Sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm? Những loại mắm cần kiêng khác

3.7/5 - (8 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Mắm tôm là một loại gia vị dân dã, không thể thiếu trong nhiều món ăn ở Việt Nam như bún đậu, bún riêu cua, bún ốc,… Vì vậy, “Sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không?” là câu hỏi của nhiều gia đình có người thân mới phẫu thuật. Để giải đáp cho vấn đề trên, hãy tham khảo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare trong bài viết dưới đây.

1. Sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không?

Theo kinh nghiệm của những người đã từng phẫu thuật, bạn không nên ăn mắm tôm sau phẫu thuật. Mắm tôm sạch chứa các dưỡng chất như Protein, Axit béo, Canxi, Phospho mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người sau phẫu thuật, ăn mắm tôm có thể làm vùng vết mổ hình thành sẹo lồi, sẹo thâm, sạm. Với mắm tôm chế biến không sạch, vi khuẩn có trong đó có thể dễ dàng tấn công hệ tiêu hóa người bệnh gây ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy,…

Mắm tôm không tốt cho người sau phẫu thuật
Hầu hết mắm tôm trên thị trường không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho người sau phẫu thuật

Có thể bạn quan tâm:

Sau phẫu thuật nên ăn quả gì?

2. Vì sao người sau phẫu thuật không nên ăn mắm tôm?

Nguyên liệu chính để làm mắm tôm bao gồm tôm và muối, sau đó qua quá trình lên men, ủ cho ra thành phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Để biết “Sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không?” thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Bảng thành phần dinh dưỡng có trong mắm tôm:

Thành phần Hàm lượng trong 100g
Protein 7g
Chất béo 0.8g
Đường 2.1g
Canxi 645mg
Phospho 225.6mg

Mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng người sau phẫu thuật ăn mắm tôm có thể mắc phải một số nguy cơ dưới đây.

2.1. Gây sẹo mất thẩm mỹ

Trong mắm tôm có chứa Axit amin Tyrosine, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ kích hoạt Enzyme Tyrosinase tạo Melanin. Chất đó là sắc tố da khiến cho vùng da vết thương hình thành sẹo thâm, sạm gây mất thẩm mỹ.

2.2. Mắm tôm bẩn chứa nhiều vi khuẩn có hại

Người sau phẫu thuật sức đề kháng còn yếu, khi ăn phải mắm tôm không đảm bảo chất lượng sẽ dễ mắc phải bệnh tả, tiêu chảy, đau bụng, ngộ độc,… Hiện nay có nhiều cơ sở chế biến mắm tôm không đạt chuẩn, trong quá trình ủ và lên men dễ hình thành dòi, mốc. Đặc biệt, trong mắm tôm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vi khuẩn E.coli có thể gây ngộ độc thức ăn và vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn,…

Mắm tôm bẩn không tốt cho người sau phẫu thuật
Mắm tôm bẩn gây ảnh hưởng không tốt đến người sau phẫu thuật.

2.3. Có thể gây dị ứng

Mắm tôm chứa lượng lớn Protein, trong đó có nhiều Protein lạ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo kháng thể chống lại gây ra phản ứng dị ứng khiến vùng vết thương có nguy cơ bị nổi mẩn, ngứa,… Điều đó làm vết mổ dễ bị sưng, viêm nhiễm và lâu hồi phục.

2.4. Tạo ra mùi khó chịu

Người sau phẫu thuật cơ thể còn mệt mỏi, chán ăn. Khi ăn những thực phẩm mùi vị khó chịu có thể càng làm giảm khẩu vị khiến họ cảm thấy ăn không ngon, bỏ bữa. Enzyme có trong ruột của con tôm sẽ được sử dụng để lên men, do đó mùi vị nồng của mắm tôm do chính loại Enzyme này tạo ra.

Như vậy đây là 4 lý do lớn trả lời cho việc sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không.J

Mắm tôm có mùi nồng
Mùi vị nồng của mắm tôm có thể khiến người sau phẫu thuật cảm thấy khó chịu, ăn không ngon miệng.

Có thể bạn quan tâm:

Sau phẫu thuật ăn chuối được không?

3. Người sau phẫu thuật nên và không nên dùng loại mắm nào?

Các loại mắm đều không phải là thực phẩm tươi sống và là thực phẩm chế biến cao, không được khuyến khích cho người sau mổ. Trong bữa ăn hàng ngày, có thể dùng một lượng nhỏ để chấm hoặc làm gia vị nếu người bệnh muốn ăn mắm.

Bên cạnh đó, người sau phẫu thuật nên sử dụng nước mắm chay được làm từ thực vật. Do được chế biến từ đậu nành, dứa, điều, nước dừa,… nên nước mắm chay có mùi thơm dịu, thanh không nồng, khó chịu như các loại mắm truyền thống khác. Đồng thời, mắm chay cung cấp đạm từ thực vật như đạm đậu nành cùng nhiều loại dinh dưỡng khác ít gây dị ứng, kích ứng cho cơ thể.

Đặc biệt, người sau phẫu thuật nên kiêng các loại mắm được làm từ hải sản như mắm nêm, mắm ruốc,… vì loại gia vị này không chỉ dễ gây phản ứng dị ứng, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng,… và nếu sử dụng quá nhiều mắm còn có thể ảnh hưởng đến vết mổ làm hình thành sẹo lồi, sẹo thâm.

Nước mắm
Người sau phẫu thuật có thể dùng nước mắm chay làm nước chấm hoặc gia vị

Có thể bạn quan tâm:

Sau phẫu thuật có được uống nước cam không?

Qua những thông tin, tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare trong bài viết trên hy vọng bạn đã có thể tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không?”. Hãy tham khảo để có lựa chọn phù hợp nhất cho người sau phẫu thuật tránh những ảnh hưởng không tốt từ thức ăn đến vết mổ và sức khỏe người bệnh.

Nutricare Gold – sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục toàn diện sau phẫu thuật. Sữa Nutricare Gold chứa 56 dưỡng chất bao gồm đạm Whey và đạm thực vật từ Mỹ cùng hệ Antioxidants và các Vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình lành vết mổ, tăng cường miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật. Mặt khác, Lactium và chất xơ hoà tan FOS/Inulin trong sữa còn giúp cải thiện giấc ngủ và sức khoẻ hệ tiêu hoá cho người sau phẫu thuật hiệu quả.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ghé thăm trang web của sản phẩm sữa Nutricare Gold để tham khảo một trong những sản phẩm tốt nhất cho việc bổ trợ sức khỏe. Nutricare luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp và tư vấn các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.

Hãy truy cập và nhắn tin vào fanpage Nutricare – Bí quyết sống khỏe hoặc gọi tới hotline 18006011 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất về dinh dưỡng sau phẫu thuật nhé!

nutricare gold mới

 

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

3.7/5 - (8 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
3.7/5 - (8 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment