7+ loại đồ uống hỗ trợ giải cúm hiệu quả
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare
Người bị cảm cúm cần ăn uống đầy đủ, ưu tiên đồ ăn dễ tiêu và uống nhiều nước để cơ thể mau chóng hồi phục. Vậy cảm cúm uống gì? Sau đây là 7 loại đồ uống cực tốt giúp người bệnh cảm cúm giảm khó chịu, mau chóng khỏi bệnh.
Bảng tóm tắt các loại đồ uống tốt cho người bệnh cảm cúm
Loại đồ uống | Tác dụng | Liều lượng |
Nước lọc | Bổ sung lượng nước thiếu hụt, giải độc, loãng đờm, giảm ho tắc mũi | Tối thiểu 1.5 – 2 lít nước/ngày |
Nước dừa | Giúp giữ nước, bổ sung chất điện giải cho cơ thể, cùng vitamin C nâng cao đề kháng | 240ml mỗi ngày chia làm 2 lần |
Nước muối ấm | Giúp giảm những cơn đau rát họng, kháng viêm hiệu quả | Súc miệng 3 – 4 lần/ngày |
Nước trà gừng | Giảm nhanh những triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh | Có thể sử dụng trà gừng hàng ngày, mỗi ngày khoảng 2 cốc 200ml |
Nước chanh ấm | Tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ hệ thống miễn dịch | Uống không quá 1.5 lít mỗi ngày (sử dụng 2-3 quả chanh), uống rải rác trong ngày |
Nước cam | Tăng cường hệ miễn dịch | Uống khoảng 1 ly nước cam mỗi ngày (tương ứng với 1 quả cam 85 – 100g) |
Thức uống bổ sung chất điện giải | Giúp cơ thể tránh bị mất nước | Uống từ 2 – 3 lít mỗi ngày (có thể uống thay nước lọc) |
1. Người bị cảm cúm nên uống gì?
Người bệnh cảm cúm thường mệt mỏi và chán ăn. Do đó những đồ ăn dễ tiêu, lỏng mềm hay các loại nước luôn là lựa chọn được ưu tiên. Người bị cảm cúm nên uống các loại nước sau đây.
1.1. Nước lọc
Khi bị cúm người bệnh thường có biểu hiện sốt, đổ mồ hôi, háo nước. Chính vì vậy, người bệnh cần bổ sung nhiều nước để bù nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp giải độc cơ thể, làm loãng đờm để giảm triệu chứng ho, tắc mũi. [1]
Người bệnh nên uống tối thiểu 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để bổ sung nước cho cơ thể. [2] Bạn có thể uống nước bất kỳ khi nào cảm thấy khát. Tuy nhiên, với người cao tuổi nên hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ để ng hạn chế đi tiểu đêm, giúp ngủ ngon giấc hơn.
1.2. Nước dừa
Trong nước dừa chứa carbohydrate (trong 1 cốc nước dừa – khoảng 240g có 10.4g carbohydrate) dễ tiêu hóa, giúp giữ nước và chất điện giải có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, nước dừa còn là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời (100g nước dừa có 24mg vitamin C), giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa các loại vi khuẩn, virus gây bệnh [3].
Nước dừa rất tốt cho người bị cảm cúm, tuy nhiên theo các chuyên gia, người bệnh chỉ nên uống 240ml mỗi ngày, chia ra làm 2 lần. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nước dừa nguyên chất không nên cho thêm đường có thể bị ngọt quá, khó uống và gây tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường. [1]
Lưu ý: Người cảm cúm bị suy thận hoặc bị tiểu đường nên uống ít nước dừa vì có trong nước dừa chứa Kali, Natri, Phốt pho. Nếu uống nhiều làm thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải, có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, người tiểu đường nếu uống nhiều nước dừa có thể gây tăng đường máu, tăng Kali máu gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
1.3. Nước muối ấm
Không giống với các loại nước khác để uống, nước muối ấm được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho người bệnh cảm cúm để súc miệng. Người bệnh thường khó chịu, hắt hơi, sổ mũi, ho do chảy dịch mũi xuống họng. Súc miệng nước muối ấm giúp làm dịu những cơn đau rát ở họng và có tác dụng kháng viêm hiệu quả. [1]
Người bệnh cảm cúm nên duy trì súc miệng nước muối 3 – 4 lần/ngày để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng nước muối ấm pha loãng và nên dùng loại muối tinh, đảm bảo chất lượng để pha nước.
1.4. Trà gừng
Loại nước tiếp theo được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho người bệnh cảm cúm chính là nước trà gừng. Gừng là loại củ có tính ấm, nóng và theo kết quả nghiên cứu “Hoạt động kháng khuẩn, kháng nấm của gia vị” [4], gừng mang lại hiệu quả trong việc chống viêm, kháng khuẩn nhờ hợp chất Gingerol. Đây là hoạt chất giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn vào cơ thể, làm giảm đau đầu, đau cơ hiệu quả.
Chính vì vậy, nước trà gừng sẽ giúp giảm nhanh những triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Bạn có thể uống trà gừng hàng ngày với liều lượng 2 cốc mỗi ngày, mỗi cốc khoảng 200ml. Trà gừng có thể tự làm bằng cách dùng 3 – 4 lát gừng tươi (hoặc 250mg hay 1g bột gừng tươi) [5] cho vào nước ấm, thêm chanh hoặc mật ong để tăng mùi vị và dễ uống hơn. [1]
Lưu ý: Khi người cảm cúm đang có huyết áp cao không nên uống trà gừng vì có thể gây tai biến. Tương tự với người đang bị sốt, nhất là bị sốt do cảm nắng, không nên sử dụng trà gừng vì tính nhiệt của gừng khiến nhiệt độ của cơ thể tăng cao hơn.
1.5. Nước chanh ấm
Chanh là loại quả có lượng vitamin C rất lớn (1 quả chanh khoảng 58g có chứa đến 30.7mg Vitamin C) cùng nhiều vitamin A, sắt, kali,… rất tốt để người bệnh hồi phục sức khỏe. Đặc biệt, vitamin C trong chanh là chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ hệ thống miễn dịch. [6]
Chính vì vậy, người bị cảm cúm nên uống nước chanh ấm để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Người bệnh có thể uống nước chanh ấm thường xuyên, tuy nhiên không nên uống quá 1.5 lít mỗi ngày (sử dụng khoảng 2 – 3 trái chanh), uống rải rác trong ngày và xen kẽ với các loại nước lành mạnh khác [7]. Bạn cũng có thể sử dụng thêm mật ong để pha nước chanh ấm giúp người bệnh dễ uống hơn.
Lưu ý: Người đau dạ dày bị cảm cúm có thể uống nước chanh nhưng với một liều lượng vừa phải và pha loãng. Không nên lạm dụng uống nhiều nước chanh sẽ khiến triệu chứng của bệnh đau dạ dày trở nên nặng hơn.
1.6. Nước cam
Cam là “vua” của các loại quả giàu vitamin C, chính vì vậy người bệnh cảm cúm nên uống nước cam để sớm hồi phục. Trong 100g múi cam có chứa tới 30mg vitamin C [8]. Lượng vitamin C lớn sẽ giúp tăng khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể trước các mầm bệnh, giúp người bệnh mau khỏe.
Mặc dù rất tốt cho cơ thể, nhưng người bệnh chỉ nên uống nước cam tương ứng với lượng nước vắt 1 quả cam (trọng lượng từ 85 – 100g) mỗi ngày. Bạn có thể cho thêm nước lọc, hoặc đường để dễ uống hơn và uống nước cam trước 1 – 2 tiếng sau bữa ăn [8].
1.7. Thức uống bổ sung chất điện giải
Ngoài các loại nước trên, người bệnh cảm cúm cần bổ sung thêm nước điện giải để nhanh chóng hồi phục cơ thể. Chất điện giải hay còn được gọi là ion kiềm, bổ sung các ion thiết yếu cho cơ thể như: Na+, K+,… có khả năng hòa tan trong dịch cơ thể, tạo ra các ion tích điện. Mỗi chất trong chất điện giải đảm nhiệm vai trò khác nhau. Natri giúp thẩm thấu dịch, bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mất dịch. Bên cạnh đó, Natri còn kết hợp với các ion khác giúp cân bằng nồng độ chất lỏng, giữ nước cho cơ thể,… Chính vì vậy, khi cảm cúm, sốt cần bổ sung chất điện giải để tránh cơ thể bị mất nước, mất điện giải, sớm hồi phục sức khỏe. [9]
Mỗi ngày người bệnh cảm cúm nên bổ sung từ 2 – 3 lít nước điện giải mỗi ngày, có thể uống thay thế nước lọc. Chất điện giải cần được pha chế theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ. [10]
Ngoài các loại nước hỗ trợ giải cảm cúm, để người bệnh tăng cường thể lực, nhanh hồi phục nên bổ sung các loại sữa giúp tăng cường sức khỏe. Trong đó, điển hình là sữa Nutricare Gold được rất nhiều bác sĩ khuyên dùng cho người bệnh.
Nutricare Gold là một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh Dưỡng Y học Nutricare – Hoa Kỳ, sở hữu công thức dinh dưỡng được xây dựng để phù hợp với thể trạng của người Việt.
Nutricare Gold giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện giấc ngủ, dễ tiêu hóa nhờ công thức dinh dưỡng đặc biệt được nghiên cứu bởi chuyên gia. Sản phẩm được đánh giá là nguồn dinh dưỡng toàn diện, phù hợp cho người bệnh, người cao tuổi tiêu hóa kém và khó nhai nuốt, người cần phục hồi dinh dưỡng.
2. Người bị cảm cúm không nên uống loại nước nào?
Bên cạnh việc tìm hiểu về các loại nước nên dùng để hỗ trợ giải cảm cúm, người bệnh cần tránh các loại nước sau:
- Nước lạnh: Khi bị cảm cúm bạn không nên uống nước lạnh vì có thể làm co mạch máu, ảnh hưởng xấu tới quá trình lưu thông máu. Điều này khiến cho tình trạng bệnh phức tạp hơn, lâu hồi phục.
- Rượu bia và đồ uống có cồn: Đây là các loại nước uống làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, khiến bệnh kéo dài. Ngoài ra, uống rượu bia, đồ uống có cồn còn khiến người bệnh tiểu nhiều, gây mất nước, khiến cơ thể yếu ớt.
- Cafe và trà đặc: Cả 2 loại đồ uống này đều chứa chất cafein có thể khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng, mệt mỏi và khó chịu hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng cafein có thể làm giảm hiệu quả các loại thuốc mà người bệnh sử dụng.
- Nước ngọt có ga: Trong nước ngọt chứa nhiều đường tinh luyện có thể khiến tình trạng viêm kéo dài, khó điều trị. Chính vì vậy, người bị cảm cúm, viêm họng, viêm xoang không nên uống nước ngọt có ga. [11]
3. Phương pháp điều trị cảm cúm
Để sớm chấm dứt tình trạng cảm cúm, khó chịu, người bệnh cần thực hiện các phương pháp điều trị như sau:
- Sử dụng các loại thuốc trị cảm cúm: Các loại thuốc cảm cúm theo chỉ định của bác sĩ có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức, tiêu diệt virus để người bệnh mau khỏe lại.
- Vệ sinh mũi: Giúp làm sạch mũi, loại bỏ các chất nhầy, vi khuẩn, virus gây bệnh, giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở người bệnh cảm cúm.
- Súc miệng bằng nước muối: Để làm dịu cổ họng, kháng viêm, giảm sưng, viêm đường hô hấp.
- Uống nhiều nước ấm, nước chanh pha mật ong, nước gừng: Việc làm này giúp làm loãng đờm, để giảm ho, giảm đau họng.
- Giữ ấm cho cơ thể: Khi cơ thể ấm áp, các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh nhanh chóng.
Trên đây là những chia sẻ của Nutricare về việc cảm cúm uống gì? Có rất nhiều loại nước bổ dưỡng để hỗ trợ người bệnh giảm cảm hiệu quả. Bạn hãy lựa chọn loại nước phù hợp và kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng giúp người bệnh mau chóng phục hồi, bạn có thể liên hệ đến số hotline 18006011 hoặc truy cập Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được tư vấn chi tiết!
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *