Bệnh tiểu đường có ăn được rau bắp cải không? Ăn thế nào cho phù hợp?

5/5 - (1 vote)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare

Bệnh tiểu đường có ăn được rau bắp cải không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, người bị tiểu đường có thể ăn được rau bắp cải. Đây là loại rau có chỉ số GI thấp và chứa nhiều dưỡng chất giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết và phòng tránh biến chứng bệnh hiệu quả.

1. Bệnh tiểu đường có ăn được rau bắp cải không?

Bắp cải là loại rau quen thuộc trong thực đơn của người Việt. Người bị tiểu đường có thể ăn rau bắp cải mà không ảnh hưởng nhiều tới đường huyết. [1]

  • Bắp cải có chỉ số GI và GL thấp: Chỉ số GI của rau bắp cải là 15 và chỉ số GL là 1. Với chỉ số GI và GL thấp, người bệnh tiểu đường có thể an tâm ăn mà không gây ảnh hưởng nhiều tới lượng đường trong máu.
  • Bắp cải chứa lượng carb ít: Trong 89g bắp cải (tương ứng với 1 chén bắp cải sống) chứa 5.2g carb. Lượng carb thấp nên không gây ảnh hưởng đến đường huyết của người bệnh.
  • Bắp cải giàu dưỡng chất: Trong bắp cải chứa nhiều chất xơ, protein giúp duy trì sức khỏe tốt cho người bệnh tiểu đường.

Dinh dưỡng trong 89g bắp cải [2]

Năng lượng 22 kcal
Protein 1.1g
Chất xơ 2.2g
Chất béo 0.1
Carb 5.2g
Kali 151mg
Vitamin K 67.6mcg
Vitamin C 32.6mcg

Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn bắp cải để bổ sung dinh dưỡng và không ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.

Với chỉ số GI, GL thấp người bệnh tiểu đường có thể ăn rau bắp cải mà không gây ảnh hưởng nhiều tới lượng đường trong máu 
Với chỉ số GI, GL thấp người bệnh tiểu đường có thể ăn rau bắp cải mà không gây ảnh hưởng nhiều tới lượng đường trong máu

2. Những lợi ích của bắp cải với người bệnh tiểu đường

Sau đây là những lợi ích tuyệt vời của bắp cải với sức khỏe người bệnh tiểu đường:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Không chỉ chứa ít carb, bắp cải còn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa antihyperglycemic, có tác dụng ngăn ngừa khả năng hấp thụ đường và máu và tăng độ nhạy của insulin. Chính vì vậy, sử dụng bắp cải sẽ giúp người bệnh tiểu đường hạn chế biến động và giữ chỉ số đường huyết trong phạm vi an toàn [3].
  • Giảm nguy cơ tim mạch: Trong bắp cải tím có chứa các hợp chất anthocyanin giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Nhờ vậy, ăn bắp cải tím giúp người bệnh tiểu đường giảm được những biến chứng tim mạch nguy hiểm. [1]
  • Giảm nguy cơ huyết áp cao: Trong 89g bắp cải trắng trắng thông thường có chứa 151mg kali. Khoáng chất này sẽ giúp giảm tình trạng huyết áp cao ở người bệnh tiểu đường [4].
  • Hỗ trợ giảm cân: Trong 89g bắp cải chỉ chứa 22 kcal, và chứa 1.1g protein. Lượng calo thấp nên ăn bắp cải sẽ không gây tăng cân. Cùng lượng protein tương đối giúp tạo cảm giác no lâu để người bệnh duy trì cân nặng hợp lý.

Tìm hiểu thêm các loại rau khác người bệnh cần lưu ý:

Sử dụng bắp cải giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt và hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh 
Sử dụng bắp cải giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt và hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh

3. Nên ăn bao nhiêu bắp cải là phù hợp

Dù tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng bắp cải vẫn chứa một số carb nhất định (5.2g carb trong 89g bắp cải). Theo khuyến cáo người bệnh tiểu đường khi bổ sung 20 – 50g carb mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm tỷ lệ đường trong máu xuống đáng kể. Do đó, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn một phần bắp cải nấu chín hoặc hấp khoảng 100 – 150g mỗi ngày là phù hợp [3].

Bạn chỉ nên ăn một phần bắp cải từ 100 - 150g mỗi ngày là phù hợp 
Bạn chỉ nên ăn một phần bắp cải từ 100 – 150g mỗi ngày là phù hợp

4. Khi nào người bệnh tiểu đường không nên ăn bắp cải

Là một loại rau có vị ngọt, thanh mát nhưng những người bệnh tiểu đường sau không nên ăn rau bắp cải. Cụ thể:

  • Bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp: Trong bắp cải có chứa hoạt chất goitrin – một chất chống oxy hoá gây ức chế chức năng của tuyến giáp, làm tình trạng bệnh tuyến giáp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh tiểu đường mắc tuyến giáp nên hạn chế rau bắp cải trong thực đơn hàng ngày [2].
  • Người suy thận nặng: Bắp cải là thực phẩm có chứa hàm lượng kali cao (có 151mg kali trong 89g bắp cải). Nếu ăn nhiều bắp cải, lượng kali hấp thụ vào cơ thể lớn có thể khiến cơ tim bị giãn và mềm tạo nhịp tim bất thường, kèm theo yếu cơ, liệt cơ….Ngoài ra, người bệnh có thể dễ bị tiêu chảy, đái đêm. [4]
  • Người có vấn đề về tiêu hóa: Bắp cải là thực phẩm có tính hàn nên có thể gây đầy bụng, khó chịu cho những người có vấn đề về tiêu hóa.
  • Người đang dùng thuốc làm loãng máu (warfarin): Một số người bệnh được chỉ định sử dụng Warfarin – loại thuốc có tác dụng làm chậm quá trình đông máu. Trong khi đó, bắp cải chứa một lượng vitamin K với công dụng giúp đông máu, dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc [2].
Người bệnh tiểu đường bị tuyến giáp nên hạn chế ăn bắp cải 
Người bệnh tiểu đường bị tuyến giáp nên hạn chế ăn bắp cải

5. Một số lưu ý khi ăn rau bắp cải

Sau đây là một số lưu ý khi ăn rau bắp cải giúp bạn giữ được trọn vẹn dưỡng chất trong rau và tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

  • Nên luộc, hấp để hạn chế dầu mỡ: Cần ưu tiên chế biến bắp cải luộc, hấp và hạn chế chiên xào để tránh dầu mỡ có thể khiến người bệnh tiểu đường tăng cân, gây biến chứng về tim mạch.
  • Khi luộc nên cho một chút gừng: Bắp cải là thực phẩm có tính hàn có thể khiến người tiêu hóa kém bị đầy hơi, đau bụng. Do đó, khi luộc bắp bạn nên thêm một chút gừng để khử tính hàn của bắp cải và giúp món ăn có vị thơm nồng, hấp dẫn hơn. [2]
  • Không dùng bắp cải nấu chín qua đêm: Bắp cải đã chế biến để qua đêm sẽ tự sản sinh ra một lượng lớn nitrat. Nếu bạn thường xuyên ăn bắp cải nấu chín để qua đêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. [5]
  • Không chế biến bắp cải ở nhiệt độ quá cao: Khi chế biến bắp cải bạn không nên dùng nhiệt quá cao và đun lâu. Việc làm này có thể làm phân hủy hết các chất dinh dưỡng và làm mất đi vị ngọt trong bắp cải. Chỉ nên luộc hoặc hấp bắp cải trong khoảng 5 – 7 phút.
  • Bắp cải kỵ với một số thực phẩm: Bắp cải kỵ với một số thực phẩm như: dưa chuột, măng cụt, táo. Khi dùng bắp cải với những loại quả này có thể làm hạn chế hấp thu các dưỡng chất trong thực phẩm. [2]
Chỉ nên luộc/hấp bắp cải trong khoảng từ 5-7 phút để giữ được trọn vẹn dinh dưỡng và hương vị của bắp cải 
Chỉ nên luộc/hấp bắp cải trong khoảng từ 5-7 phút để giữ được trọn vẹn dinh dưỡng và hương vị của bắp cải

Trên đây là những chia sẻ của Nutricare về việc tiểu đường có ăn được rau bắp cải không? Người bệnh có thể ăn rau bắp cải nhưng cần sử dụng đúng cách và ăn với lượng vừa đủ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về chế độ dinh dưỡng, bạn có thể truy cập vào fanpage Nutricare – Già mà sướng hoặc liên hệ đến số hotline 18006011 để được tư vấn ngay lập tức!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

5/5 - (1 vote)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment