Sau phẫu thuật có nên ăn rong biển? Ăn rong biển có gây sẹo lồi không?

4.2/5 - (6 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Rong biển là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và chế biến được thành nhiều món ăn ngon. Tuy vậy, vẫn có người e ngại không biết sau phẫu thuật có nên ăn rong biển không và không biết rong biển có gây sẹo lồi không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có lời giải đáp cho những câu hỏi này. Theo dõi ngay!

1. Người sau phẫu thuật có nên ăn rong biển không?

Người sau phẫu thuật hoàn toàn có thể ăn rong biển. Ăn rong biển không chỉ không gây kích ứng, sẹo lồi, sẹo mất thẩm mỹ mà còn bổ sung protein thực vật, sắt, vitamin K, A và C,… rất tốt cho quá trình hồi phục.

Rong biển từ lâu đã được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày nhờ hương vị thơm ngon. Thực phẩm này đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như hỗ trợ chức năng tuyến giáp, chức năng tiêu hoá và giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường, tim mạch,…

Một số người lo ngại rong biển và hải sản có vị tanh tương đồng nên có thể gây kích ứng khiến vết thương lâu lành và sẹo lồi. Nghiên cứu trên chuột của nhóm khoa học Biosea năm 2011 đã cho thấy điều ngược lại.

Những con chuột được cho ăn rong biển có vết thương lành với tỷ lệ 100% trong vòng 5 ngày, trong khi ở những con không ăn rong biển tỷ lệ này chỉ là 50%. Như vậy, có thể thấy chế độ ăn có rong biển có khả năng đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương hiệu quả và là lựa chọn hợp lý cho thực đơn của người sau phẫu thuật.

Rong biển
Rong biển rất tốt cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật

Tiếp theo cùng tìm hiểu tác dụng của rong biển để bạn thấy rõ hơn việc sau phẫu thuật có nên ăn rong biển không nhé!

Có thể bạn quan tâm: Sau phẫu thuật nên ăn gì? 12+ gợi ý cho người sau phẫu thuật

2. Top 3 tác dụng của rong biển cho người sau phẫu thuật

Rong biển rất giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Bảng giá trị dinh dưỡng trong 100g rong biển khô:

Dinh dưỡng Hàm lượng
Carb 52.4g
Protein 31.8g
Chất béo 4.01g
Magie 482mg
Vitamin K 25mcg
Vitamin B 10.331mg
Selen 7.3mcg
Sắt 25mg
Iod 9.4 – 430mg
Kẽm 3.9mg
Canxi 372mg
Kali 1240mg

Bên cạnh đó, rong biển còn chứa lượng đáng kể các chất Omega-3 và 6, Beta-caroten, Vitamin C, E, Phosho, Choline, Polysaccharide sunfat,…

Với giá trị dinh dưỡng tuyệt vời này, rong biển mang đến rất nhiều tác dụng giúp hồi phục cơ thể sau phẫu thuật.

2.1. Giàu chất chống oxy hóa ngăn ngừa nhiễm trùng

Rong biển chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hoá: 3.9mg Kẽm, 7.3mcg Selen, 171mcg Beta-caroten, 5mg Vitamin C, 5mg Vitamin E, Flavonoid cùng nhiều chất khác.

Đối với người sau phẫu thuật, các chất này có vai trò rất quan trọng do giúp:

  • Tăng cường sức đề kháng, kích thích tổng hợp các tế bào miễn dịch trong máu giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
  • Giảm stress oxy hóa, giúp giảm viêm hiệu quả và thúc đẩy lành vết mổ nhanh hơn.
Rong biển chứa chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hoá dồi dào trong rong biển giúp chống nhiễm trùng sau phẫu thuật hiệu quả

2.2. Chất xơ và Polysaccharide cải thiện tiêu hóa

Rong biển giúp tăng cường sức khỏe đường ruột để hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Tác dụng nhuận tràng của chất xơ (5.6g/100g rong biển) giúp làm giảm nguy cơ táo bón thường gặp ở người sau phẫu thuật.

Các Polysaccharide Sulfate có khả năng thúc đẩy sản xuất các axit béo chuỗi ngắn. Chúng hoạt động như Prebiotic giúp làm tăng sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, đẩy nhanh quá chuyển hóa thức ăn và điều này đã mang đến sự khẳng định hơn cho việc sau phẫu thuật có nên ăn rong biển không cho bản thân bạn rồi đúng không!

Rong biển giúp cải thiện sức khỏe
Rong biển giúp cải thiện sức khoẻ đường ruột sau phẫu thuật

2.3. Giàu Vitamin, khoáng chất bù đắp dinh dưỡng cho cơ thể

Các Vitamin nhóm B (10.331mg/100g) cùng lượng Iod lớn (9.4 – 430mg/100g) giúp thúc đẩy hoạt động tuyến giáp và hỗ trợ trao đổi chất cũng như mọi hoạt động chuyển hoá trong cơ thể. Từ đó giúp bù đắp năng lượng hiệu quả, giảm mệt mỏi và nhanh lành vết mổ, ngoài ra còn cải thiện miễn dịch và chức năng thần kinh sau phẫu thuật.

Kali (1240mg/100g), Canxi (372mg/100g), Magie (428mg) và Natri (575mg/100g) khôi phục cân bằng điện giải của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng chuột rút sau phẫu thuật và thư giãn cơ bắp giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

Sắt (25mg/100g) và Folate (337mcg/100g) giúp tăng sinh hồng cầu trong máu, do đó hỗ trợ quá trình phục hồi sức khoẻ sau phẫu thuật hiệu quả.

Lượng lớn các Vitamin và khoáng chất này trong rong biển giúp hồi phục sức khoẻ một cách toàn diện hơn.

Rong biển giàu Vitamin
Rong biển giàu Vitamin và khoáng chất cải thiện sức khoẻ toàn diện

Ngoài việc sau phẫu thuật có nên ăn rong biển không bạn đã tường tận thì bạn cần tìm hiểu về việc ăn như thế nào cho đúng nữa nhé!

3. Sau phẫu thuật nên ăn rong biển thế nào cho đúng?

Tuy giàu dinh dưỡng nhưng người sau phẫu thuật cần lưu ý sử dụng rong biển đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ trong quá trình hồi phục.

Liều lượng: Không quá 100g rong biển/ngày. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa.

Không nên ăn nhiều rong biển hơn do có thể gây:

  • Thừa Iod: Hàm lượng Iod trong rong biển có thể lên đến 430mg/100g, gấp 3 lần lượng khuyến cáo hàng ngày. Thừa Iod làm ảnh hưởng chức năng tuyến giáp và có thể gây ra cường giáp, rối loạn chuyển hóa, tăng cân.
  • Tích tụ kim loại nặng. Ăn quá nhiều rong biển gây nguy cơ tích luỹ các chất độc như Cadmi, thuỷ ngân hay chì. Lâu dài sẽ gây bệnh hô hấp, viêm thận, suy nhược cơ thể,…

Thời gian ăn: Bữa chính hoặc các bữa phụ.

Một số món ăn có thể tham khảo cho người sau phẫu thuật: cơm nắm rong biển, canh rong biển thịt bằm, salad rong nho, ức gà cuộn rong biển, canh rong biển trứng đậu phụ,…

Lưu ý

Những đối tượng dưới đây không nên ăn rong biển

  • Người bệnh cường giáp và phụ nữ sau sinh đang cho con bú nên hạn chế ăn rong biển để tránh thừa Iod, rối loạn chuyển hoá.
  • Rong biển có tính hàn, giải nhiệt, vì vậy người đang bị lạnh bụng hoặc tiêu chảy cần tránh ăn do có thể gây tiêu chảy nặng.
  • Người bị mụn nhọt cũng nên hạn chế ăn rong biển do tính tanh và lượng Protein lớn có thể làm nặng thêm tình trạng mụn.
  • Người bị dị ứng rong biển hoặc có tiền sử dị ứng hải sản cần tránh hoàn toàn rong biển do có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, khó thở, thậm chí hôn mê.

Bên cạnh đó, khi chế biến rong biển cho người sau phẫu thuật bạn cần chú ý:

  • Không nấu chung với những thực phẩm kỵ với rong biển như quả hồng, nước trà, trái cây ngâm chua, huyết heo, cam thảo do có thể gây khó tiêu, táo bón, tiêu chảy và ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hoá.
  • Không chế biến cùng thực phẩm có thể gây kích ứng, sẹo lồi, nhất là với người có cơ địa mẫn cảm. Lúc này, cần kiêng rau muống, thịt bò, hải sản, đồ nếp, thịt gà,…
  • Sơ chế và chế biến rong biển đúng cách: Nên ngâm rong biển trong nước lạnh 5 – 10 phút cho nở ra rồi bóp muối và đem đi rửa sạch để khử mùi tanh. Chỉ nấu rong biển trong tối đa 5 – 10 phút để tránh bị nát rong và mất Iod.
  • Khi chọn rong biển tươi nên chọn lá non có độ bóng vừa phải, màu xanh lá đậm và có nhiều lỗ nhỏ.
Ăn rong biển đúng cách
Ăn rong biển đúng cách giúp người bệnh phục hồi một cách an toàn sau phẫu thuật

Tìm hiểu thêm:

4. Thực phẩm bổ dưỡng, không để lại sẹo cho người sau phẫu thuật

Ngoải câu hỏi sau phẫu thuật có nên ăn rong biển không thì người bệnh còn muốn biết về một số thực phẩm bổ dưỡng cho bản thân, và thực tế không chỉ rong biển mà người bệnh sau phẫu thuật cũng cần bổ sung nhiều loại thực phẩm khác để hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe toàn diện:

  • Thực phẩm giàu Protein: Protein giúp bổ sung năng lượng, thúc đẩy lành vết thương và tăng cường miễn dịch sau phẫu thuật. Một số thực phẩm giàu Protein người bệnh nên ăn như các loại thịt heo, thịt cá béo, các loại đậu, hạt óc chó,…
  • Thực phẩm giàu Kẽm: Kẽm giúp điều hoà chuyển hoá, hỗ trợ lành vết mổ và cải thiện sức đề kháng, chống nhiễm trùng hiệu quả. Một số thực phẩm giàu Kẽm có thể kể đến là bông cải xanh, hạt vừng, hạt bí đỏ, ngũ cốc,…
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C giúp tăng sinh Collagen tái tạo vùng tổn thương, giảm sẹo và và tăng cường miễn dịch sau phẫu thuật. Người bệnh nên ăn cam, dứa, dâu tây, kiwi, táo, ổi, bông cải xanh, ớt chuông,.. để bổ sung Vitamin C.
  • Thực phẩm giàu Vitamin B: Vitamin B hỗ trợ trao đổi chất và chuyển hoá cơ bản, giúp cơ thể hấp thu các chất và phục hồi toàn diện. Người sau phẫu thuật nên bổ sung Vitamin B từ cá hồi, rau xanh, đậu, gan heo, trứng, sữa, các loại thịt đỏ và giáp xác,…
  • Thực phẩm giàu Glucid: Ngoài cung cấp năng lượng, Glucid còn giúp bảo vệ gan và hệ thần kinh khỏi tổn thương do thuốc mê. Người bệnh cần ăn đủ cơm và có thể bổ sung thêm các loại ngũ cốc trong chế độ ăn giàu Glucid.
Chế độ ăn sau phẫu thuật
Chế độ ăn sau phẫu thuật cần đủ các nhóm dưỡng chất để phục hồi toàn diện cho người bệnh

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm tự nhiên vào chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật, các loại sữa bổ sung dinh dưỡng toàn diện như sữa Nutricare Gold cũng là lựa chọn tuyệt vời.

Sữa Nutricare Gold bổ sung 56 dưỡng chất cùng đạm Whey và đạm thực vật từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe, đẩy nhanh tốc độ lành vết mổ. Thêm vào đó, hệ Antioxidants cùng các nhóm chất Omega-3,6,9, Canxi, Glucosamin, HMB trong sữa tốt cho tim mạch – xương khớp, hỗ trợ cải thiện miễn dịch và tăng cường sức khoẻ toàn diện. Hơn nữa, sữa Nutricare Gold còn chứa Lactium và chất xơ hoà tan FOS giúp cải thiện giấc ngủ và sức khoẻ hệ tiêu hoá sau phẫu thuật hiệu quả.

Sữa dinh dưỡng Nutricare Gold - Giàu dinh dưỡng phục hồi sức khoẻ sau mổ
Sữa dinh dưỡng Nutricare Gold – Giàu dinh dưỡng phục hồi sức khoẻ sau mổ

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Sau phẫu thuật có nên ăn rong biển không?”. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật hồi phục khỏe mạnh.

Nếu có thắc mắc về chủ đề ăn rong biển sau phẫu thuật, liên hệ ngay đến số hotline 18006011 hoặc fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khoẻ để được tư vấn nhanh nhất bạn nhé!

 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

4.2/5 - (6 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
4.2/5 - (6 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment