Sau phẫu thuật không nên ăn gì? Top 3 nhóm thực phẩm cần lưu ý
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Bên cạnh việc ăn gì để nhanh hồi phục vết thương, bệnh nhân cũng cần lưu ý vấn đề sau phẫu thuật không nên ăn gì để tốt cho cơ thể. Cùng Nutricare tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
1. Thức ăn khó tiêu hóa
Chức năng tiêu hóa của bệnh nhân có thể bị suy giảm do tác động của thuốc mê, thuốc tê sử dụng trong phẫu thuật gây gây liệt ruột, chướng hơi, chức năng sinh lý ruột thay đổi do stress hoặc nhiễm khuẩn… Vì vậy, để đảm bảo có thể cung cấp được đủ năng lượng cho bệnh nhân sau phẫu thuật cần hạn chế sử dụng các thực phẩm khó tiêu.
1.1. Thức ăn cứng, khó nhai
Thức ăn cứng, khó nhai nằm trong danh sách thực phẩm người bệnh cần hạn chế sử dụng sau phẫu thuật vì nguyên nhân sau:
- Việc thay đổi chức năng tiêu hóa sau phẫu thuật khiến bệnh nhân chán ăn, ăn không ngon miệng. Do đó, khi sử dụng thức ăn cứng, khó tiêu, khó nhai, tiêu sẽ sẽ khiến người bệnh càng không muốn ăn.
- Khi các tế bào niêm mạc ruột đang bị tổn thương, sử dụng nhóm thực phẩm này có thể gây làm tăng tổn thương ruột, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của người bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến mức độ phục hồi cơ thể sau phẫu thuật vì không thể đáp ứng được đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
Vì vậy, 1-3 ngày đầu sau phẫu thuật, để có thể đảm bảo được năng lượng và dinh dưỡng, bệnh nhân chỉ nên ăn thức ăn dạng lỏng như soup, cháo, sữa dinh dưỡng…
1.2. Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao
Sau phẫu thuật không nên ăn gì? Cần hạn chế sử dụng thức ăn có hàm lượng cholesterol cao như: đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ nhưng khoai tây chiên, hamburger, gà rán,… Đây là những thực phẩm khó tiêu, bệnh nhân sau phẫu thuật nếu ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ gây cản trở hoạt động của các cơ quan nội tạng. Đồng thời, nhiệt lượng tăng cao và mỡ cơ thể nhiều sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lành vết mổ sau phẫu thuật.
1.3. Thực phẩm có nhiều chất xơ
Chất xơ là nhóm thực phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón. Tuy nhiên, với bệnh nhân mới phẫu thuật, ăn quá nhiều chất xơ có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó chịu. Vì vậy, sau phẫu thuật cần hạn chế ăn thực phẩm giàu chất xơ như: khoai lang, táo, rau cần, quả bơ hay đậu phộng…
Ăn gì sau phẫu thuật tuyến giáp để mau hồi phục?
2. Thực phẩm gây sẹo lồi sau phẫu thuật
Hình dạng của sẹo sau phẫu thuật là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Một số thực phẩm theo kinh nghiệm dân gian có thể gây tình trạng sẹo lồi cần hạn chế sử dụng cho bệnh nhân bao gồm:
2.1. Thịt chó
Thịt chó là thực phẩm có năng lượng cao và chứa nhiều protein tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Tuy nhiên, theo quan điểm y học cổ truyền, thịt chó có tính nóng. Vì vậy, ăn thịt chó trong giai đoạn tái tạo có thể gây sẹo lồi, khiến da bị rạn và trở nên sần cứng hơn.
2.2. Rau muống
Rau muống là một trong những cái tên được nói đến khi đặt câu hỏi “sau phẫu thuật không nên ăn gì?”, rau muống được biết đến là rau xanh có tính mát, có thể giải độc, nhuận tràng. Tuy nhiên, rau muống còn có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh da non. Với bệnh nhân sau phẫu thuật, việc ăn rau muống có thể gây ra sẹo lồi. Vì vậy, để đảm bảo thẩm mỹ vết thương, bệnh nhân không nên ăn rau muống trong giai đoạn vết thương chưa hồi phục hoàn toàn.
2.3. Thịt gà
Không nên ăn thịt gà sau phẫu thuật, đặc biệt ở giai đoạn lên da non, biểu mô dần được hình thành để che chắn lên vết thương. Giai đoạn này bệnh nhân thường cảm thấy ở vị trí phẫu thuật (vết thương) có thể rất ngứa ngáy khó chịu.
Trong khi đó theo quan điểm đông y, thịt gà là thực phẩm có tính nóng có thể làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng, đau nhức hơn. Việc vết thương khó chịu có thể khiến bệnh nhân phát sinh hành động gãi làm vị trí phẫu thuật dễ bị tổn thương, lâu lành hơn hoặc có thể hình thành sẹo lồi, sẹo thâm trên da.
2.4. Trứng
Là thực phẩm có tác dụng kích thích tăng sinh mô sợi collagen tốt cho quá trình hồi phục vết thương. Tuy nhiên, trứng có thể có tác dụng đùn da thừa thái gây sẹo lồi và khiến vết thương có màu sáng hơn vùng da xung quanh, đôi khi xuất hiện tình trạng loang lổ giống lang ben, gây mất thẩm mỹ. Do đó, sau phẫu thuật bệnh nhân cần tránh ăn trứng.
2.5. Thịt bò
Sử dụng thịt bò trong những ngày đầu tiên sau phẫu thuật là nguyên nhân khiến vết thương lúc hồi phục bị sậm màu, thâm sỉn. Không những thế, có thể gây sẹo lồi cho bệnh nhân vì thịt bò cung cấp lượng protein lớn. Vì vậy, sau phẫu thuật cần kiêng hoàn toàn thịt bò nếu không muốn tình trạng vết thương trở nên xấu hơn.
2.6. Bia, rượu, chất kích thích
Đồ uống có cồn, chất kích thích là nguyên nhân cản trở quá trình lưu thông máu tại vị trí vết thương mới phẫu thuật. Vì vậy, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục của vết thương sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, đồ uống có thể gây tình trạng sẹo lõm và thâm, loang lổ màu da tại khu vực phẫu thuật. Do đó, trong thời gian hậu phẫu cần kiêng sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích.
Có thể bạn quan tâm:
- Ăn gì sau phẫu thuật tuyến giáp để mau hồi phục?
- Nên ăn gì sau phẫu thuật trĩ? Gợi ý 4 nhóm thực phẩm tốt
3. Thực phẩm gây dị ứng, kéo dài thời gian hồi phục
Một số thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao làm kéo dài thời gian hồi phục vết thương sau phẫu thuật mà bệnh nhân cần hạn chế sử dụng.
3.1. Đồ nếp
Đồ nếp là thực phẩm có tính nóng, ăn đồ nếp sau khi phẫu thuật có thể khiến vết thương ngứa ngáy, dễ mưng mủ, viêm nhiễm. Ngoài ra, trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật, nếu ăn đồ nếp có thể sẽ gây ra tình trạng sẹo lồi. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn đồ nếp khi vết thương được hồi phục hoàn toàn.
3.2. Hải sản, đồ tanh
Trả lời câu hỏi “sau phẫu thuật không nên ăn gì?” Một số loại hải sản, đồ tanh như tôm, cua, mực… cần hạn chế sử dụng sau quá trình phẫu thuật với những người có cơ địa dị ứng với hải sản. Đây là nhóm thực phẩm có hàm lượng protein và histamin khá cao, là nguyên nhân khiến vết thương bị ngứa ngáy, kích ứng khó chịu trong quá trình lên da non. Thậm chí, có thể gây ra phản ứng sưng, mưng mủ, nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật trên một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm.
3.3. Thịt hun khói, bánh kẹo ngon
Ăn thịt hun khói, bánh kẹo ở giai đoạn hậu phẫu sẽ khiến cơ thể hao hụt một lượng lớn năng lượng, khoáng chất, vitamin E. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào, mô mềm, giúp vết thương nhanh hồi phục hơn. Vì vậy, việc sử dụng nhóm thực phẩm này sẽ kéo dài tiến trình hồi phục vết thương sau phẫu thuật.
Có thể bạn quan tâm:
Sau phẫu thuật nội soi nên ăn gì để hồi phục nhanh chóng? |
4. Lưu ý trong quá trình chế biến thực phẩm cho bệnh nhân sau phẫu thuật
- Không ăn thực phẩm sống, chưa được nấu chín.
- Chế độ ăn ít muối hơn.
- Sử dụng thực phẩm nhiều calo vì sau khi phẫu thuật dễ chán ăn gây thiếu năng lượng cho hoạt động của cơ thể.
- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
- Thực phẩm giàu sắt, kẽm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng.
- Ưu tiên lựa chọn, phối hợp thực phẩm dễ tiêu hóa vào chế độ ăn hàng ngày.
- Tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt và dùng thuốc theo hướng dẫn từ các chuyên gia y tế.
Ngoài những lưu ý trên, bệnh nhân cần lưu ý về thời gian thực hiện chế độ kiêng khem. Thông thường, thời gian thực hiện chế độ ăn kiêng nên duy trì 24 giờ – 1 tháng sau phẫu thuật. Nên thực hiện chế độ ăn kiêng đến khi vết thương khôi phục hoàn toàn.
Hiện nay, bệnh nhân sau khi phẫu thuật cũng có thể bổ sung thêm sữa Nutricare Gold để bồi bổ cơ thể. Sản phẩm với 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp acid amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tế bào miễn dịch giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi, đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, sữa Nutricare Gold giàu chất xơ hoà tan FOS giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cùng hàm lượng Canxi, Glucosamin và HMB giúp cơ xương khớp chắc khỏe và Lactium đã được chứng minh lâm sàng giúp ngủ ngon hơn.
Thực hiện chế độ kiêng ăn phù hợp sau phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục hơn. Tuy nhiên lưu ý không được kiêng khem quá mức, vẫn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với chủ đề “sau phẫu thuật không nên ăn gì”, nếu bạn đọc còn câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare – Bí quyết sống khỏe để nhận được sự tư vấn sớm nhất!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *