Người ốm nên ăn món gì? 15+ món ăn bổ dưỡng, mau khỏe

4.7/5 - (12 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Một thắc mắc của nhiều gia đình khi chăm sóc người ốm đó là: Người ốm nên ăn món gì? Nên chế biến ra sao? Liều lượng nên bổ sung như thế nào? Bài viết dưới đây của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare sẽ hướng dẫn chi tiết 15+ món ăn bổ dưỡng giúp người ốm mau hồi phục sức khỏe.

1. Người ốm ăn gì cho nhanh khỏe?

Người ốm cơ thể còn mệt mỏi, dễ chán ăn, khó hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ một cách hiệu quả cho người ốm bạn cần lưu ý:

  • Bổ sung các món ăn đủ dinh dưỡng bao gồm các nhóm thực phẩm giàu Protein, chất béo tốt, nhóm bột đường, Vitamin, khoáng chất.
  • Món ăn lỏng, đồ ăn dễ tiêu giúp người ốm dễ ăn và dễ hấp thu chất dinh dưỡng hơn.
  • Món ăn ngon miệng, đa dạng, phù hợp khẩu vị người ốm để kích thích vị giác giúp họ ăn được nhiều hơn.
  • Món ăn phù hợp với thể trạng bệnh vì tùy loại thực phẩm có thể chứa các chất không tốt cho bệnh hoặc giai đoạn bệnh. Chẳng hạn, người bị sốt có thể ăn thịt vịt nhưng người ho không nên ăn.

Tiếp theo cùng tìm hiểu người ốm nên ăn món gì thì nhanh chóng phục hồi sức khỏe nhé!

Đa dạng chất dinh dưỡng
Nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng phong phú đồng thời phù hợp với tình trạng bệnh

Bài viết liên quan: Top 13+ Món ăn phục hồi sức khỏe cho người bệnh nhanh, dễ làm!

2. Những món ăn bồi bổ sức khỏe cho người ốm

Gợi ý một số món ăn từ các nhóm thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe trả lời câu hỏi người ốm nên ăn món gì cho nhanh khỏe.

2.1. Các món ăn với thịt gà

Đối tượng: Người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể, căng thẳng mệt mỏi, cảm cúm, người thiếu dinh dưỡng, người ốm chán ăn, tiêu hóa kém,… Bị cảm có ăn gà được không, bị ốm có ăn gà được không, suy nhược cơ thể có ăn gà được không,… Câu trả lời là có ăn được thịt gà vì nó có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt gà:

Thành phần Hàm lượng Công dụng
Protein 23.9g Phát triển cơ bắp, tăng cường năng lượng hoạt động.
Vitamin B6 0.372mg Tăng cường trao đổi chất
Vitamin A 7mcg Tốt cho sức khỏe thị giác
Phospho 184mg Tốt cho hệ thần kinh và sức khỏe răng miệng, thận, gan.
Selenium 27.9mcg Tăng cường miễn dịch, thúc đẩy trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tật
Axit amin Tryptophan Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường giấc ngủ.

Các món ăn có thể nấu với thịt gà:

  • Gà hầm sâm quy
  • Gà kho riềng
  • Gà hấp hoàng kỳ
  • Gà hầm thảo quả
  • Cháo gà

Lưu ý:

  • Liều lượng: Nên ăn thịt gà khoảng 3 lần/tuần và mỗi lần không quá 150g.
  • Kiêng kỵ: Không nên ăn thịt gà với rau kinh giới, tôm, mù tạt, cá chép.

2.2. Các món canh với xương heo

Đối tượng: Người mới ốm dậy, bị chướng bụng do chức năng tiêu hoá còn yếu, chán ăn, suy nhược thần kinh,…

Giá trị dinh dưỡng trong 100g xương heo:

Thành phần Hàm lượng Công dụng
Protein 9.34g Cung cấp năng lượng, phục hồi và phát triển thể chất, phát triển cơ.
Sắt 0.52mg Tăng cường quá trình tạo máu, cung cấp năng lượng cho các tế bào, cơ quan cơ thể
Canxi 5mg Thúc đẩy phát triển xương, duy trì mật độ xương
Magie 28mg Tham gia điều hòa chuyển hóa, ngăn ngừa nguy cơ bệnh huyết áp, tim mạch,…
Selen 8mcg Cải thiện hệ thống miễn dịch
Vitamin B6 0.13mg Tham gia quá trình sản xuất tế bào máu, tham gia chuyển hoá chất béo, Protein,…
Vitamin B12 0.84mcg Bảo vệ tế bào thần kinh

Các món ăn có thể nấu cùng:

  • Canh khoai tây nấu sườn
  • Canh sườn khoai sọ rau muống
  • Canh khoai sọ nấu xương
  • Canh xương hầm

Lưu ý:

  • Liều lượng: Không nên ăn quá 300-500g thịt heo một tuần.
  • Kiêng kỵ: Không nấu sườn với các loại thực phẩm như tôm, ốc, lá mơ, đậu tương, thịt bò, chim cút, gan dê,….
Canh Sườn
Canh sườn thơm ngon, bổ dưỡng cho người ốm nhanh hồi phục sức khỏe

2.3. Các món ăn cay

Đối tượng: Người ốm ho mãn tính, ngạt mũi, ngứa mũi,…

Giá trị dinh dưỡng: Capsaicin trong món ăn cay giúp làm mỏng dịch nhầy, giúp dễ đẩy dịch nhầy ra ngoài cải thiện các triệu chứng ho, sổ mũi,…

Các món ăn: Thêm một lượng gia vị như ớt tươi, ớt bột, tiêu,… trong các món cháo thịt, thịt sốt tiêu, gà hầm tiêu đen,…

Lưu ý:

  • Liều lượng: Chỉ nên rắc một lượng nhỏ ớt bột, hạt tiêu,… vào món ăn thường ngày của bạn.
  • Kiêng kỵ: Người ốm có bệnh về dạ dày không nên ăn.

2.4. Món ăn từ cá hồi

Đối tượng: Người mệt mỏi, tiêu hóa kém, thường xuyên căng thẳng, lo âu,…

Giá trị dinh dưỡng trong 100g cá hồi

Thành phần Hàm lượng Công dụng
Omega-3 2.3g Tốt cho sức khỏe người ốm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Protein 19.9g Duy trì năng lượng, phát triển sức khỏe cơ
Kali 394mg Giúp người ốm hỗ trợ kiểm soát huyết áp
Selen 36.5mcg Tăng cường hệ miễn dịch cho người ốm
Vitamin B12 3.2mcg Tham gia nhiều quá trình điều hòa chức năng cơ thể, duy trì hoạt động não bộ

Các món ăn chế biến từ cá hồi:

  • Cá hồi trộn rau củ nướng
  • Cá hồi sốt chanh
  • Cá hồi sốt cà
  • Salad cá hồi
  • Cá hồi nướng măng tây

Lưu ý:

  • Liều lượng: Khuyến nghị nên ăn 110g một lần/tuần.
  • Kiêng kỵ: Không nên ăn có hồi cùng sữa, sữa chua.
Cá hồi
Cá hồi giàu Omega-3 tốt cho sức khỏe người ốm

Có thể bạn quan tâm:

2.5. Món ăn từ rau lá xanh

Đối tượng: Người suy nhược, người sau phẫu thuật, người tiêu hóa kém, mất ngủ, căng thẳng,…

Giá trị dinh dưỡng:

  • Chất xơ: Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón ở người ốm.
  • Vitamin C, B, E: Bổ sung vi chất cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch người ốm.
  • Canxi, Vitamin K: Duy trì, củng cố và cải thiện mật độ xương người ốm.
  • Chất chống oxy hóa dồi dào: Tăng cường sức khỏe cho người bệnh, phòng chống nguy cơ mắc tiểu đường, tim mạch,…

Các món ăn:

  • Bông cải xanh hấp
  • Cải bó xôi xào tỏi
  • Cải ngồng xào thịt
  • Salad rau bina
  • Canh rau cải canh thịt băm

Lưu ý:

  • Liều lượng: Nên bổ sung 2-3 chén rau mỗi ngày.
  • Cách nấu: Tùy thuộc vào từng loại rau, bạn nên chú ý thời gian nấu phù hợp tránh làm mất dưỡng chất trong rau.
Rau xanh
Tăng cường các thực phẩm từ rau xanh tốt cho người ốm.

2.6. Món ăn kết hợp trái cây

Đối tượng: Người mới ốm dậy, hệ tiêu hóa kém, hệ miễn dịch yếu, người ốm mắc bệnh tiêu chảy, cảm cúm, đau họng, suy nhược cơ thể,…

Giá trị dinh dưỡng trong các loại trái cây:

  • Chất xơ: Giảm cảm giác buồn nôn, cải thiện các triệu chứng tiêu chảy, táo bón ở người ốm.
  • Kali, Vitamin C, E, K: Bù nước và điện giải hiệu quả cho người ốm, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
  • Vitamin C: Tăng cường sức đề kháng.
  • Chất chống oxy hóa: Cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, ung thư,…
  • Sắt, Canxi, Kẽm, Phospho,…: Tăng cường các hoạt động chuyển hóa của cơ thể giúp người ốm hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Các món ăn:

  • Ăn trực tiếp các loại hoa quả mỗi ngày
  • Uống nước ép hoặc sinh tố

Lưu ý: Theo khuyến cáo chung, lượng trái cây nên ăn mỗi ngày khoảng 400g. Bạn nên thay đổi đa dạng các loại trái cây trong khẩu phần hàng ngày.

Các loại trái cây
Bổ sung trái cây với liều lượng phù hợp giúp cung cấp Vitamin và khoáng chất cho người ốm

2.7. Món ăn từ yến sào

Đối tượng: Người suy nhược cơ thể, thiếu dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy yếu, người gầy ốm, trí nhớ giảm sút, ho, hen,…

Giá trị dinh dưỡng của yến sào:

  • Giàu Axit amin: kích thích sự tăng trưởng của các tế bào, tăng cường thay thế các mô, tế bào tổn thương, giúp người ốm nhanh phục hồi.
  • Lysine, N-acetylglucosamine, Canxi: Thúc đẩy quá trình tái tạo xương, duy trì khung xương khỏe mạnh.
  • Leucine, Isoleuxine: Giúp người ốm ổn định đường huyết.
  • Protein: Thúc đẩy tái tạo tế bào bạch cầu, tăng cường miễn dịch.

Các món ăn từ yến sào:

  • Yến sào chưng táo đỏ
  • Cháo tổ yến
  • Yến sào chưng lê
  • Yến chưng đường phèn
  • Súp yến sào

Lưu ý:

  • Liều lượng: Liều lượng khuyến cáo: 5 – 10g yến sào/lần.
  • Thời gian ăn: Nên ăn sau khi thức dậy hoặc khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ.
Yến sào
Món ăn từ yến sào giúp bồi bổ dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho người ốm

2.8. Đồ ăn nhẹ từ bột yến mạch

Đối tượng: Người bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, tiêu hóa kém, người thừa cân, người ốm bị đau nửa đầu, hen,…

Giá trị dinh dưỡng trong 100g bột yến mạch:

Thành phần Hàm lượng Công dụng
Protein 13.2g Cung cấp năng lượng cho người bệnh
Chất xơ hòa tan 10.5g Giảm hấp thu cholesterol vào máu, tốt cho sức khỏe tim mạch, tiêu hóa
Kẽm 2.75mg Tăng cường trao đổi chất, củng cố hệ miễn dịch
Sắt 4mg Tăng cường sản xuất tế bào máu
Mangan 3.26mg Giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, phục hồi nhanh chóng
Vitamin B6 0.148mg Cải thiện các vấn đề về thần kinh: stress, lo lắng,… ở người ốm
Beta glucan 3.76g Tăng cường đề kháng, nhanh lành các khu vực bị tổn thương
Avenanthramides Giảm viêm, duy trì huyết áp

Các món ăn:

  • Cháo yến mạch
  • Bánh yến mạch
  • Đậu hũ non yến mạch
  • Sữa yến mạch
  • Súp yến mạch rau củ

Lưu ý: Bổ sung tối đa 400g yến mạch nấu chín (230g yến mạch sống) mỗi ngày.

2.9. Món ăn bổ sung tỏi

Đối tượng: Người cảm cúm, sức đề kháng kém, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, người ốm cao huyết áp, trí nhớ kém,…

Giá trị dinh dưỡng trong 100g tỏi:

Thành phần Hàm lượng Công dụng
Germanium Cải thiện hệ thống miễn dịch, loại bỏ độc tố
Selen 9.8mcg Tăng cường miễn dịch, kích thích vị giác
Allicin Tăng cường thải độc, thanh lọc cơ thể, duy trì huyết áp
Kẽm 1.16mg Tăng cường hình thành xương và mô liên kết, cải thiện đau nhức
Mangan 1.67mg
Vitamin B6 1.24mg

Các món ăn có thể nấu cùng tỏi:

  • Tỏi ngâm
  • Tôm rim tỏi
  • Gà nướng bơ tỏi
  • Rau xanh xào tỏi

Lưu ý:

  • Liều lượng: Chỉ nên ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày.
  • Thời điểm ăn: Không nên ăn tỏi lúc đói, có thể bổ sung tỏi vào cùng các bữa ăn chính.
  • Không nên ăn quá nhiều tỏi do sẽ gây nóng gan, hao huyết, phát nhiệt.
Tỏi
Tỏi chứa chất kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, kháng viêm cho người ốm

2.10. Món ăn nấu với nước dừa

Đối tượng: Người mệt mỏi, thiếu nước và điện giải, tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, miễn dịch yếu, người cao huyết áp,…

Giá trị dinh dưỡng trong nước dừa:

  • Kali, Canxi: Giúp điều hòa huyết áp ổn định, cân bằng nước và điện giải.
  • Axit lauric: Có hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus hiệu quả, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn đường ruột ở người ốm.
  • Caprylic, Capric: Thúc đẩy hệ miễn dịch, tiêu diệt mầm bệnh.
  • Chất chống oxy hóa: Loại bỏ các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh.

Các món ăn có thể nấu cùng nước dừa:

  • Nước dừa tươi
  • Thịt kho dừa
  • Cá kho cốt dừa
  • Chè dừa dầm

Lưu ý:

  • Liều lượng: Không nên uống quá 1-2 quả/ngày, và không nên uống quá thường xuyên.
  • Người có nồng độ Kali trong máu cao, huyết áp thấp nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa.

2.11. Món ăn nấu với gừng

Đối tượng: Người cảm cúm, cảm lạnh, ho khan, đau họng, ợ chua, ợ hơi, viêm loét dạ dày, buồn nôn, người tiểu đường, cao huyết áp,…

Giá trị dinh dưỡng:

  • Vị cay, tính nóng: Giúp làm ấm cơ thể, giãn mạch, tăng tiết mồ hôi là giảm các triệu chứng cảm cúm ở người ốm.
  • Methadone, Zingiberol, Tecpen, Methadone… trong gừng hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa: đầy hơi, lạnh bụng, tiêu chảy, ợ chua, trào ngược,…
  • Hợp chất Gingerol có tác dụng kháng viêm, giảm sưng, hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, đau họng, ứ đờm ở người ốm.
  • Chất chống oxy hóa: Giảm các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường.

Các món ăn:

  • Trà gừng
  • Nước gừng mật ong
  • Gà kho sả gừng
  • Thịt ba chỉ kho gừng
  • Cháo gừng hành

Lưu ý:

  • Liều lượng: Không nên bổ sung quá 4 – 20g gừng khô một ngày.
  • Thời điểm ăn: Nên ăn vào buổi sáng hoặc buổi trưa.
Gừng
Thêm gừng trong các món ăn giúp tăng lưu thông khí huyết, cải thiện trao đổi chất

2.12. Món ăn bổ sung mật ong

Đối tượng: Người ho khan, ho có đờm, thiếu dinh dưỡng, trí nhớ kém, căng thẳng, lo âu, trào ngược dạ dày – thực quản,…

Giá trị dinh dưỡng:

  • Methylglyoxal, Hydrogen peroxide: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa.
  •  Mật ong còn có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, giảm ho.
  • Các chất chống oxy hóa trong mật ong cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, làm giảm các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa.
  • Ngoài ra mật ong còn giúp làm nhanh lành vết thương, và giảm lở loét sau phẫu thuật.

Các món ăn:

  • Nước mật ong chanh
  • Trà mật ong
  • Mật ong quế
  • Sườn nướng mật ong
  • Salad rong nho mật ong

Lưu ý:

  • Liều lượng: Không nên sử dụng quá 10 thìa mật ong (50ml) mỗi ngày.
  • Kiêng kỵ: Không nên sử dụng mật ong cùng thì là, hành tây, đậu phụ, hẹ,…
Mật ong
Mật ong giúp làm dịu ho khan, ho có đờm ở người ốm

2.13. Món ăn bổ sung nghệ

Đối tượng: Người tiêu hóa kém, hệ miễn dịch yếu, người căng thẳng tinh thần,…

Giá trị dinh dưỡng:

  • Curcuminoids: Tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp giảm sưng viêm,…
  • Bột nghệ còn có khả năng kích thích túi mật, tăng cường khả năng tiêu hóa, tốt cho người viêm đại tràng.
  • Chất chống oxy hóa trong nghệ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
  • Curcumin giúp cải thiện tâm trạng nhờ tăng sản xuất hormon Serotonin và Dopamin.

Các món ăn:

  • Xôi nghệ
  • Thịt ba chỉ kho nghệ
  • Sữa nghệ
  • Trà nghệ
  • Salad rau sốt nghệ

Lưu ý:

  • Liều lượng: 500-2000mg nghệ mỗi ngày là phù hợp.
  • Không nên lạm dụng quá nhiều nghệ trong thời gian dài do có thể gây đau bụng, tiêu chảy,…

2.14. Sữa chua

Đối tượng: Người táo bón, rối loạn tiêu hóa, người mệt mỏi, loãng xương,…

Giá trị dinh dưỡng trong 100g sữa chua:

Thành phần Hàm lượng Công dụng
Protein 10.3g Tái tạo năng lượng cho người ốm
Canxi 111mg Tăng cường mật độ xương
Magie 10.7mg Tăng hấp thu Canxi, tăng cường sức khỏe xương khớp
Kali 141mg Tăng hấp thu Canxi, tăng cường sức khỏe xương khớp
Probiotics Tăng cường miễn dịch, giảm nguy có mắc bệnh
Men vi sinh Tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón

Các món ăn:

  • Sữa chua
  • Sữa chua hoa quả dầm
  • Sữa chua nếp cẩm
  • Sữa chua uống

Lưu ý:

  • Liều lượng: Bổ sung tối đa 3 hộp sữa chua 1 ngày
  • Thời điểm ăn: Thời điểm hấp thu tốt nhất là 30 phút sau ăn tối.
Sữa chua
Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa người ốm

2.15. Sữa dinh dưỡng

Đối tượng: Người mới ốm dậy, suy nhược, thiếu dinh dưỡng, kém ăn, tiêu hóa kém, mệt mỏi cơ thể, người đang trong hoặc sau quá trình phục hồi sức khỏe,…

Giá trị dinh dưỡng:

  • Vitamin A, C, E: Tăng cường đề kháng, miễn dịch của cơ thể.
  • Khoáng chất: Kẽm, Magie, Selen,… tham gia các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp người ốm mau khỏe.
  • Canxi, Vitamin D: Giúp tăng cường sức khỏe xương.

Lưu ý:

  • Liều lượng: Tối đa 3 ly sữa mỗi ngày.
  • Người sỏi thận, trào ngược dạ dày, mới phẫu thuật bụng không cần cân nhắc trước khi uống.

Ngoài các thực phẩm trên, người ốm có thể bổ sung Sữa Nutricare Gold – sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt giúp người ốm bổ sung dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Sữa có chứa Đạm thực vật, Đạm Whey dễ hấp thu giúp phục hồi sức khỏe sau ốm, cùng với với 56 dưỡng chất và hệ Antioxidants giúp tăng cường miễn dịch, phục hồi sức khỏe.

Ngoài ra, nhiều khoáng chất như Canxi, Glucosamin và HMB giúp tăng cường vận động, phòng loãng xương. Omega 3, 6, 9 tốt cho tim mạch. Lactium giúp hỗ trợ giấc ngủ. Giàu chất xơ hòa tan và FOS cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu của người ốm.

sữa nutricare gold
Sữa Nutricare Gold giúp người ốm mau phục hồi sức khỏe

3. Người ốm không nên ăn món gì?

Ngoài những nhóm thực phẩm nên bổ sung cho người ốm đã kể ở trên, bạn nên lưu ý một số món ăn nên tránh sau:

  • Món ăn nặng mùi như tỏi, phô mai,… có thể khiến người bệnh khó ăn, bỏ bữa.
  • Món ăn nhiều dầu mỡ như các món chiên, rán ngập dầu không tốt cho đường ruột, hệ tim mạch.
  • Rau sống: Do hệ miễn dịch người ốm còn yếu, ăn rau sống có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột.
  • Đồ ăn khô, cứng như khoai tây chiên, bánh quy, khô gà,… sẽ khiến người bệnh khó ăn, khó tiêu hóa.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: thịt hộp, cá hộp, xúc xích,… có chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe người ốm.
  • Các đồ uống không lành mạnh: caffeine, đồ uống có cồn,… chứa nhiều đường và chất kích thích không tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, muối, và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe người ốm

4. Mẫu thực đơn cho người ốm nhanh hồi phục

Bạn có thể tham khảo một số thực đơn bổ sung dinh dưỡng giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng:

Bữa Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
Bữa sáng Súp gà: 1 bát

Chuối: 1 quả

Cháo thịt bằm: 1 bát

Táo: ½ quả

Cháo thịt đậu đỏ: 1 bát

Lê: ½ quả

Bữa trưa Cơm gạo lứt: 1 bát

Tôm rang: 400g

Canh rau ngót thịt băm: 1 bát

Cơm trắng; 1 bát

Gà hầm: ¼ con

Rau cải xào tỏi: 500g

Cơm trắng: 1 bát

Thịt kho dừa: 400g

Bông cải xanh hấp: 300g

Bữa tối Cơm trắng: 1 bát

Cá hồi nướng: 1 miếng phi lê.

Rau cải thịt bò: 300g

Cơm gạo lứt: 1 bát

Canh khoai tây nấu sườn: 400g

Salad rong nho mật ong: 1 đĩa

Cơm trắng: 1 bát

Gà nướng bơ tỏi: ¼ con

Salad rau bina: 300g

Bữa phụ Sữa dinh dưỡng: 1 ly Sữa chua: 1 hộp Sữa dinh dưỡng: 1 ly
Đa dạng dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp cho người ốm

Gia đình có người già có thể tham khảo thêm bài viết người già ốm nên ăn gì để bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ phục hồi sức khoẻ nhanh.

Trên đây là những chia sẻ từ Nutricare về câu hỏi: “Người ốm nên ăn món gì?”. Hy vọng bạn có thể lựa chọn và xây dựng được thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho người ốm để họ phục hồi sức khỏe nhanh nhất nhé!

Để được tư vấn chi tiết về chế độ dinh dưỡng cũng như thực đơn cho người ốm, bạn hãy truy cập fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khoẻ hoặc gọi số hotline 18006011 của Nutricare nhé!

Ghé thăm trang web của Nutricare Vietnam để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.

 

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

4.7/5 - (12 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
4.7/5 - (12 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment