Ung thư tuyến giáp thể biệt hoá là gì? Có chữa được không?
Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa là dạng phổ biến và chiếm tới 95% trong số các ca bệnh ung thư tuyến giáp. Vậy ung thư tuyến giáp có thể biệt hóa là gì và tỷ lệ chữa khỏi ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời cụ thể để điều trị kịp thời và hiệu quả.
1. Ung thư tuyến giáp thể biệt hoá là gì?
Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa là dạng phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh về ung thư tuyến giáp nói chung. Bệnh xảy ra do các tế bào tuyến giáp hoạt động và phát triển bất thường. Từ đó, tạo điều kiện để các tế bào ung thư tiến triển và hình thành nên các khối u ác tính tại tuyến giáp.
Tuy nhiên, ung thư thể biệt hóa được tạo thành bởi các tế bào ung thư có tính biệt hóa tốt, nên tiến triển khá chậm và có tiên lượng tương đối tốt. Có 3 dạng ung thư thể biệt hóa. Cụ thể:
- Thể nhú: Là loại ung thư chiếm khoảng 80% trong số bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Tốc độ tiến triển của ung thư tuyến giáp thể nhú tương đối chậm và vị trí di căn ở các cơ quan gần.
- Thể nang: Ung thư tuyến giáp thể nang chiếm tỷ lệ 10 % số bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp. Bệnh có khả năng phát triển nhanh hơn so với ung thư tuyến giáp thể nhú. Khả năng di căn của bệnh tới các cơ quan xa khá cao, gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Thể hỗn hợp: Đây là loại hiếm gặp trong ung thư tuyến giáp với thể biệt hóa. Vì loại ung thư này có cả những mầm bệnh của thể nhú và thể nang lên tiên lượng bệnh không được tốt. Bệnh phát triển nhanh và khả năng di căn xa.
2. Ung thư tuyến giáp thể biệt hoá có chữa được không?
Bản thân ung thư tuyến giáp là loại ung thư tiên lượng tốt. Bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu như phát hiện bệnh sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp cùng với chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh.
Theo như Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ thống kê, ung thư thể biệt hóa là dạng bệnh có khả năng chữa trị và tiên lượng tốt nhất trong ung thư tuyến giáp [1]. Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh mắc ung thư tuyến giáp thể biệt hóa phụ thuộc vào giai đoạn bệnh . Cụ thể:
Giai đoạn I | Giai đoạn II và III | Giai đoạn IV | |
Ung thư tuyến giáp thể nhú | Gần 100% | Khoảng 90% | Khoảng 76% |
Ung thư tuyến giáp thể nang | Gần 100% | Khoảng 97% | Khoảng 64% |
Lưu ý: Những con số này được thống kê theo số lượng người chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016. Để biết chính xác về tiên lượng bệnh, người bệnh cần phải thăm khám bác sĩ.
Như vậy, khi được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được. Còn nếu phát hiện muộn và không được chữa trị sớm thì bệnh có thể tiến triển và di căn sang các bộ phận khác, gây ung thư nghiêm trọng, ảnh hưởng vô cùng xấu tới sức khỏe.
Ngoài ung thư tuyến giáp thể biệt hóa có cái tên khác biệt thì còn phình tuyến giáp đa hạt là một trong những bệnh tuyến giáp bạn có thể tìm hiểu thêm để hiểu một cách tổng quan hơn về các bệnh về tuyến giáp.
Xem thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp:
3. Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp thể biệt hoá
Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa phát triển khá âm thầm. Khi ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu thường khá mơ hồ, gần như người bệnh không cảm nhận được sự thay đổi. Còn ở những giai đoạn sau thì những triệu chứng bệnh lại thường dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác như: bướu cổ, cảm sốt…
Các dấu hiệu cụ thể của bệnh như sau:
3.1. Khối u xuất hiện ở tuyến giáp
Các khối u phát triển dần và tăng kích thước cũng như số lượng gây chèn ép với tạng xung quanh. Nó sẽ di chuyển khi người bệnh nuốt nước bọt. Khối u sẽ dễ phát hiện khi đàn ông cạo râu, còn phụ nữ thì phát hiện được khi trang điểm. Thông thường khối u này 90% là lành tính
3.2. Khối u cứng trước cổ
Nếu xuất hiện khối u cứng và cố định trước cổ thì có thể đây là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp thể biệt hóa ở giai đoạn muộn. Thông thường khối u này sẽ không di chuyển được do sự xâm lấn của tế bào ung thư. Đồng thời, khi sờ vào khối u thấy rắn, vùng da cổ có thể xuất hiện sùi loét và chảy dịch do tế bào ung thư đã xâm lấn ra ngoài. Người bệnh cần đi thăm khám sớm để biết chính xác bệnh và có hướng xử lý kịp thời.
3.3. Khàn giọng kèm khó thở
Khối u tuyến giáp chèn ép dây thần kinh thanh quản và khí quản khiến người bệnh bị méo tiếng, khàn tiếng và khó thở. Trong trường này, có thể người bệnh đã bị ung thư thể biệt hóa giai đoạn muộn và cần đi thăm khám ngay. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị thở rít, thở rên, và gặp khó khăn khi thở.
3.4. Ăn uống khó nuốt, đau, nghẹn ở cổ
Khi bị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sẽ hình lên khối u tại tuyến giáp và gây chèn ép thực quản. Khi đó, người bệnh ăn hay thậm chí uống nước cũng cảm thấy khó khăn, có cảm giác đau và nghẹn ở vùng cổ.
3.5. Đỏ da vùng cổ, sùi loét, chảy máu
Nguyên nhân của triệu chứng này là do sự phát triển và to dần của các khối u tuyến giáp rắn chắc và xâm lấn ra da. Nếu như bệnh ở giai đoạn càng muộn thì khối u càng to và khiến vùng da cổ dễ bị tổn thương, gây nên thâm nhiễm, loét, chảy máu rất nguy hiểm.
3.6. Dấu hiệu di căn
Người bệnh khi ở giai đoạn muộn sẽ bị di căn tới các bộ phận như: gan, xương, phổi, hạch. Triệu chứng di căn của ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tùy thuộc vào bộ phận bị di căn. Nếu di căn não thì người bệnh bị đau đầu, rối loạn ý thức; còn di căn xương thì là các triệu chứng đau nhức xương khớp hoặc thậm chí gãy xương; di căn phổi khiến khó thở, ho ra máu, di căn hạch bạch huyết khiến cho chúng bị sưng lên và kèm theo triệu chứng đau cổ.
Như vậy, những triệu chứng bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa rất có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đặc biệt, là ở giai đoạn đầu của bệnh, những biểu hiện không thực sự rõ ràng. Do đó, khi thấy bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào, cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa làm xét nghiệm kiểm tra để được điều trị kịp thời, tăng khả năng chữa khỏi.
Xem thêm: Chữa u tuyến giáp ở đâu? Tiêu chí chọn địa chỉ khám chữa UY TÍN
3. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể biệt hoá
Để chẩn đoán chính xác ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm sau:
3.1. Siêu âm
Đây là xét nghiệm đầu tiên cần thực hiện để biết rõ tình trạng, số lượng “hạt giáp”, phát hiện những hạch ở khu vực cổ. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh biết được có bị ung thư tuyến giáp hay không. Nhưng không thể giúp chẩn đoán chính xác loại ung thư tuyến giáp. Và để biết rõ tình trạng bệnh nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp thì cần kết hợp với các phương pháp khác như: sinh thiết, xét nghiệm máu.
3.2. Xét nghiệm máu
Đây là phương pháp thường được chỉ định cho hầu hết các bệnh nhân nghi ngờ ung thư tuyến giáp. Xét nghiệm máu giúp đưa ra các chỉ số về định lượng nồng độ Calcitonin trong máu. Thông qua chỉ số này giúp bác sĩ sẽ có kết luận về bệnh ung thư tuyến giáp với thể biệt hóa.
Trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa các chỉ số T3, T4, TSH (các chỉ số định lượng sau khi xét nghiệm hormon tuyến giáp) sẽ giúp đánh giá chức năng hoạt động của tuyến giáp và chẩn đoán bệnh chính xác. Ví dụ: Với chỉ số T3.
- T3 từ 1,3-3,1 nmol/L: Người xét nghiệm bình thường
- T3> 1,3-3,1 nmol/L: Người xét nghiệm mắc phải một số bệnh như Basedow, viêm tuyến giáp, chứng cường giáp hoặc dấu hiệu nghi ngờ mắc tuyến giáp.
- T3< 1,3-3,1 nmol/L: Người xét nghiệm có thể bị suy giáp hoặc bị ốm, thiếu ăn trong thời gian lâu.
3.2. Sinh thiết
Là phương pháp lấy một lượng mẫu nhỏ tế bào và dịch ở tuyến giáp. Sau đó, sử dụng kính hiển vi để soi và tìm ra những bất thường về cấu trúc và chức năng của tế bào tuyến giáp. Sinh thiết thường áp dụng cho những bệnh nhân có nhân giáp >1cm và thấy được những bất thường của nhân giáp khi siêu âm. Đây là phương pháp có độ chính xác cao để tìm ra chính xác tình trạng bệnh và hướng điều trị hợp lý.
Có thể bạn quan tâm:
Bị u tuyến giáp có sinh con được không? Tìm hiểu ngay!
4. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hoá
Để điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, thông thường các bác sĩ sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Một phần hay toàn bộ tuyến giáp sẽ bị cắt bỏ tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu thì chỉ cần phẫu thuật còn khi đã bị ở giai đoạn muộn thì có thể sẽ phải bổ sung thêm các biện pháp điều trị bổ trợ khác.
Hóa trị
Dùng các tia bức xạ ion (có năng lượng cao) nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến giáp. Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp xạ trị I-ốt 131 không có hiệu quả và tế bào ung thư đã di căn đến nhiều bạch huyết. Sau khi thực hiện các phương pháp điều trị, người bệnh cần thăm khám thường xuyên để đánh giá kết quả điều trị. Qua đó, phòng chống khả năng tái phát bệnh sẽ khiến bệnh tình nguy hiểm và gây khó khăn trong việc điều trị.
Xạ trị I-ốt 131
Đây là phương pháp áp dụng cho những người bệnh bị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã lan đến cổ hoặc các bộ phận khác và đã thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một lượng nhỏ I-ốt 131 (I-ốt phóng xạ), nhằm phá hủy những tế bào tuyến giáp còn lại sau phẫu thuật.
5. Các biện pháp hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hoá
Để quá trình điều trị bệnh tốt, khả năng hồi phục nhanh thì người bệnh cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Thường xuyên tập thể dục: giúp cơ thể luôn khỏe khoắn, dẻo dai
- Đi ngủ sớm và đủ giấc: Tình thần tốt là một trong những “liều thuốc quý” để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
- Không sử chất kích thích trong quá trình điều trị: Bởi những chất kích thích như rượu, bia… chứa Ethanol và Acetaldehyde có thể ảnh hưởng tới sự phân hủy của hormon estrogen. Và khiến cho bệnh ung thư tuyến giáp ngày càng trầm trọng hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng: Các thực phẩm giàu i-ốt, magie như: hải sản, các loại rau xanh lá, hạt điều, hạnh nhân,… thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi ăn hoặc sử dụng thêm bất cứ món ăn nào
- Tuân thủ các quy định mà bác sĩ điều trị đưa ra: Việc tuân thủ các quy định của bác sĩ sẽ làm quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. Ví dụ như: hạn chế nói khi vết mổ chưa lành, sử dụng các thực phẩm mềm, lỏng, hạn chế ăn cay, nóng,…
- Theo dõi tiến triển bệnh: Việc theo dõi sát những tiến triển bệnh giúp người bệnh phát hiện sớm những bất thường hoặc các biến chứng sau điều trị. Để từ đó áp dụng các giải pháp xử lý kịp thời, tránh làm bệnh thêm trầm trọng.
- Nếu gia đình có tiền sử bị ung thư tuyến giáp, cần đi khám thường xuyên: Bởi ung thư tuyến giáp cũng có tính di truyền. Nên khi gia đình có người thân bị ung thư tuyến giáp thì khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường. Vì vậy, cần đi thăm khám định kỳ để phát hiện những nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma – sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:
– Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.
– Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.
Đặc biệt, Leanpro Thyro LID đã được chứng minh lâm sàng giúp hạn chế I-ốt đưa vào cơ thể bệnh nhân, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giúp mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị ung thư tuyến giáp sau 2 tuần sử dụng.
Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp
Hiện nay, Nutricare đang triển khai chương trình DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT – TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn và miễn phí vận chuyển khi đặt hàng ngay trong hôm nay. Còn chần chừ gì nữa mà không chọn mua sản phẩm dành cho bệnh tuyến giáp dưới đây!
Lướt sang trái-phải để chọn sản phẩm phù hợp.
Với bài viết trên, hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và các phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Trong đó, đừng quên sử dụng sữa Leanpro Thyro để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, nhanh hồi phục.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *