Tiểu đường ăn thịt dê được không? Ăn thế nào cho đúng?

Rate this post

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare

Thịt dê là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon được nhiều người yêu thích. Vậy người bệnh tiểu đường ăn thịt dê được không? Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường có thể ăn thịt dê với lượng phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi ăn thịt dê để đảm bảo sức khỏe. Hãy cùng Nutricare tìm hiểu cụ thể hơn nhé.

1. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt dê không?

Trước tiên, cần khẳng định người bệnh tiểu đường CÓ thể ăn được thịt dê. Đây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, có hương vị thơm ngon và trở thành món “khoái khẩu” của nhiều người.

Người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thịt dê vào thực đơn hàng ngày. Bởi vì thịt dê không chứa đường [1], không ảnh hưởng quá lớn tới đường huyết sau khi ăn. Bên cạnh đó, thịt dê còn chứa nhiều dưỡng chất mang lại những lợi ích lớn đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường.

Bảng dinh dưỡng của thịt dê [1] như sau:

Thành phần dinh dưỡng của thịt dê trong 85g
Kalo 122kcal
Chất đạm 23g
Chất béo 2.6g
Chất béo bão hòa đơn 0.8g
Đường 0
Chất xơ 0
Sắt 18%DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
Vitamin B12 17%DV
Kali 10% DV

Với rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, thịt dê sẽ giúp người bệnh tiểu đường nâng cao thể lực và hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Ăn thịt dê giúp giảm biến chứng tim mạch: Trong thịt dê có chứa lượng chất béo bão hòa thấp hơn so với các loại thịt đỏ khác, thay vào đó lại chứa hàm lượng chất béo không bão hòa đơn dồi dào (trong 85g có 2.6g chất béo không bão hòa đơn). Dưỡng chất này giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám trong động mạch và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, thịt dê rất giàu khoáng chất sắt, vitamin B12 và kali tốt cho tuần hoàn máu. Đây chính là những dưỡng chất tốt giúp giảm bệnh tim mạch – một trong những biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh tiểu đường. [2]
  • Kiểm soát cân nặng tốt: Thịt dê chứa lượng calo thấp hơn so với nhiều loại thịt đỏ phổ biến khác như thịt bò, thịt lợn (trong 85g thịt dê chứa 122kcal) nên không ảnh hưởng nhiều tới cân nặng của người bệnh. Lượng chất béo trong thịt dê cũng thấp hơn, đặc biệt là chất béo bão hòa – loại chất béo có hại cho sức khỏe và gây tăng cân. Thay vào đó, thịt dê lại dồi dào protein, giúp tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể.
  • Giúp cân bằng huyết áp: Thịt dê chứa nhiều kali (trong 85g thịt dê có 10%DV kali). Đây là chất dinh dưỡng và chất điện giải giúp điều hòa huyết áp và cân bằng lượng natri trong cơ thể, giảm co thắt mạch máu, lợi tiểu, từ đó giúp hạ thấp huyết áp hiệu quả.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn được thịt dê với lượng phù hợp 
Người bệnh tiểu đường có thể ăn được thịt dê với lượng phù hợp

2. Bệnh tiểu đường ăn thịt dê bao nhiêu là đủ và cách ăn phù hợp?

Thịt dê tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, nhưng cũng cần ăn với lượng phù hợp và chế biến đúng cách. Cụ thể:

Lượng ăn: 

Thịt dê là một trong những loại thịt đỏ. Với thực phẩm này mỗi tuần, người bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 300 – 500g và nên ưu tiên ăn thịt nạc [3].

Cách chế biến: 

  • Hạn chế dầu mỡ: Bạn nên ưu tiên ăn thịt dê hấp, luộc, hạn chế ăn xào, chiên rán vì lượng dầu mỡ chứa nhiều chất béo có thể khiến bạn tăng cân và tăng nguy cơ tim mạch, huyết áp.
  • Bạn nên hạn chế ăn vào buổi tối: Bởi vì thịt dê chứa nhiều sắt, có thể làm gan hoạt động nhiều hơn, gây tác động tiêu cực đến đường huyết.
  • Khử mùi hôi của thịt dê: Khi chế biến bạn nên khử mùi hôi của thịt bằng cách trộn thịt dê cùng với rượu trắng và gừng băm nhuyễn. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm vỏ quýt… trong quá trình nấu để giảm đi mùi hôi giúp món ăn dậy mùi và ngon hơn.
  • Nên ăn kèm nhiều rau xanh: Trong rau xanh chứa nhiều chất xơ sẽ làm chậm quá trình hấp thu đường, giúp đường huyết không tăng đột ngột sau bữa ăn.
Người bệnh tiểu đường nên ăn thịt dê với lượng vừa đủ và chế biến đúng cách để cân bằng đường huyết hiệu quả  
Người bệnh tiểu đường nên ăn thịt dê với lượng vừa đủ và chế biến đúng cách để cân bằng đường huyết hiệu quả

3. Những lưu ý khi ăn thịt dê với người bệnh tiểu đường

Sau đây là một số lưu ý khi ăn thịt dê với người bệnh tiểu đường để tốt cho sức khỏe và giúp cân bằng đường huyết hiệu quả.

  • Không uống trà sau khi ăn thịt dê: Trà xanh có chứa axit tannic, còn thịt dê lại có nhiều protein nếu kết hợp lại sẽ dễ gây ra tình trạng táo bón. Nếu để táo bón kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của người bệnh.
  • Không ăn thịt dê với giấm chua: Thịt dê là thực phẩm có tính nóng khi kết hợp với giấm chứa nhiều axit sẽ làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của thịt.
  • Không ăn thịt dê cùng bí đỏ: Cả thịt dê và bí đỏ đều có tính nóng nên khi kết hợp cùng nhau sẽ dễ sinh nhiệt, gây nóng trong người. Những gia vị khác có tính nóng cũng nên tránh ăn cùng thịt dê như ớt, tiêu, đinh hương…
  • Bạn cũng nên tránh ăn thịt dê nếu đang bị nóng trong người, lở miệng, nhiệt lưỡi, sưng chân răng, đau mắt đỏ… vì thịt dê có tính nóng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. [2]
Thịt dê và trà xanh là 2 món không nên kết hợp cùng nhau để tốt hơn cho sức khỏe 
Thịt dê và trà xanh là 2 món không nên kết hợp cùng nhau để tốt hơn cho sức khỏe

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn thịt dê được không. Bạn có thể ăn được thịt dê nhưng cần lưu ý ăn với lượng vừa đủ, chế biến đúng cách để tốt cho sức khỏe và giúp cân bằng đường huyết.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về việc ăn thịt dê hay tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, hãy liên hệ tới hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường để được giải đáp chi tiết.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *