Ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không? [Phân tích chuyên gia]
Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không là thắc mắc của nhiều người bệnh và người thân của họ. Về vấn đề này, có thể khẳng định người bệnh ung thư tuyến giáp ăn được thịt bò nhưng chỉ với lượng thích hợp. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết rõ hơn về liều lượng này và những lưu ý khi người bệnh ung thư tuyến giáp ăn thịt bò.
Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không?
1. Ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không?
Ở giai đoạn đầu, người bị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn nhẹ có thể ăn thịt bò với số lượng vừa phải. Đặc biệt, nếu vừa mổ xong, đang điều trị bằng thuốc, người bệnh nên tránh ăn thịt bò. Bởi lúc này thịt bò có thể là tác nhân làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.
Tuy nhiên, thịt bò cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể người bệnh ung thư tuyến giáp như vitamin B6, vitamin B12, kẽm, đồng, omega 3, omega 6, selen, protein, creatine, taurine… Vì thế, nếu ăn thịt bò với liều lượng thích hợp cũng tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp.
Xem thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp:
2. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn bao nhiêu thịt bò là đủ?
Nếu muốn ăn thịt bò, người bệnh ung thư tuyến giáp cần nắm rõ các lưu ý về lượng ăn, cách ăn dưới đây:
- Chỉ ăn khoảng 2 lần/tuần với lượng nhỏ: Nếu chỉ ăn một lượng nhỏ (tối đa 300g/ngày và 45g/phần ăn) với tần suất này thì thịt bò sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho người bệnh mà không gây ra tác hại cho tuyến giáp
- Trước khi ăn, nên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ: Vì thịt bò có thể gây ra tác động không tốt cho một vài loại thuốc hoặc phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp. Bác sĩ cũng sẽ cho lời khuyên chính xác về liều lượng, lợi ích, rủi ro của việc ăn thịt bò và gợi ý các loại thịt thay thế giàu dinh dưỡng, ít chất béo hơn.
- Một số lưu ý khác:
-
- Không sử dụng thịt bò sống hoặc tái: Vì thịt bò sống hoặc tái có nhiều chất ảnh hưởng không tốt đến tuyến giáp và cơ thể người bệnh hơn thịt bò chín.
- Cắt mỡ từ thịt trước khi nấu và loại bỏ thịt bị cháy: Bởi vì chất béo, thịt cháy đều không tốt cho người bị ung thư tuyến giáp.
- Ướp thịt với gia vị trước khi nấu: Điều này sẽ giúp loại bỏ chất béo để thịt bò tốt và an toàn với người bệnh ung thư tuyến giáp hơn
Có thể bạn quan tâm:
- Người nhân xơ tuyến giáp nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
- Nhân xơ tuyến giáp kiêng ăn gì? Lưu ý 8+ thực phẩm
3. Tác động của thịt bò với bệnh ung thư tuyến giáp
Để đánh giá ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không thì cần biết tác động tích cực và tiêu cực đến người bị ung thư tuyến giáp. Cụ thể là:
Tác động tích cực: Thịt bò cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin cho người ung thư tuyến giáp như:
- Vitamin B6: Đây là vitamin cần thiết giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn. Ngoài tác dụng chống stress oxy hóa, giảm tổn thương tuyến giáp, chất này còn giúp chuyển hóa năng lượng của cơ thể.
- Kẽm: Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh suy giáp, khiến cơ thể bị thiếu hụt hormone tuyến giáp.
- Đồng: Góp phần vào việc sản sinh hormone và giúp tuyến giáp hoạt động tốt với chức năng của mình.
- Omega 3, omega 6: Nhờ các chất này mà tế bào phản ứng với hormone tuyến giáp nhanh nhạy hơn.
- Selen: Giúp sản sinh và điều tiết T3 có trong tuyến giáp.
- Protein, creatine, taurine: Protein giúp cơ thể người bệnh phát triển và ổn định hơn. Còn creatine cung cấp năng lượng, tốt cho sự phát triển của cơ bắp. Taurine có tác dụng chống oxy hóa, giúp hệ cơ và tim phát triển tốt.
Tác dụng tiêu cực: Thịt bò có chứa một số chất không tốt cho người ung thư tuyến giáp như:
- Nhiều chất béo bão hoà: Thịt bò chứa nhiều chất béo bão hòa nên cũng chứa nhiều calo hơn. Ăn quá nhiều thịt bò dễ làm người bị ung thư tuyến giáp bị tăng cân, béo phì, không tốt cho sức khỏe.
- Nhiều cholesterol LDL: Cholesterol LDL cao là yếu tố nguy cơ của nhiều loại bệnh tật, ung thư, trong đó có ung thư tuyến giáp.
- Các chất độc hại khác: Khi chế biến ở nhiệt độ cao, các hợp chất như amin dị vòng (HCA), hydrocacbon đa vòng (PAH), hợp chất N-nitroso, hoặc sắt heme được hình thành trong thịt bò. Điều này thúc đẩy tế bào ung thư phát triển, thể hiện ở việc tăng sinh tế bào trong niêm mạc, tạo ra các hợp chất gây tổn thương tế bào và làm cho tình trạng ung thư tuyến giáp nghiêm trọng hơn
Tuy có những tác động tiêu cực nhưng điều này chỉ xảy ra khi người bệnh ung thư tuyến giáp đã ăn thịt bò từ lâu với lượng rất nhiều. Vì thế, nếu ăn với lượng vừa đủ, người bệnh ung thư tuyến giáp sẽ không sao. Vậy ăn thịt bò như thế nào là đủ? Bạn hãy tìm hiểu trong phần tiếp theo.
Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma – sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:
– Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.
– Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.
Đặc biệt, Leanpro Thyro LID đã được chứng minh lâm sàng giúp hạn chế I-ốt đưa vào cơ thể bệnh nhân, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giúp mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị ung thư tuyến giáp sau 2 tuần sử dụng.
Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp
Hiện nay, Nutricare đang triển khai chương trình DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT – TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn và miễn phí vận chuyển khi đặt hàng ngay trong hôm nay. Còn chần chừ gì nữa mà không chọn mua sản phẩm dành cho bệnh tuyến giáp dưới đây!
Lướt sang trái-phải để chọn sản phẩm phù hợp.
Như vậy, thịt bò vừa có tác động tốt vừa ảnh hưởng xấu đến người bệnh ung thư tuyến giáp. Nếu hỏi ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không thì câu trả lời là có nhưng với lượng nhỏ, khoảng 2 lần/tuần và theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh liều lượng, khi ăn, người bệnh cũng cần loại bỏ mỡ, ướp gia vị trước khi nấu và không ăn thịt bò sống hoặc tái.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *