Cách Phòng Tránh Rôm Sảy Ở Trẻ Nhỏ Khi Hè Đến
Thời tiết nóng nực kèm theo mưa nắng thất thường ngày hè là cơ hội cho các bệnh ngoài da phát triển mạnh, đặc biệt là rôm sẩy ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân
Do thời tiết ngày hè nóng nực, gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và mẩn đỏ ở trẻ em rất nhiều. Vấn đề vệ sinh ngoài da kém và da của trẻ rất nhạy cảm việc tắm trẻ tại nhà cũng là tác nhân khiến hiện tượng rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ có khi còn thành nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, thậm chí nặng hơn còn thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm cho trẻ.
Cách phòng tránh
Bạn thường xuyên và đảm bảo vệ sinh tắm bé tại nhà và vệ sinh cho bé. Bạn dùng các loại lá như rau diếp cá, nước dừa, lá kinh giới … để tắm cho bé trong mùa hè nóng nực vừa phòng tránh cũng như chữa cho trẻ khỏi bị rôm sảy.
Khi bị rôm sảy rất khó chịu, trẻ rất hay quấy khóc nên phòng của trẻ phải rộng rãi, thoáng mát, tránh tụ tập nơi đông người; mặc quần áo vải cotton mềm cho trẻ, thoáng, rộng và nhạt màu; tắm cho trẻ ngày một lần để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết.
Có thể tắm cho bé bằng một số loại cây mướp đắng, lá sài đất tươi giã nát, chè xanh,nước dừacho vào miếng vải sạch lọc vắt lấy nước tắm hoặc có thể tắm cho bé bằng sữa tắm diệt khuẩn. Sử dụng khăn tắm sau khi tắm xong cho trẻ bằng chết liệu mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ.
Mẹ cần ăn uống điều độ, tránh những đồ ăn nóng, nên ăn nhiều đồ mát và uống nhiều nước nếu đang cho con bú. Đặc biệt, quần áo của trẻ phải được giặt sạch phơi nơi không có khói bụi và côn trùng Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm khuẩn da.
Đưa trẻ đi khám bệnh định kỳ khi bị rôm sảy kéo dài hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng, nóng, đỏ, đau; có mủ chảy ra; sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn, sốt, ớn lạnh.
Không nên ủ bé quá lâu hay mặc quá nhiều quần áo cho bé, hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát và uống đủ nước. Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.
Lưu ý:
Không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắt đường thoát mồ dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn. Phấn rôm còn làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ nhỏ.
Thực tế đã chứng minh có những trẻ sơ sinh chết hoặc bị bệnh đường hô hấp nghiêm trọng sau khi hít phải bột phấn rôm vì bột talc không tan trong nước, không bị phân hủy bởi vi khuẩn, khi tích tụ trong phổi sẽ gây tắc nghẽn đường thở của trẻ ở nhiều mức độ.
Trong quá trình sử dụng phấn rôm, trẻ hít hít phải phấn rôm sẽ bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và có thể bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian. Hít phải phấn rôm bôi da lâu ngày còn có thể gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc, silica và amian tích tụ lâu ngày trong phổi, gây xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt.
Sử dụng các loại phấn rôm chất lượng. Để tránh những tác hại cho trẻ, phụ huynh cần chọn các sản phẩm của các thương hiệu có uy tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại. Không mua các sản phẩm phấn rôm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc sản xuất hoặc nhập lậu vì rất có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng. Trước khi sử dụng phấn rôm, phụ huynh cần thử phản ứng da của trẻ với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da của bé và theo dõi trong 24 giờ.
Lê Hạnh – Theo Suckhoemoitruong
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *