Hạ đường huyết ở người đái tháo đường
Ở người bệnh Đái tháo đường, đường huyết không ổn định sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, hạ đường huyết cũng là mối lưu tâm. Vậy hạ đường huyết gây ảnh hưởng như thế nào đối với người bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé!
Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết là tình trạng đường huyết (ĐH) hạ thấp < 75 mmol/dl. Nhưng khi đường huyết hạ xuống mức 45 – 50 mmol/dl sẽ kèm theo các triệu chứng lâm sàng, gây tổn thương não không hồi phục có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết ở người Đái tháo đường là gì?
Đối với người bệnh đái tháo đường, nguyên nhân hạ đường huyết có thể đến từ các nguyên nhân như:
- Sử dụng quá liều Insulin
- Hấp thu Insulin quá nhanh hoặc thời gian hấp thu Insulin kéo dài
- Sai lầm trong chế độ ăn, kiêng khem quá mức giảm thành phần Glucid, ăn quá muộn sau tiêm, ăn không đủ, bỏ bữa ăn hay cả việc thiếu bữa phụ.
- Hoạt động thể lực không thường xuyên hay quá mức.
- Không giảm liều Insulin (sau khi tăng tạm thời) sau nhiễm trùng, phẫu thuật.
- Suy gan, suy thận, uống rượu nhiều.
Dấu hiệu hạ đường huyết là gì?
Là tình trạng ít gặp nhưng lại có nhiều biến chứng nguy hiểm, một số dấu hiệu nhận biết như:
- Dấu hiệu chung: mệt đột ngột, hoa mắt, chóng mặt và có thể ngất thỉu đối với một số trường hợp người bệnh.
- Dấu hiệu thần kinh thực vật: Vã mồ hôi, da xanh, hồi hộp, đánh trống ngực, run tay, cảm giác lạnh và tăng tiết nước bọt.
- Dấu hiệu tiêu hóa: cảm giác đói, buồn nôn và nôn.
- Dấu hiệu thần kinh: Ảo giác, co giật và có thể xuất hiện động kinh.
- Hôn mê đường huyết: là giai đoạn cuối của hạ đường huyết, xuất hiện ngay lập tức và có thể hoặc không có triệu chứng đi kèm.
Làm sao để phòng tránh hạ đường huyết?
Để phòng nguy cơ hạ đường huyết ở người đái tháo đường, chính người bệnh và nhân viên y tế chăm sóc người bệnh cần chú ý:
- Tự theo dõi đường huyết và biết mức an toàn, nếu có dấu hiệu đường huyết ở ngưỡng bất thường phải biết cách xử lý hoặc báo cho nhân viên y tế chăm sóc.
- Người bệnh cần được hướng dẫn kỹ về cách sử dụng Insulin đủ liều, đúng thời điểm.
- Cần chú ý tập luyện đều đặn, không hoạt động quá mức gây nên tình trạng mệt mỏi, hạ đường huyết sau tập luyện.
- Dinh dưỡng hợp lý, chế độ ăn không kiêng khem quá mức, đảm bảo cung cấp đủ đạm – đường – béo tạo năng lượng cho cơ thể.
- Chia nhỏ bữa ăn, ăn đúng giờ và cân đối khẩu phần bữa chính và bữa phụ. Tránh ăn quá no vào bữa chính và bỏ bữa phụ giúp phòng nguy cơ hạ đường huyết xa bữa ăn.
Nutricare Cerna – Giúp phòng nguy cơ hạ đường huyết xa bữa ăn.
Mang tới giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường, Nutricare Cerna được chứng minh lâm sàng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia có chỉ số đường huyết thấp GI = 32,5 được các chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh đái tháo đường nhờ:
- Với hệ bột đường (Isomalt, Maltitol, Palatinose) hấp thu chậm, có chỉ số đường huyết thấp được khuyến cáo dùng cho người bệnh đái tháo đường giúp kiểm soát tốt đường huyết và phòng nguy cơ hạ đường huyết xa bữa ăn.
- Cung cấp dinh dưỡng cân đối đạm – đường – béo, đầy đủ vitamin và khoáng chất, là nguồn dinh dưỡng có thể thay thế hoàn toàn bữa ăn phụ cho người đái tháo đường hoặc bổ sung vào bữa ăn chính, bù đắp dinh dưỡng cho chế độ ăn kiêng khem ở người bệnh đái tháo đường.
- Ngoài ra, Nutricare Cerna còn bổ sung thành phần chất béo MUFA, PUFA tốt cho tim mạch, phòng nguy cơ biến chứng tim mạch.
Việc kết hợp nguồn dinh dưỡng hợp lý, cân đối cùng chế độ tập luyện phù hợp với thể trạng sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Nguồn tham khảo:
Sách ”Bệnh học nội khoa (Tập 2)”, Nhà xuất bản y học, Trường đại học Y Hà Nội (tr 342 – 346).
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *