Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân, an toàn cho mẹ?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Để kiểm soát tốt bệnh và tránh các biến chứng, mẹ bầu tiểu đường thường phải kiểm soát chế độ ăn uống chặt chẽ. Nhưng chế độ ăn này có khiến thai nhi bị nhẹ cân? Mẹ tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho thai phụ? Hãy theo dõi lời giải đáp của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare trong bài viết dưới đây.
1. Tiểu đường thai kỳ ăn kiêng không đúng cách có thể khiến con nhẹ cân
Kiểm soát chế độ ăn là rất cần thiết để đảm bảo cân nặng của thai nhi trong trường hợp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Nếu chế độ ăn không hợp lý, em bé có thể thừa cân hoặc thiếu cân, cả 2 trường hợp này đều gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thai nhi. Cụ thể:
Qua nghiên cứu [1], tiến sĩ Fatima Vally cho biết: “Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh con nặng cân lên tới 50%”. Nguyên nhân là bởi lượng đường trong máu của mẹ cao dẫn đến đường máu của trẻ cũng sẽ cao, khi đó tuyến tụy của trẻ sẽ đáp ứng bằng cách sản xuất nhiều Insulin hơn. Lượng Insulin này sẽ làm hạ đường máu và dự trữ lượng đường dư dưới dạng chất béo ở thai, do đó trẻ sinh ra thường cân nặng cao hơn bình thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh nở của mẹ mà đứa trẻ sinh ra có 39% nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì [2].
Tuy nhiên, nếu ăn kiêng không đúng cách có thể khiến con sinh ra bị nhẹ cân. Không chỉ vậy, chế độ ăn thiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển bình thường của thai nhi.
Thực hiện chế độ ăn kiêng đúng là lựa chọn tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường tiến triển mà cân nặng của thai nhi vẫn được đảm bảo. Theo nghiên cứu có sự tham gia của 202 phụ nữ đang kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ bằng chế độ ăn kiêng lành mạnh, cân nặng của đứa trẻ sau sinh xấp xỉ với con của những phụ nữ mang thai khỏe mạnh trong nhóm đối chứng. [3]
Do đó, mẹ bầu tiểu đường cần tìm hiểu kỹ càng và tham khảo ý kiến của chuyên gia để xây dựng được chế độ ăn kiêng phù hợp. Để tìm hiểu kỹ hơn về thực đơn ăn kiêng lành mạnh, mẹ bầu tiểu đường có thể theo dõi thông tin trong các phần tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm:
Tiểu đường thai kỳ ăn sáng bằng gì tốt cho cả mẹ và bé con?
2. Bổ sung dinh dưỡng phù hợp giúp con tăng cân khỏe mạnh
Để đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của bé, mẹ bầu nên xây dựng thực đơn ăn kiêng với đầy đủ các thành phần sau:
2.1. Cung cấp đầy đủ Protein
Protein là một trong những nguồn cung cấp năng lượng, tham gia vào cấu trúc của cơ thể. Protein không ảnh hưởng nhiều đến nồng độ đường huyết, vì vậy có thể chiếm khoảng 12 – 20% năng lượng khẩu phần ăn của người tiểu đường thai kỳ.
Đây cũng là thành phần quan trọng góp phần phát triển các mô và cơ quan của thai nhi. Ngoài ra, Protein còn giúp tăng cung cấp máu cho thai nhi giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Một số thực phẩm giàu Protein và liều lượng cho 1 khẩu phần của mẹ bầu tiểu đường:
- Thịt lợn nạc, ức gà, hải sản: 55 – 84g
- Trứng: 1 quả
- Đậu nành, đậu phộng,…: 170g
2.2. Bổ sung lượng tinh bột phù hợp
Tuy tinh bột là thành phần có khả năng làm tăng đường huyết, nhưng đây lại là một nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Ngoài ra, tinh bột còn có vai trò trong phát triển và duy trì chức năng não bộ của thai nhi. Bổ sung đủ lượng tinh bột phù hợp còn giúp mẹ bầu sản xuất sữa trong thời kỳ cho con bú.
Vì vậy mẹ bầu tiểu đường có thể kiểm soát lượng tinh bột nạp vào cơ thể, khoảng 50 – 55% năng lượng khẩu phần.
Một số lựa chọn phù hợp và liều lượng bổ sung cho 1 khẩu phần ăn của mẹ bầu tiểu đường:
- Cơm gạo tẻ, cơm gạo lứt: 105g
- Ngũ cốc: 28g
- Bánh mì nguyên cám: 2 lát
- Mì ống: 105g
2.3. Tiêu thụ chất béo lành mạnh
Chất béo có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của thai nhi từ khi thụ thai cho đến khi sinh ra đời. Thành phần này cũng góp phần cấu tạo và phát triển não bộ của bé. Không chỉ vậy, chất béo còn hỗ trợ hấp thu các Vitamin tan trong dầu cho cơ thể như Vitamin A, D, E, K. Bởi vậy, mẹ bầu tiểu đường nên bổ sung chất béo khoảng 25 – 30% năng lượng khẩu phần.
- Dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu lạc,…: 1 – 2 muỗng
- Bơ đậu phộng: 1 – 2 muỗng
- Cá béo (cá hồi, cá ngừ,…): 55 – 84g
- Các loại hạt (hạt điều, óc chó, hạnh nhân,…): 30g
2.4. Cung cấp đủ chất xơ
Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu Glucose ở đường ruột. Vì vậy bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, củ rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó những thực phẩm này còn cung cấp nhiều các dưỡng chất khác như Vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu.
Lượng chất xơ phù hợp cho mẹ 20 – 35g chất xơ/ ngày.
- Các loại rau cải, súp lơ, bắp cải, măng tây, nấm…: 340g
- Cà rốt: 170g
2.5. Bổ sung lượng trái cây cần thiết
Mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại trái cây với lượng ăn phù hợp. Bởi trái cây chứa rất nhiều các Vitamin và khoáng chất. Bổ sung đầy đủ những chất này mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé:
- Đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ như: Canxi giúp phát triển xương, răng, Acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, Vitamin A hỗ trợ bảo vệ sự toàn vẹn mô trong cơ thể,…
- Hỗ trợ sức khỏe cho mẹ: Hỗ trợ tăng cường miễn dịch, Vitamin B1 giúp giảm tê phù, Vitamin B2 làm giảm nguy cơ tiền sản giật, Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu sắt,…
Trái cây đa phần chứa đường tự nhiên, khi vào trong cơ thể lượng đường này được chuyển hóa chậm. Do đó khi mẹ bầu tiểu đường ăn một lượng phù hợp sẽ không làm đường huyết tăng quá cao. Một số loại quả cho mẹ bầu tiểu đường và liều lượng trong 1 bữa ăn:
- Cam, chuối, táo, kiwi, dâu tây,… :170g
- Nước ép trái cây (không thêm đường): 180ml
Bên cạnh đó, người tiểu đường thai kỳ có thể bổ sung thêm các loại sữa dinh dưỡng để đảm bảo đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. Sữa Glucare Gold tới từ Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ là thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng.
Sữa có chỉ số đường huyết thấp đã được chứng minh lâm sàng, giúp kiểm soát đường huyết mẹ bầu ổn định. Hệ đường hấp thu chậm (Isomaltulose, Erythritol) tiên tiến được chứng nhận hiệu quả kiểm soát đường huyết sau uống. Sữa bổ sung 56 dưỡng chất cùng Đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của mẹ và bé. Omega 3,6,9 & Antioxidants – hỗ trợ giảm biến chứng tim mạch và phòng ngừa đột quỵ.
3. Gợi ý chế độ ăn giúp người tiểu đường thai kỳ tăng cân lành mạnh
Một số cách xây dựng thực đơn mà mẹ bầu tiểu đường có thể tham khảo.
Thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường
Thực phẩm | Liều lượng | |
Bữa sáng 1 | Bánh mì ngũ cốc
Salad rau bina Trứng luộc |
1 – 2 lát
1 đĩa vừa 1 quả |
Bữa sáng 2 | Bánh phở
Thịt gà Rau thơm |
105g
80g 50g |
Bữa sáng 3 | Mì ống
Thịt lợn băm cà chua |
105g
80g 1 quả |
Thực đơn bữa trưa cho bà bầu tiểu đường
Thực phẩm | Liều lượng | |
Bữa trưa 1 | Cơm
Ức gà nướng Măng tây |
1 bát
70g 200g |
Bữa trưa 2 | Cơm gạo lứt
Thịt bò hầm hành tây, cà chua Rau cải luộc |
1 bát
1 bát 200g |
Bữa trưa 3 | Cơm
Cá hồi sốt cam Salad rau củ |
1 bát
1 miếng phi lê 1 đĩa |
Thực đơn bữa tối cho bà bầu tiểu đường
Thực phẩm | Liều lượng | |
Bữa tối 1 | Cơm
Thịt lợn luộc Canh rau mồng tơi nấu tôm |
1 bát
50g 1 bát |
Bữa tối 2 | Miến xào ức gà
Súp lơ trắng luộc Khoai tây |
1 bát
200g 1 – 2 củ nhỏ |
Bữa tối 3 | Cơm gạo lứt
Đậu hũ Thịt nướng |
1 bát
170g 80g |
Bữa ăn phụ cho bà bầu tiểu đường
Thực phẩm | Liều lượng | |
Bữa phụ 1 | Sữa
Táo |
210ml
½ quả |
Bữa phụ 2 | Sữa chua ít/ không đường
Lê nướng quế |
1 hộp
½ quả |
Bữa phụ 3 | Nho
Hạt óc chó |
170g
30g |
Có thể bạn quan tâm:
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không? Những lưu ý quan trọng
- Biến chứng bàn chân tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa và xử trí
4. Lưu ý chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Cân nặng của mẹ bầu tiểu đường cần được kiểm soát cẩn thận. Nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ thai to, tiền sản giật, sinh mổ,… Vì vậy người tiểu đường thai kỳ nên kiểm soát lượng thức ăn và tuân theo các nguyên tắc sau:
- Chia nhỏ bữa ăn: Nên ăn khoảng 5 – 6 bữa/ngày, mỗi bữa ăn lượng vừa đủ. Điều này giúp mẹ bầu bổ sung được nhiều chất dinh dưỡng đồng thời tránh nguy cơ đường huyết tăng quá cao do ăn nhiều thức ăn cùng một lúc.
- Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Mẹ bầu nên ăn đúng bữa để đường huyết ổn định và được kiểm soát tốt nhất.
- Tính toán hàm lượng Carbohydrate: Bởi thành phần này ảnh hưởng nhiều tới nồng độ đường huyết. Vì vậy, mẹ bầu nên tính toán tổng lượng Carbohydrate một ngày và nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI<55) để tránh làm đường huyết tăng cao.
- Ăn đa dạng và dinh dưỡng cân bằng để cả mẹ lẫn bé đều đủ chất, mà vẫn có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.
- Luyện tập thể dục phù hợp: Luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường trao đổi chất và kiểm soát cân nặng của người mẹ. Mẹ bầu tiểu đường có thể luyện tập các bài tập như yoga cho bà bầu, đi bộ,… khoảng 30 phút/ ngày.
- Uống đủ nước: Triệu chứng của tiểu đường khiến mẹ bầu thường xuyên tiểu nhiều, vì vậy cần bổ sung ít nhất 1.6 lít nước/ ngày.
- Cung cấp không quá 6g muối/ ngày: Mẹ bầu tiểu đường nên hạn chế các sản phẩm đóng hộp, mì ăn liền, đồ muối chua,… Bởi ăn quá nhiều muối sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch, đặc biệt là ở người tiểu đường thai kỳ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có được nhiều thông tin cho câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?” Mẹ bầu tiểu đường nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có thể xây dựng được chế độ ăn lành mạnh và an toàn cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ghé thăm trang web của sản phẩm sữa Glucare Gold để tham khảo một trong những sản phẩm tốt nhất cho việc bổ trợ sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Nutricare luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp và tư vấn các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *