Nguyên nhân gây bệnh loãng xương? Nguy cơ và cách phòng ngừa?

4/5 - (2 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Loãng xương là tình trạng mật độ xương thưa dần, xương trở nên yếu, giòn, xốp, dễ bị tổn thương. Vậy nguyên nhân gây bệnh loãng xương là do đâu? Ai dễ bị loãng xương, yếu tố nguy cơ gây bệnh là gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp cho các câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Loãng xương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những yếu tố có thể và không thể thay đổi.

1.1. Nguyên nhân bị loãng xương không thể thay đổi

Một số nguy cơ loãng xương nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, gồm có:

  • Tuổi: Nguy cơ loãng xương tăng dần theo độ tuổi, thường gặp ở người lớn từ 50 tuổi trở lên.
  • Giới tính: Nữ giới có khả năng bị loãng xương cao hơn nam giới.
  • Sắc tộc: Người da trắng hoặc người Châu Á sẽ có nguy cơ loãng xương cao hơn.
  • Tiền sử: Gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em bị loãng xương thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, đặc biệt nếu người thân trong gia đình bạn bị gãy xương hông.
  • Kích thước khung cơ thể: Khung cơ thể nhỏ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi vì khối lượng xương của họ ít hơn khi lớn tuổi.
Một số yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi gây ra bệnh loãng xương

1.2. Nguyên nhân do hormon

Nhiều Hormon trong cơ thể tham gia quá trình tạo xương và thoái hóa xương. Vì vậy, một số rối loạn về Hormon có thể là nguyên nhân gây ra loãng xương:

  • Hormone giới tính: Sụt giảm Hormon giới tính có xu hướng làm giảm mật độ xương. Phổ biến là sự suy giảm nồng độ Estrogen trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ, đây là một yếu tố nguy cơ cao gây ra loãng xương. Ngoài ra một số phương pháp điều trị có làm ảnh hưởng đến Hormon như điều trị ung thư tuyến tiền liệt làm giảm nồng độ Testosterone ở nam giới, phương pháp điều trị ung thư vú làm giảm nồng độ Estrogen ở nữ giới cũng có khả năng đẩy nhanh quá trình mất xương.
  • Hormon tuyến giáp: Quá nhiều Hormon tuyến giáp là nguy cơ gây mất xương. Điều này có thể xảy ra khi bạn mắc bệnh lý cường tuyến giáp hoặc sử dụng quá nhiều thuốc nội tiết tố tuyến giáp để trị liệu suy tuyến giáp.
  • Các Hormon khác: Loãng xương cũng có liên quan đến Hormon PTH của tuyến cận giáp và Cortisol của tuyến thượng thận. Bởi các Hormon này có nhiều vai trò tác động đến quá trình phát triển và trao đổi chất của xương. Rối loạn các Hormon này là nguy cơ gia tăng bệnh loãng xương.

1.3. Nguyên nhân do yếu tố dinh dưỡng

Thiếu Canxi là một nguyên nhân phổ biến gây ra loãng xương. Vì vậy các trình trạng gây cản trở hấp thu Canxi, giảm cung cấp Canxi,… đều là những yếu tố nguy cơ cao.

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi: Chế độ ăn thiếu Canxi trong một khoảng thời gian dài là yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh. Xương không được cung cấp đủ Canxi sẽ làm tăng nguy cơ mất xương, giảm mật độ xương, gây loãng xương.
  • Rối loạn ăn uống: Đây cũng là một nguyên nhân gây thiếu hụt Canxi được cung cấp từ thức ăn, điều này khiến xương bị suy yếu dẫn đến loãng xương.
  • Phẫu thuật đường tiêu hóa: phẫu thuật cắt một phần dạ dày, ruột sẽ làm hạn chế diện tích bề mặt để hấp thụ chất dinh dưỡng, trong đó bao gồm cả Canxi. Từ đó sẽ làm giảm lượng Canxi được hấp thu vào cơ thể.
Chế độ ăn thiếu Canxi
Chế độ ăn thiếu Canxi là nguyên nhân gây loãng xương

1.4. Nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt

Một số thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương bao gồm:

  • Ít vận động: Lối sống lười vận động góp phần làm gia tăng nguy cơ loãng xương. Xương khớp và cơ bắp của bạn không được rèn luyện sẽ khiến quá trình phân hủy xương đẩy nhanh tốc độ hơn bình thường
  • Tiêu thụ quá nhiều rượu: Uống rượu nhiều, thường xuyên có thể gây cản trở quá trình phát triển xương mới, từ đó làm giảm mật độ xương gây loãng xương.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe xương, gây yếu xương bằng cách làm chậm quá trình sản xuất của tế bào tạo xương, làm giảm hấp thu Canxi và ảnh hưởng đến cân bằng nồng độ Hormon ví dụ như Estrogen,…

1.5. Một số bệnh lý hoặc tác dụng phụ của thuốc là nguy cơ gây loãng xương

Loãng xương có thể là hậu quả của một số bệnh lý như:

  • Các bệnh về tiêu hóa: Các bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột,… làm giảm hấp thu Canxi, Vitamin D và các chất dinh dưỡng khác sẽ ảnh hưởng tới quá trình cung cấp Canxi cho xương và tái tạo xương trong cơ thể.
  • Bệnh về thận như suy thận có thể gây mất Canxi, tăng lượng Photpho trong máu khiến cơ thể tăng huy động Canxi từ xương ra máu. Từ đó làm mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương, lâu dài gây loãng xương.

Ngoài ra, một số loại thuốc khi sử dụng lâu dài cũng sẽ là tăng nguy cơ gây loãng xương, trong đó bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh và thuốc chống co giật: Phenytoin, Phenobarbital, Carbamazepine,… có tác động làm bất hoạt Vitamin D –  một loại Vitamin có tác dụng giúp xương chắc khỏe.
  • Thuốc Corticosteroid: Prednisone, dexamethasone là một loại thuốc có thể gây mất xương rất mạnh thông qua nhiều cơ chế.
  • Thuốc Hormon tuyến giáp: Sử dụng thuốc bổ sung Hormon tuyến giáp quá nhiều, lâu dài cũng sẽ khiến xương yếu đi.
Nhiều yếu tố về bệnh và thuốc
Nhiều yếu tố về bệnh và thuốc gây mất xương, giảm mật độ xương dẫn đến loãng xương

Có thể bạn quan tâm:

Uống gì để chống loãng xương? Top 5 thức uống cực hiệu quả

2. Đối tượng nào có nguy cơ loãng xương cao? Dấu hiệu cần gặp bác sĩ?

Từ những nguyên nhân đã được liệt kê ở trên, chúng ta có thấy một số đối tượng có nguy cơ cao bị mắc loãng xương là:

  • Người cao tuổi (trên 70 tuổi)
  • Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh loãng xương.
  • Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Những người suy dinh dưỡng, còi xương, thấp bé, nhẹ cân.
  • Những người có lối sống ít vận động, công việc tĩnh tại.
  • Người có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu Canxi, Vitamin D và các nguyên tố vi lượng khác.
  • Những người có lối sống không lành mạnh thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia…
  • Người mắc một số bệnh lý như: Cường giáp, suy thận, cắt dạ dày – ruột,…
  • Những người sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài như thuốc corticosteroid, thuốc chống động kinh,…

Biểu hiện lâm sàng của bệnh loãng xương thường ít và khó phát hiện. Vì vậy những người có yếu tố nguy cơ loãng xương cao đã được liệt kê ở trên nên đến gặp bác sĩ để được tầm soát bệnh kịp thời. Vậy khi nào thì cần nên đo loãng xương? Câu trả lời là nên đo loãng xương và khám định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm bệnh và có các phương án điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Người cao tuổi có nguy cơ loãng xương cao
Người cao tuổi có nguy cơ loãng xương cao

Xem thêm:

3. Biện pháp phòng ngừa loãng xương

Tuân thủ những biện pháp sau để phòng ngừa bệnh loãng xương:

  • Tập thể dục: Thường xuyên vận động, tập thể dục và các bài tập phù hợp để tăng cường sức khỏe tổng thể và sức mạnh cơ bắp theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thay đổi lối sống: Không hút thuốc, hạn chế rượu bia,…
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Không tự ý sử dụng các loại thuốc không trong đơn, thăm khám định kỳ đúng lịch, lắng nghe các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
  • Phòng ngừa té ngã: Đặc biệt đối với người cao tuổi, cần chú ý quan sát và tránh các chướng ngại vật mà có thể khiến bạn bị té ngã.
  • Dinh dưỡng: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất đặc biệt là Canxi, Vitamin D từ các sản phẩm như cá, đậu, sữa, rau lá xanh.
  • Chủ động nắm bắt và tìm hiểu những cảnh báo mới nhất về loãng xương từ các trang thông tin uy tín.

Đặc biệt với đối tượng có nguy cơ loãng xương cao có thể bổ sung thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Nutricare Bone. Đây là sản phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội:

  • Sữa có chứa hàm lượng Canxi cao 1800mg giúp cơ thể phong ngừa loãng xương.
  • Vitamin D3 và Vitamin K2 giúp tăng hấp thu Canxi tại ruột, vận chuyển và tăng mật độ canxi gắn vào khung xương, giúp xương chắc khỏe.
  • Glucosamin được chứng minh lâm sàng giúp giảm đau khớp, tăng độ dẻo dai và linh hoạt của khớp.
  • Đạm thực vật và Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ giúp xây dựng và tái tạo các khối cơ, tăng khả năng vận động.
    50 dưỡng chất với hệ Antioxidants (vitamin A, C, E & Selen) tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Cùng chất xơ FOS hỗ trợ tiêu hóa
nutricare bone
Nutricare Bone – sữa dinh dưỡng giúp phòng ngừa nguy cơ loãng xương

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về “Nguyên nhân gây bệnh loãng xương”. Hãy kiểm soát những nguy cơ có thể thay đổi được để giảm thiểu mắc bệnh loãng xương. Để có được thêm nhiều thông tin về chăm sóc sức khỏe xương khớp, hãy ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học bạn nhé!

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

4/5 - (2 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
4/5 - (2 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment