Bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì? Top 9 thực phẩm nên tránh

3.7/5 - (4 votes)

Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị của người mắc bệnh tuyến giáp. Vậy bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn top 9 loại thực phẩm người bị phình tuyến giáp cần tránh.

1. Thực phẩm nhiều chất goitrogens

Đứng đầu danh sách các Bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì là thực phẩm nhiều chất goitrogens. Goitrogens là các hợp chất can thiệp vào chức năng bình thường của tuyến giáp, khiến nó gặp khó khăn trong việc sản xuất hormon. Cụ thể, Goitrogens ngăn cản I-ốt xâm nhập vào hormon tuyến giáp và giảm sản xuất TSH – hormon kích thích sản xuất hormon tuyến giáp.

Những thực phẩm chứa nhiều goitrogens mà người bệnh tuyến giáp cần lưu ý bao gồm [1]:

  • Rau cải: Bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, collard xanh, cải ngựa, cải xoăn, su hào, mù tạt xanh, hạt cải dầu, rau chân vịt, củ cải…
  • Trái cây và rau củ có tinh bột: Khoai mì, ngô, đậu lima, trái đào, quả lê, dâu tây, khoai lang…
  • Các loại hạt: Cây kê, đậu phộng, hạt thông, hạt lanh,…
  • Thực phẩm làm từ đậu nành: Đậu hũ, sữa đậu nành,…

Để giảm ảnh hưởng của thực phẩm goitrogens đến hoạt động của tuyến giáp, bạn nên luộc hoặc nấu chín các thực phẩm này trước khi ăn, bởi vì lúc này goitrogens đã bị mất hoạt tính. Bên cạnh đó, bạn có thể thay thế bằng các loại rau xanh giàu vitamin và khoáng chất khác hoặc tăng cường cường bổ sung I-ốt và Selen.

Bị phình tuyến giáp kiêng thực phẩm giàu goitrogens
Người bị phình tuyến giáp cần tránh các thực phẩm giàu goitrogens

2. Đậu nành

Trong 1g protein đậu nành chứa 2 – 4 mg Isoflavone, đây là hoạt chất được chứng minh là làm giảm khả năng tổng hợp tuyến giáp. Chính vì vậy, người bị bệnh tuyến giáp nên hạn chế bổ sung các thực phẩm làm từ đậu nành (ví dụ như đậu phụ, sữa đậu nành…). Điều này có nghĩa người bị phình tuyến giáp không cần kiêng hoàn toàn mà nên bổ sung với hàm lượng hợp lý (khoảng 30 mg/ ngày).

Bạn cần lưu ý chỉ nên ăn các thực phẩm từ đậu nành khi sức khỏe đã ổn định, tránh bổ sung trong trường hợp bệnh đang điều trị hoặc phát triển mạnh. Ngoài ra, đậu nành có khả năng làm giảm hấp thu thuốc chứa hormon tuyến giáp. Vì vậy, bạn nên uống thuốc sau khi ăn thực phẩm chế biến từ đậu nành khoảng 4 giờ để đảm bảo quá trình hấp thu thuốc diễn ra thuận lợi.

Bị phình tuyến giáp kiêng ăn đậu nành
Người bị phình tuyến giáp không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn đậu nành mà nên bổ sung với lượng an toàn, hợp lý

Xem thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp:

3. Thực phẩm nhiều đường

Bệnh tuyến giáp nói chung và bệnh phình tuyến giáp nói riêng đều làm suy giảm chức năng tuyến giáp. Do đó, quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng cũng diễn ra chậm hơn. Điều này dễ gây ra tình trạng tăng cân không kiểm soát, thậm chí là béo phì ở người mắc bệnh tuyến giáp.

Vì vậy, bạn nên giảm lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày, tốt nhất, bạn nên loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn hàng ngày của mình. Thực phẩm nhiều đường nằm trong danh sách bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì. Một số thực phẩm chứa nhiều đường có thể kể đến là bánh quy, kẹo, hoa quả sấy khô, bánh ngọt, siro, nước ép trái cây,…

phình tuyến giáp kiêng ăn thực phẩm nhiều đường
Thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm gia tăng nguy cơ tăng cân, béo phì ở người bị phình tuyến giáp

4. Thực phẩm chế biến sẵn

Từ lâu, thực phẩm chế biến sẵn đã được liệt vào danh sách các thực phẩm cần tránh xa. Do các thực phẩm này chứa hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức thấp và chứa rất nhiều chất phụ gia, chất điều vị, chất tạo màu, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

Phần lớn thực phẩm chế biến sẵn đều thêm một lượng Natri khá lớn để kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm. Như chúng ta đã biết, bệnh tuyến giáp và tăng huyết áp là 2 căn bệnh có mối liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, suy giảm chức năng tuyến giáp có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Nguy cơ này càng tăng cao nếu người bị phình tuyến giáp thường xuyên bổ sung một lượng lớn Natri.

Để hạn chế tối đa khả năng bị phình tuyến giáp kèm theo tăng huyết áp, bạn cần kiểm soát lượng Natri bổ sung hàng ngày. Bạn nên đọc bảng thành phần của thực phẩm chế biến sẵn trước khi lựa chọn chúng, nếu hàm lượng Natri là 60 mg trong 100 g khẩu phần ăn thì được coi là mức cao, nếu hàm lượng Natri ở mức dưới 30 mg trong 100 g khẩu phần ăn thì được coi là an toàn.

Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn còn chứa hàm lượng lớn chất béo bão hòa (lớn hơn 5g/ 100g khẩu phần ăn). Điều này làm giảm khả năng sản xuất thyroxin (T4) của tuyến giáp, nghiêm trọng hơn là giảm hiệu quả điều trị của một số thuốc tuyến giáp.

Người bị phình tuyến giáp nên kiêng hoàn toàn thực phẩm chế biến sẵn. Những thực phẩm chế biến sẵn quen thuộc là xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói, đồ hộp, giò, chả…

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn chứa một lượng lớn Natri và chất béo bão hòa không tốt cho người bị phình tuyến giáp

Tìm hiểu thêm:

Người bệnh suy giáp nên ăn gì? Lưu ý dành riêng cho MẸ BẦU suy giáp!

5. Thực phẩm gluten

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bị bệnh tuyến giáp mắc bệnh Celiac (không dung nạp Gluten) nhiều hơn so với dân số chung [2]. Thêm vào đó, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 cũng cho thấy việc loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện chức năng tuyến giáp ở người mắc bệnh tuyến giáp không kèm theo Celiac [3]. Điều này có thể dễ dàng lý giải tại sao người bệnh nên tránh xa thực phẩm chứa gluten khi thắc mắc bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì. Liều lượng khi sử dụng gluten phù hợp cho người bình thường là 10 miligam/ngày.

Gluten là một loại protein góp mặt trong lúa mì và các loại ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen. Bên cạnh đó, gluten còn xuất hiện trong bánh ngọt, bánh mì, bánh quy, mì ống.

bị phình tuyến giáp kiêng ăn thực phẩm giàu gluten
Người bị phình tuyến giáp ưu tiên lựa chọn các thực phẩm không chứa gluten (gluten-free)

6. Thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ

Cái tên tiếp theo trong danh sách thực phẩm người bị phình tuyến giáp cần tránh là thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ. Như đã nói ở trên, chất béo – dầu mỡ làm ngăn cản quá trình sản xuất hormon tuyến giáp. Vì vậy, bạn nên cắt giảm chất béo, dầu mỡ có trong bơ, sữa, sốt mayonnaise… và loại bỏ hoàn món ăn chiên, rán ra khỏi thực đơn hàng ngày. Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung các món luộc, hấp, không sử dụng dầu mỡ để chế biến…

Bị phình tuyến giáp hạn chế đồ chiên rán
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng lớn chất béo làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormon tuyến giáp

7. Nội tạng động vật

Trong khi thịt hữu cơ được khuyến khích sử dụng cho người bị phình tuyến giáp thì với nội tạng của nó như tim, gan, thận… người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng. Nội tạng động vật chứa nhiều acid lipoic, hoạt chất này ở nồng độ cao có thể phá vỡ hoạt động của hormon tuyến giáp, thậm chí là ảnh hưởng đến một số loại thuốc mà người bị phình tuyến giáp đang sử dụng.

Bị phình tuyến giáp hạn chế các món từ nội tạng
Người bệnh không nên ăn các món ăn chế biến từ nội tạng động vật

8. Caffein (cà phê, trà xanh)

Caffeine được biết là chất kích thích tinh thần giúp bạn tỉnh táo và tập trung tinh thần. Trong 1 ly cà phê (khoảng 210ml) có khoảng 65 – 175 mg caffeine, còn trong 1 tách trà có khoảng khoảng 30 – 70 mg caffeine.

Nghiên cứu cho thấy caffein có thể làm cản trở quá trình hấp thu T4 (Thyroxin) tại ruột. [4] Chính vì thế, người bị phình tuyến giáp được khuyến cáo không nên uống thức uống có chứa caffeine như cà phê, trà…

Đồ uống có caffein
Đồ uống có caffein nằm trong danh sách thực phẩm cần tránh ở người bị phình tuyến giáp

9. Rượu bia

Rượu bia là thức uống yêu thích của phái mạnh. Không chỉ gây ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch, xơ gan, rượu bia còn ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có tuyến giáp.

Một nghiên cứu được đăng tải vào năm 2013 cho thấy rượu có nhiều tác động lên trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp và hoạt động của tuyến giáp. Hơn nữa, nó còn được báo cáo là có khả năng gây ức chế trực tiếp và gián tiếp đến chức năng tuyến giáp bởi độc tính tế bào và làm giảm phản ứng hormon giải phóng thyrotropin. [5] 

Chính vì vậy, người bị phình tuyến giáp nên loại bỏ hoàn toàn rượu, bia ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

rượu bia ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp
Rượu, bia gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động cũng như chức năng của tuyến giáp

Việc kiêng ăn uống đối với người bệnh chưa bao giờ là đơn gian với những người bệnh mắc bệnh tuyến giáp nói chung. Ngoài câu hỏi người bệnh bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì thì còn có những bài chia sẻ như “U tuyến giáp kiêng ăn uống gì? 10+ Thực phẩm người bệnh cần biết” riêng cho mỗi cá nhân cần biết và nên tìm hiểu!

Lựa chọn thực phẩm đúng cách là một trong những nhân tố mang lại kết quả điều trị như ý và cơ thể khỏe mạnh cho người bị phình tuyến giáp. Một sản phẩm chuyên biệt giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu mà người bệnh nhân tuyến giáp nên sử dụng đó là sữa Leanpro Thyro. Đây là dòng sữa luôn được các chuyên gia dinh dưỡng ưu ái lựa chọn sử dụng trong quá trình điều trị phình tuyến giáp.

Bệnh suy giáp nên ăn gì và kiêng đồ ăn nào? Chế độ ăn cho người bệnh nhược giáp

Dinh dưỡng y học Leanpro Thyro – dinh dưỡng tăng cường sức khỏe tuyến giáp. 

Hiện nay, Nutricare đang triển khai chương trình DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT – TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn và miễn phí vận chuyển khi đặt hàng ngay trong hôm nay. Còn chần chừ gì nữa mà không chọn mua sản phẩm dành cho bệnh tuyến giáp dưới đây!

Lướt sang trái-phải để chọn sản phẩm phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì. Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn và người thân hiểu rõ hơn về các thực phẩm cần tránh ở người bị phình tuyến giáp. Từ đó, xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đáp ứng tốt với quá trình điều trị.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

3.7/5 - (4 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
3.7/5 - (4 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment