhân tiểu đường sử dụng đường isomalt thay vì carbohydrate (những người này có lượng đường huyết cao hơn trong vòng 12 tuần) đã cho thấy sự giảm đáng kể các yếu tố: đường huyết lúc đói, kháng insulin, proinsulin… và LDL (yếu tố gây vữa xơ động mạch) bị oxy hóa. Việc sử dụng đường isomalt cho người bệnh tiểu đường giúp giảm cung cấp đường trong chế độ ăn và cải thiện đáng kể sự kiểm soát chuyển hóa với bệnh nhân. [2]
Liều lượng: Không nên tiêu thụ quá 20g isomalt mỗi ngày
Hương vị: Vị của đường Isomalt gần giống như đường thông thường nhưng độ ngọt nhẹ dịu hơn.
Mức giá: 150.000 VND/ hộp/ 400g
2.3. Đường Maltitol
Maltitol là carbohydrate được sản xuất bằng cách hydro hóa đường maltose và tinh bột.
Độ ngọt: Loại đường dùng cho người tiểu đường này có độ ngọt bằng khoảng 90% đường tự nhiên.
Năng lượng: Sản phẩm cung cấp ít calo hơn đường tự nhiên – chỉ 2,1 calo/gam.
Độ an toàn: đã được Liên minh Châu Âu (EU) và Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ chứng nhận là chất làm ngọt chứa ít calo thay thế cho đường tự nhiên nên rất an toàn cho người bệnh sử dụng.
Lợi ích:
Maltitol được cơ thể hấp thu chậm, giúp làm giảm đáng kể sự gia tăng nồng độ glucose và insulin trong máu giúp kiểm soát tốt lượng đường và lipid trong máu của những người bệnh tiểu đường.
Liều lượng: Sử dụng nhiều maltitol sẽ gây ảnh hưởng tới lượng đường trong máu, người bệnh nên sử dụng <100g maltitol mỗi ngày.
Hương vị: Đường Maltitol tạo cảm giác ngọt mát trong miệng
Mức giá: 240.000 VND/ 250ml
2.4. Đường Stevia
Stevia là chất làm ngọt tự nhiên, được chiết xuất từ cây cỏ ngọt có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ. Loại đường dùng cho người bệnh tiểu đường này không chứa calo và không làm tăng lượng đường trong máu
Độ ngọt: Stevia có vị ngọt gấp 150 – 300 lần đường tự nhiên.
Năng lượng: Loại đường ăn kiêng này cung cấp hàm lượng calo rất thấp, thấp tới mức Stevia còn được xem là một sản phẩm “không calo”.
Độ an toàn: Stevia đã được FDA Hoa Kỳ công nhận về độ an toàn của sản phẩm.
Lợi ích:
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, bột lá Stevia khô làm giảm đáng kể lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường cả khi đói và sau khi ăn [3]. Không những vậy, Stevia còn có tiềm năng chống oxy hóa và làm giảm cảm giác đói của người bệnh.
Liều lượng: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), liều lượng an toàn của stevia là 4mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Tức là nếu bạn nặng 50kg, lượng stevia có thể sử dụng an toàn mỗi ngày là 200mg.
Hương vị: Loại đường dành cho người tiểu đường này có vị hơi gắt, nhiều người cho rằng vị của nó giống với vị tinh dầu bạc hà.
Mức giá: Trên thị trường, đường stevia có giá khoảng 300.000 VNĐ/ hộp / 280kg
2.5. Đường Tagatose
Tagatose là loại đường dùng cho người bệnh tiểu đường được tìm thấy nhiều trong các sản phẩm sữa và có cấu trúc gần giống với đường tự nhiên.
Độ ngọt: Tagatose là dạng đường fructose, có vị ngọt bằng 92% so với đường tự nhiên.
Năng lượng: Sản phẩm chỉ cung cấp một lượng khoảng 38% calo so với đường tự nhiên cho cơ thể người bệnh.
Lợi ích:
- Tagatose có tác dụng cản trở sự hấp thụ carbohydrate, giúp làm giảm lượng đường trong máu và giảm phản ứng với insulin, tốt cho người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu vào năm 2018 đã chứng minh rằng, tagatose là chất tạo ngọt thay thế đường tự nhiên và không mang lại bất kỳ tác dụng phụ nào.
- Tagatose có chỉ số đường huyết (GI) thấp và có thể hỗ trợ điều trị bệnh béo phì
Hương vị: Đường ăn kiêng tagatose được đánh giá cao nhờ làm tăng hương vị của món ăn và thức uống.
2.6. Rượu đường
Rượu đường là chất tạo ngọt có thể được tìm thấy trong nhiều thực phẩm chứa ít calo, trong thực vật và các loại quả mọng.
Năng lượng: Rượu đường không hấp thụ hoàn toàn qua đường tiêu hóa, do đó, nó cung cấp khoảng một nửa lượng calo so với đường ăn thông thường.
Độ ngọt: Độ ngọt của rượu đường thấp hơn so với đường thông thường, từ 30-50%.
Lợi ích:
Mặc dù, rượu đường tác động lên lượng đường trong máu ít hơn so với đường tự nhiên, nhưng nếu bạn tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng lượng đường huyết kèm theo một số tác dụng phụ như đau bụng và đầy hơi.
Liều lượng: Chỉ nên dùng khoảng 10 – 15 gram/ngày để rượu đường dung nạp tốt hơn.
Hương vị: Đa số các loại rượu đường có vị ít ngọt hơn nhiều so với đường thông thường. Một số còn có vị bạc hà hoặc mát lạnh trong miệng.
2.7. Đường Sucralose (Splenda)
Sucralose (Splenda) nằm trong top 6 loại đường dùng cho người bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay.
Độ ngọt: Sucralose có vị ngọt gấp 600 lần so với đường tự nhiên, bạn chỉ cần một lượng nhỏ sucralose sẽ có được hương vị ngọt ngào trong thực phẩm hay đồ uống của bạn.
Năng lượng: Đường ăn kiêng sucralose không có chứa calo.
Độ an toàn: FDA và ADA phê chuẩn an toàn
Lợi ích:
Đường Sucralose không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Chính vì vậy, đây là chất tạo ngọt lý tưởng dùng cho bệnh nhân tiểu đường
Liều lượng: Lượng sucralose được FDA khuyến nghị sử dụng mỗi ngày là 5mg/kg trọng lượng cơ thể.
Hương vị: Đường Sucralose có vị gần giống như đường tinh luyện, đặc biệt nó không có hậu vị đắng hay khó chịu cho người sử dụng.
Mức giá: Trên thị trường, đường sucralose với thương hiệu nổi tiếng Splenda (Mỹ) được bán với giá khoảng 800.000 VNĐ/kg
2.8. Đường Saccharin
Saccharin là chất ngọt nhân tạo được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1878 bởi nhà nghiên cứu Constantin Fahlberg ở Baltimore.
Độ ngọt: Saccharin có vị ngọt gấp 200 – 700 lần so với đường ăn tự nhiên
Năng lượng: Sản phẩm không làm sản sinh calo.
Độ an toàn: Saccharin được FDA kiểm định về chất lượng. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể yên tâm sử dụng.
Lợi ích:
- Saccharin đi trực tiếp qua hệ tiêu hóa mà không bị tiêu hóa, do đó, không ảnh hưởng đến hoạt động của insulin và giúp nồng độ đường trong máu ổn định hơn.
- Saccharin rất an toàn với người sử dụng và không gây ung thư
Hương vị: Loại đường ăn kiêng này có vị ngọt khá mạnh và đi kèm hậu vị hơi đắng nhẹ.
Mức giá: Trên thị trường hiện nay, đường saccharin có giá dao động khoảng 400.000 VNĐ/kg.
Đối tượng không nên dùng: Phụ nữ mang thai
2.9. Aspartame
Aspartame là một phân tử tinh thể màu trắng và không mùi, được phát hiện vào năm 1965 bởi một nhà hóa học người Mỹ tên là James M. Schlatter.
Độ ngọt: Aspartame là chất ngọt nhân tạo có vị ngọt gấp 200 lần đường tự nhiên.
Năng lượng: Sản phẩm cung cấp hàm lượng calo thấp.
Độ an toàn: Dù có 1 số công trình nghiên cứu đề cập Aspartame ( đau đầu, ung thư ) nhưng đến nay FDA, Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), Hội Y Khoa Hoa Kỳ đồng thuận Aspartame là an toàn.
Lợi ích:
Sản phẩm không gây tăng đường huyết, rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ quá nhiều aspartame có thể dẫn tới tăng cân và gây rối loạn dung nạp đường huyết ở những người bệnh tiểu đường [4]
Liều lượng: Lượng aspartame được FDA khuyến nghị sử dụng mỗi ngày là 50mg/kg trọng lượng cơ thể.
Hương vị: Vị ngọt của đường aspartame thường rõ ràng và kéo dài hơn đường thông thường.
Đối tượng không nên dùng: những bệnh nhân có rối loạn phenylketonuria
Mức giá: Trên thị trường, một hộp đường aspartame có giá khoảng 35.000 VNĐ/hộp, mỗi hộp 35 gói 1 gram.
2.10. Acesulfame Kali
Acesulfame Kali (viết tắt là Ace-K) là chất ngọt nhân tạo, được nhà khoa học người Đức phát hiện ra năm 1965, nhưng đến năm 1988 mới được FDA cho phép sử dụng trong các loại thực phẩm và đồ uống.
Độ ngọt: Ace-K có vị ngọt gấp 200 lần đường tự nhiên.
Năng lượng: Loại đường ăn kiêng này không chưa calo.
Độ an toàn: hơn 90 công trình nghiên cứu là an toàn
Lợi ích:
Ace-K hoạt động bằng cách kích thích các thụ thể vị ngọt trên lưỡi, giúp người bệnh không cần sử dụng đường mà vẫn cảm thấy vị ngọt. Ngoài ra, Ace-K không có chứa calo và không bị cơ thể hấp thụ, Ace-K sẽ tự đào thải qua đường tiêu hóa.
Liều lượng: Lượng Ace-K được FDA khuyến nghị mỗi ngày là <= 15mg/kg trọng lượng cơ thể.
Hương vị: Sản phẩm có vị ngọt đậm, kèm theo một chút vị đắng. Chính vì vậy, Ace-K thường được các nhà sản xuất pha trộn với chất tạo ngọt khác như asparteme để che đi dư vị đắng mà Ace-K đem lại.
Giá tham khảo: 430.000 VND / 1kg
2.11. Đường Allulose
Allulose là một loại đường đơn hiếm, nó chỉ có mặt trong một số trái cây tự nhiên như quả sung, nho khô và lúa mì.
Năng lượng: Allulose là chất tạo ngọt có chứa ít calo, cung cấp khoảng 0,2 – 0,4 calo/gam, bằng khoảng 1/10 lượng calo mà đường ăn mang lại.
Độ ngọt: Đường dành cho người tiểu đường Allulose có độ ngọt bằng khoảng 70% so với đường thông thường.
Lợi ích:
Allulose có tác dụng bảo vệ các tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy giúp làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy cho insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, allulose có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa béo phì và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Hương vị: Sản phẩm có hương vị không khác nhiều so với đường tinh luyện, tuy nhiên vị ngọt sẽ dịu hơn đôi chút.
Mức giá: 185.000 VNĐ/ 400g
2.12. Đường Neotame – Đường siêu ngọt
Neotame là loại đường nhân tạo được sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây như Mỹ.
Độ ngọt: Neotame được mệnh danh là đường siêu ngọt, bởi nó có độ ngọt gấp từ 7000 – 13000 lần so với đường tự nhiên.
Năng lượng: Sản phẩm không chứa calo.
Độ an toàn: FDA đã thực hiện trên 113 nghiên cứu đánh giá cả về con người và động vật. Chính vì vậy, chất tạo ngọt này rất an toàn với người dùng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và trẻ em.
Lợi ích:
Neotame không chứa calo và có chỉ số đường huyết bằng không, do đó, rất tốt đối với người bệnh tiểu đường và là một trong những loại đường cho người bệnh tiểu đường tốt nhất.
Liều lượng: không nên sử dụng quá nhiều, lượng đường Neotame mà FDA khuyến nghĩ mỗi ngày là 0,3 mg/kg trọng lượng cơ thể.
Hương vị: Vị ngọt đậm, không kèm hậu vị đắng.
Mức giá: Trên thị trường, đường neotame có giá dao động khoảng 1.300.000 VNĐ/kg.
3. Mua đường dành cho người tiểu đường ở đâu?
Hiện nay các sản phẩm đường ăn kiêng dành cho người tiểu đường được bán rất phổ biến. Bạn có thể tìm mua sản phẩm tại các hiệu thuốc, các siêu thị lớn hoặc đặt hàng online qua các kênh thương mại điện tử.
Tuy nhiên có một điều cần lưu ý rằng, hãy chọn mua sản phẩm có nhãn mác và thương hiệu rõ ràng. Đừng nên “ham rẻ” vì đa số các sản phẩm đường ăn kiêng chất lượng sẽ có mức giá cao hơn nhiều so với đường thông thường, nếu sản phẩm bạn chọn có giá thấp thì khả năng cao đây là hàng giả, kém chất lượng.
4. Lưu ý khi sử dụng đường nhân tạo
Đường nhân tạo hay đường dành cho người bệnh tiểu đường là chất thay thế đường ăn, cung cấp ít calo và hạn chế sự tăng bất thường lượng đường trong máu, rất tốt với các bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần chú ý:
Vẫn có thể làm tăng Glucose trong máu:
Chất ngọt nhân tạo vẫn có thể làm bạn tăng lượng đường trong máu do nó làm thay đổi đáng kể các vi sinh vật trong đường ruột, dẫn tới bất hoạt dung nạp glucose. Bên cạnh đó, chất ngọt nhân tạo làm thay đổi hormone chuyển hóa, làm giảm giải phóng hormone GLP-1, thúc đẩy bạn tăng cường lượng thức ăn, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Vì vậy, không nên dùng quá liều lượng cho phép.
Có thể dẫn tới tăng cân:
Chất ngọt nhân tạo trong đường cho người bệnh tiểu đường mặc dù cung cấp hương vị ngọt ngào nhưng sự thiếu calo trong cơ thể sẽ dẫn tới tăng cảm giác thèm ăn và thèm ăn đồ có đường. Do đó, đối với những người bệnh tiểu đường muốn kiểm soát cân nặng, thì nên hạn chế sử dụng đường nhân tạo.
Nên sử dụng loại đường nào là tốt nhất:
Nếu bạn đang tìm kiếm loại đường cho người bệnh tiểu đường tốt nhất thì hãy sử dụng thử đường Stevia. Stevia có tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường cả khi đói và sau khi ăn. Không những vậy, Stevia còn có khả năng chống oxy hóa và làm giảm cảm giác đói của người bệnh.
Đường dành cho người tiểu đường thai kỳ:
- Nên chọn: Neotame bởi độ an toàn cao, không làm tăng đường huyết.
- Không nên dùng đường Saccharin: có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của thai nhi
Nên hạn chế ăn đường:
Sử dụng đường có thể gây tăng đường huyết và gây béo phì, do đó, bạn nên hạn chế tối đa sử dụng để có được sức khỏe một cách tốt nhất.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên:
Bệnh nhân tiểu đường có lượng huyết cao hơn người bình thường do tuyến tụy không tiết ra đủ insulin hoặc là insulin hoạt động không hiệu quả. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết của mình, để theo dõi và điều trị kịp thời sự bất thường xảy ra.
- Người bệnh tiểu đường type 1: Nên kiểm tra khoảng 3 lần/ngày.
- Người bệnh tiểu đường type 2: Nên kiểm tra vào các thời điểm như: trước bữa ăn, sau bữa ăn 1-2 tiếng, trước khi đi ngủ và khi có dấu hiệu cho thấy hạ đường huyết.
Người bệnh tiểu đường thường phải ăn kiêng, tuy nhiên cần chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng nhằm hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vậy làm thế nào để bổ sung dinh dưỡng, cung cấp năng lượng mà không làm tăng lượng đường có trong máu?
Thấu hiểu điều đó, thương hiệu quốc gia Nutricare đã cho ra đời sữa Glucare Gold được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp phù hợp cho người đái tháo đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Glucare Gold có hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người dùng kiểm soát tốt đường huyết. Bên cạnh đó, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa cùng Lactium giúp cải thiện giấc ngủ ngon.
Hiện Glucare Gold có 2 dạng đóng gói là hộp đóng lon và hộp pha sẵn tiện lợi, giúp người bệnh cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và ổn định đường huyết.
Glucare Gold là nguồn dinh dưỡng hợp lý, giúp hỗ trợ điều bị người bệnh rối loạn dung nạp Glucose, đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cả tiểu đường thai kỳ.
Đường cho người bệnh tiểu đường là đường nhân tạo thay thế cho đường tự nhiên, cung cấp rất ít calo, sẽ không làm tăng lượng trong máu của người bệnh. Đây là giải pháp rất tốt, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần chú ý tới liều lượng, bởi đường nhân tạo vẫn có khả năng tăng glucose trong máu và gây béo phì nếu sử dụng nhiều. |
**Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *