Tăng Cân Quá Mức Ở Thời Kỳ Mang Thai – Hệ Quả

5/5 - (1 vote)

Kiểm soát vấn đề cân nặng ở phụ nữ mang thai là không dễ dàng. Với tâm lý chung khi mang thai cần phải ăn cho hai người, nên rất nhiều phụ nữ đã tăng quá cân quá mức khi mang thai. Bạn biết rằng, việc Mang thai không phải là ăn tất cả những gì bạn muốn giống như cảm giác thèm ăn và không kiểm soát được.

Điều này được ví như chuyến du ngoạn “ một đi không trở lại” của các chất giàu năng lượng đến hông và mông… Khi mang thai tuần thứ 22, một số người sẽ khuyến khích bạn chú tâm vào chiếc cân và đặt tay tránh xa khỏi hộp bánh quy, tất nhiên trừ khi bạn đã thay loại thực phẩm làm từ đậu nành vào trong hộp.

Tăng Cân Quá Mức Ở Thời Kỳ Mang Thai - Hệ Quả
1. Hậu quả của việc tăng cân quá mức trong thời kì mang thai.
Khó chịu từ đầu đến chân là dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ mang thai. Những khó chịu có xu hướng gia tăng theo cấp số nhân với trọng lượng cơ thể. Tăng cân quá mức có thể làm tăng hay trầm trọng thêm các dấu hiệu khó chịu từ lưng đến chân, cùng các triệu chứng giãn tĩnh mạch, chuột rút bắp chân, ợ nóng, bệnh trĩ, đau nhức các khớp xương, và làm cơ thể kiệt sức. Và nếu việc tăng cân quá nhiều sẽ theo bạn tới nơi làm việc, khiến cho những khó khăn hiện có trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Biến chứng: tăng cân quá mức làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp và tiểu đường, thậm chí còn làm tăng các nguy cơ đối với thai nhi. Bạn càng tăng cân, việc thai nhi cũng lớn lên là điều dễ hiểu, tạo áp lực trong việc quản lý thai nghén, và gây rủi ro cho em bé. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu đẻ thường thì chắc chắn sẽ phải dùng đến các dụng cụ hỗ trợ như kẹp hoặc hút chân không. Tuy nhiên, phần lớn mẹ thừa cân quá mức sẽ chọn biện phápsinh mổ và gây ra hệ quả cho cả bản thân và em bé, như thời gian hồi phục lâu hơn (7 ngày đối với sinh mổ so với 2-3 ngày khi sinh thường), phải cách ly em bé và hạn chế việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Tăng Cân Quá Mức Ở Thời Kỳ Mang Thai - Hệ Quả

Béo phì và các vấn đề sức khỏe liên quan: việc tăng cân quá nhiều, thậm chí có thể gấp đôi sau sinh nếu bạn không tuân thủ các nguyên tắc về luyện tập cũng như ăn uống. Nếu bạn cho rằng cần dành toàn bộ thời gian và sức lực cho việc giảm chất béo, thì kết quả nghiên cứu đã đưa ra một quan niệm khác cho rằng: nếu một phụ nữ đã tăng cân quá nhiều và không giảm cân trong vòng 6 tháng sau sinh thì sẽ có nguy cơ rất cao về béo phì trong 10 năm tới. Béo phì sẽ dẫn đến các hậu quả về sức khỏe nghiêm trọng như cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch.

2. Tăng cân bao nhiêu là đủ.
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như có thể dựa vào mục tiêu tăng cân của bạn trước khi mang thai; cho người bắt đầu làm mẹ; hay làm thế nào để đạt được cân nặng lý tưởng của bạn. Tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có lời khuyên chung về mức tăng cân hợp lý khi mang thai là dựa trên chỉ số BMI – chỉ số khối cơ thể được tính theo cân nặng (kg) và chiều cao (m) bằng công thức:

  • Nếu bạn BMI bình thường (18,5-25) thì chỉ được tăng 7-12kg.
  • Nếu BMI thấp (dưới 18,5) thì cân nặng cần tăng có thể là 12-15kg.
  • Nếu BMI cao (trên 25) thì cân nặng chỉ được tăng khoảng 6-7kg.

Tổng hợp

5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment