5+ Tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Đậu bắp là thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, mang lại rất nhiều lợi ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Để hiểu rõ tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường và tham khảo cách sử dụng mang lại hiệu quả cao, hãy cùng Nutricare theo dõi bài viết sau đây bạn nhé.
Tìm hiểu thêm:
1. Kiểm soát đường huyết nhờ cung cấp nhiều chất xơ
Là một trong những thực phẩm lành tính, đậu bắp chứa một lượng chất xơ lớn. Trong 8 quả đậu bắp cỡ trung bình (100g) có khoảng 3g chất xơ. Hàm lượng chất xơ này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cho cảm giác no lâu hơn.
Bên cạnh đó, tác dụng quan trọng nhất của chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày chính là cải thiện độ nhạy của insulin và kiểm soát lượng đường huyết. Đây là một trong những tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường mang lại cho người bệnh một sức khỏe tốt. Do đó, những thực phẩm giàu chất xơ như đậu bắp là lựa chọn tốt trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường.
2. Chống căng thẳng và mệt mỏi
Theo một nghiên cứu trên chuột cho thấy, đậu bắp là một thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm căng thẳng trong máu của chúng .
Đối với người bệnh tiểu đường, tình trạng căng thẳng kéo dài có thể làm cho lượng đường huyết tăng nhanh chóng. Do đó, tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế stress là một liều thuốc quý để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Sử dụng đậu bắp hàng ngày góp phần nâng cao tác dụng của bài thuốc tinh thần với người bệnh tiểu đường.
Đồng thời, sử dụng đậu bắp bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, kết hợp với lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn giúp giảm đáng kể những triệu chứng mệt mỏi. Từ đó, giúp cơ thể khỏe mạnh, hoạt động tim mạch ổn định giúp ngăn ngừa và điều trị tiểu đường tốt.
3. Giúp giảm cholesterol
Hỗ trợ giảm Cholesterol là một trong những tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường mang lại sự tích cực cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chất xơ như đậu bắp luôn là những lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường để hạn chế cholesterol. Trên một thí nghiệm ở những con chuột mắc bệnh tiểu đường, thành phần trong đậu bắp giúp làm giảm mức cholesterol trong cơ thể chúng.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khi mức cholesterol cao, người bệnh tiểu đường sẽ dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Do đó, những thực phẩm kìm hãm sự gia tăng của cholesterol sẽ rất phù hợp để thêm vào thực đơn hàng ngày của người bệnh tiểu đường.
4. Đậu bắp giàu chất dinh dưỡng
Đậu bắp được coi là một loại rau độc đáo vì nó cung cấp một hàm lượng lớn chất dinh dưỡng. Cụ thể:
Trong 1 cốc đậu bắp sống (100gr) chứa:
- Lượng calo: 33
- Carb: 7 gram
- Chất đạm: 2 gam
- Chất béo: 0 gram
- Chất xơ: 3 gam
- Magie: 14% giá trị hàng ngày (DV)
- Folate: 15% DV
- Vitamin A: 14% DV
- Vitamin C: 26% DV
- Vitamin K: 26% DV
- Vitamin B6: 14% DV
Trong đó, vitamin C góp phần nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vitamin K1 là một loại vitamin tan trong chất béo, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Cùng với hàm lượng calo và carbs thấp, nhiều chất xơ, đậu bắp rất phù hợp để sử dụng cho người bệnh tiểu đường nhằm kiểm soát tốt đường huyết.
Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp lượng protein lớn mà không phải loại rau củ nào cũng có. Qua đó, giúp người bệnh kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường trong máu và hình thành cấu trúc xương chắc khỏe. Đồng thời, lượng vitamin B6, vitamin A, Folate trong đậu bắp rất tốt để tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm:
Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Cách ăn đúng cho người bệnh
5. Các lợi ích khác của đậu bắp với bệnh tiểu đường
Ngoài tác dụng kiểm soát đường huyết và cân nặng tốt, đậu bắp còn mang lại nhiều tác dụng khác với người bệnh tiểu đường. Cụ thể:
5.1. Giàu chất chống oxy hoá
Trong đậu bắp có chứa chất chống oxy hóa Polyphenol (bao gồm Flavonoid và Isoquercetin), cùng Vitamin A và C, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh. Theo một nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu Polyphenol có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nguy cơ đông máu và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm .
5.2. Đặc tính chống ung thư
Đậu bắp chứa một loại protein là lectin, có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể người. Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm với các tế bào ung thư vú, Lectin có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư lên đến 63%. 1 nghiên cứu khác trong ống nghiệm, chiết xuất từ đậu bắp có tác dụng hủy hoại tế bào ung thư u ác tính di căn trên chuột.
5.3. Có lợi cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nên tiêu thụ khoảng 400mcg Folate mỗi ngày để giúp thai nhi giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.
Đậu bắp là loại rau quả chứa một lượng Folate (vitamin B9) khá cao, trong 100g đậu bắp chứa 15% giá trị hàng ngày. Do đó, phụ nữ mang thai nên sử dụng đậu bắp để tăng hàm lượng Folate cần thiết giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, lượng chất xơ hòa tan trong đậu bắp còn mang lại tác dụng ổn định đường huyết, giúp các mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
5.4. Hỗ trợ tiêu hoá và táo bón
Trong 100g đậu bắp chứa khoảng 3g chất xơ và lượng chất nhầy lớn. Chúng chính là môi trường tốt để các vi khuẩn có lợi phát triển, tác dụng được ví tương tự như sữa chua hỗ trợ hệ tiêu hoá. Hơn nữa, loại quả này có tính nhuận tràng, giúp làm lành nhanh những vết loét trong đường tiêu hóa và xoa dịu các cơn đau. Bên cạnh đó, chất xơ và chất nhầy còn kích thích nhu động ruột và làm mềm phân, giảm thiểu táo bón ở người bệnh. Trong đậu bắp cũng có lượng nước cao nên rất tốt để cải thiện táo bón, đầy hơi.
Đến đây bạn đọc đã có cách nhìn khái quát về tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường và tiếp theo chúng ta cần biết cách sử dụng đậu bắp sao cho hiệu quả tốt nhất cho bản thân nhé!
6. Tác dụng phụ khi sử dụng đậu bắp với người tiểu đường
Mặc dù là loại quả có nhiều tác dụng để người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết và mang lại nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để đưa đậu bắp vào sử dụng như một bài thuốc trong chữa bệnh tiểu đường. Bởi khi sử dụng thực phẩm này có thể gây ra một số tác dụng phụ:
- Trong một nghiên cứu, đậu bắp còn giảm tác dụng của Metformin – một loại thuốc sử dụng để chữa trị bệnh đái tháo đường phổ biến.
- Trong đậu bắp chứa nhiều oxalat, vì vậy không nên sử dụng nhiều vì có thể gây sỏi thận.
- Với những người bị dị ứng với đậu bắp thì nên tránh sử dụng thực phẩm này.
- Đậu bắp mang lại lượng vitamin K lớn, nhưng các thực phẩm giàu vitamin K có thể gây rối loạn tới khả quá trình đông máu. Các trường hợp bị rối loạn đông máu thì nên xin thêm tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng đậu bắp.
Ngoài việc sử dụng đậu bắp với liều lượng phù hợp, người bị tiểu đường có thể bổ sung thêm sữa Glucare Gold – sản phẩm sữa chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường.
Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Bên cạnh đó, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón cùng Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon. Vì vậy, Glucare Gold được rất nhiều bệnh viện, bác sĩ và người bệnh tin dùng.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích về tác dụng của đậu bắp với bệnh tiểu đường. Là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng kiểm soát đường huyết, tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tư vấn của bác sĩ để có thể sử dụng đậu bắp chữa trị bệnh tiểu đường. Hãy ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận được nhiều thông tin bổ ích bạn nhé! |
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *