Người ốm sốt nên ăn gì và kiêng gì? Món ăn phù hợp với từng tác nhân gây ốm sốt
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Sốt làm tăng thân nhiệt khiến cơ thể mất nhiều nước. Vậy người ốm sốt nên ăn gì và kiêng gì? Món ăn nào phù hợp với người bị sốt do virus, ngộ độc thực phẩm, kiệt sức, say nắng? Tham khảo phân tích, lời khuyên ngay sau đây của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare!
1. Chế độ dinh dưỡng chung cho người ốm sốt
Trong khi bị sốt, tình trạng chung của cơ thể người bệnh là mệt mỏi, chán ăn, miệng khô, đắng,… Người bệnh cần lưu ý bổ sung các đồ uống, thực phẩm dưới đây!
- Uống nhiều nước: Khi bị sốt, thân nhiệt tăng lên khiến cơ thể bị mất nước nên việc bổ sung nước giúp bù đắp lại lượng nước đã mất và hạ sốt nhanh. Đồng thời, các độc tố trong cơ thể cũng được loại bỏ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài việc uống nước thường xuyên, bạn có thể làm tăng lượng nước cơ thể bằng cách ăn thức ăn lỏng, bổ sung nước ép hay sinh tố
- Ăn nhiều thực phẩm chứa protein: Để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. Thực phẩm giàu protein: thịt lợn, thịt gà và đặc biệt là cá
- Ăn nhiều rau xanh: Rau cải, rau muống, rau mồng tơi, cải xoăn cung cấp nhiều vitamin và chất xơ. Chế biến các món rau theo dang luộc hoặc nấu canh để giúp người sốt hạ thân nhiệt, giúp cơ thể mau hạ sốt và khỏi bệnh,…
- Ăn sữa chua: Cung cấp cho người ốm sốt nguồn dinh dưỡng cần thiết để hạ sốt và phục hồi nhanh chóng.
Người ốm sốt sẽ cần những món ăn khác nhau tùy thuộc vào tác nhân gây sốt để giảm thân nhiệt và nhanh chóng khỏi bệnh.
Tác nhân | Thực phẩm phù hợp |
Virus, vi khuẩn | Trái cây hoặc nước trái cây như: Cam, quýt, lê, táo,… nước ép rau diếp cá, cháo loãng, phở, bún, súp. |
Ngộ độc thực phẩm | Uống nhiều nước, giấm táo, sữa chua, bánh mì, bánh quy mặn, chuối, nước ép hoa quả,… |
Bị kiệt sức | Súp cà rốt, sinh tố cải bó xôi, cá hồi, cá thu, bông cải xanh, đậu Hà Lan,… |
Bị say hoặc cháy nắng | Cháo loãng, sữa, hoa quả hoặc nước ép hoa quả như: dưa hấu, chanh, mướp đắng,… |
Bị viêm | Trà hoa cúc, súp, cháo nóng, sữa chua, cam, quýt,… |
Đối với người bệnh bị sốt cao do các bệnh lý mạn tính, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
1. Người ốm sốt virus nên ăn gì?
Khi bị sốt virus, nhiệt độ cơ thể người bệnh thường ở mức rất cao từ 38 – 39 độ, thậm chí lên đến 40 – 41 độ. Vậy người ốm sốt nên ăn gì thì người ốm sốt virus nên bổ sung đủ nước, điện giải và các chất dinh dưỡng để nâng cao thể lực và sức đề kháng thông qua các món ăn sau đây!
1.1. Cháo trắng loãng
Cháo trắng loãng chứa tới 90% nước giúp bù đắp lại lượng nước đã mất cho người sốt. Bên cạnh đó, cháo trắng loãng và đã được ninh nhừ giúp cho người bệnh dễ dàng tiêu hóa và ít tạo ra nhiệt lượng. Đây cũng là một trong những thức ăn dễ tiêu hóa mà người ốm dễ ăn nhất.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 100 g
- Gạo nếp: 20 g
- Một chút Muối, hành lá
Cách làm:
- Ngâm 100g gạo tẻ và 20g gạo nếp trong 3 tiếng, sau đó vo sạch, vớt ra, để ráo.
- Cho gạo vào nồi, thêm ¼ muỗng cafe muối và 1.5 lít nước, đun ở lửa vừa.
- Cháo sôi khoảng 2 – 3 phút thì vặn lửa nhỏ, đảo nhẹ thêm 5 – 7 phút rồi tắt bếp.
- Múc cháo ra bát, rắc một chút hành lá lên trên và thưởng thức.
Lưu ý:
Người ốm sốt không nên ăn 3 bữa cháo trong ngày để tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng. Hãy kết hợp thêm các món ăn dưới đây!
Có thể bạn quan tâm:
Người ốm sốt nên ăn cháo gì hồi phục sức khỏe hiệu quả?
1.2. Súp gà
Nói đến người bị ốm sốt nên ăn gì thì protein trong thịt gà có tác dụng duy trì và phát triển chức năng của các tế bào miễn dịch rất tốt cho người ốm sốt. Các kháng thể tăng sinh để chống lại các virus gây bệnh, từ đó đẩy nhanh quá trình hạ sốt. Mặt khác, súp gà còn giúp làm tăng lượng chất lỏng trong cơ thể, giúp cơ thể hạ nhiệt và dễ dàng đào thải virus ra ngoài.
Nguyên liệu:
- Thịt gà (phần thịt nạc hoặc phần đùi): 200 g
- Bắp ngọt: ½ trái
- Nấm hương: 100 g
- Nấm kim châm: 200 g
- Bột năng: 2 muỗng
- Rau mùi: 2 nhánh
- Gia vị: muối, bột ngọt, mắm.
Cách làm:
- Sơ chế thịt gà, ngô và nấm kim châm
- Luộc gà rồi xé sợi. Bắp rửa sạch, tách hạt sau đó cho vào nồi luộc chín đều ở lửa lớn trong 10 phút.
- Đun với lửa lớn hỗn hợp nước ngô và nước luộc gà. Khi nước sôi, cho hạt bắp, nấm kim châm, nấm hương vào và đảo đều trong 2 phút.
- Cho vào chén 2 muỗng bột năng, 3 muỗng nước rồi trộn. Sau đó, đổ từ từ hỗn hợp này vào nồi rồi khuấy đều 2 – 3 phút.
- Nêm gia vị vào nồi và cho gà đã xé, đảo sơ và tắt bếp là đã hoàn thành.
1.3. Bún thịt
Khi bị sốt virus, cơ thể người bệnh mệt mỏi và suy yếu nên món ăn lỏng, mềm như bún thịt sẽ giúp người bệnh dễ nuốt và thuận lợi cho quá trình tiêu hóa.
Thêm vào đó, Protein và các khoáng chất như Kẽm, Selen,… trong thịt giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Nhờ đó, ăn bún thịt có khả năng ngăn chặn sự phát triển của virus trong cơ thể.
Nguyên liệu:
- Thịt nạc: 200 g
- Cà chua: 4 trái
- Hành tím, hành lá
- Cà rốt: ½ củ
- Gia vị: Hạt nêm, bột ngọt, nước mắm.
- Dầu ăn
- Bún khô/ bún tươi.
Cách làm:
- Thịt rửa sạch, thái thành các miếng vừa ăn. Cà chua đem rửa, cắt hạt lưu.
- Nhúng nhanh bún tươi qua nước sôi
- Cho vào nồi 2 muỗng dầu ăn, phi thơm hành và cho thịt vào xào. Khi thịt đã săn lại, bạn cho cà chua vào xào thêm 3 phút nữa.
- Đổ vào nồi 2 tô nước, đậy nắp lại chờ sôi. Khi nước đã sôi, cho cà rốt vào và đun với lửa nhỏ.
- Nêm gia vị cho vừa ăn rồi đun tiếp với lửa nhỏ, chờ cà rốt mềm thì tắt bếp.
- Cho bún ra bát lớn rồi chan nước dùng. Thêm một chút hành lá lên trên và thưởng thức.
2. Món ăn nhẹ cho người bị sốt do ngộ độc thực phẩm
Người bị sốt do ngộ độc thực phẩm nên ăn những thức ăn ít chất xơ và ít chất béo để dạ dày không bị kích thích. Với ngộ độc thì người ốm sốt nên ăn gì thì các món ăn có thể bổ sung bao gồm:
2.1. Bánh mì
Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể sẽ khó có thể hấp thu các món ăn trong một thời gian. Tuy nhiên, cơ thể vẫn cần năng lượng để chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Bánh mì với lượng Carbohydrates cao sẽ giúp người bị sốt do ngộ độc thực phẩm dễ dàng tiêu hóa nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng.
2.2. Bánh quy mặn
Trả lời người ốm sốt nên ăn gì, bánh quy mặn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhưng lại chứa rất ít chất béo và chất xơ giúp giảm gánh nặng lên cơ quan tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm:
- Ăn sầu riêng khi ốm có tốt không? Nên ăn như thế nào cho đúng?
- [GIẢI ĐÁP] Người ốm có nên ăn THỊT NGAN không?
3. Thức ăn bồi bổ cho người sốt bị kiệt sức
Người ốm sốt nên ăn gì? – Khi bị kiệt sức có thể bồi bổ bằng những món ăn sau để nhanh chóng lấy lại năng lượng.
3.1. Súp bắp cải
Chất xơ không hòa tan trong bắp cải có khả năng thúc đẩy nhu động ruột. Điều này giúp hệ tiêu hóa của người bị sốt hoạt động tốt hơn, hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Do vậy, người bệnh ốm sốt có thể nhanh chóng lấy lại sức.
Nguyên liệu:
- Dầu ăn: 1 thìa
- Khoai tây: 0.2 kg
- Tỏi: 4 tép
- Hành tây: ½ củ
- Nước hầm rau củ: 5 cốc
- Đậu trắng
- Bắp cải: 1/2 bắp cải lớn
- Một ít muối, bột ngọt.
Cách làm:
- Bắc nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào nồi. Sau 1 – 2 phút dầu ăn nóng, cho khoai tây và muối vào đảo đều đến khi khoai tây chín mềm.
- Cho hành tây và tỏi vào nồi, đảo đến khi hành tây chín.
- Đổ nước hầm rau củ vào nồi, rồi cho đậu phụ vào. Đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ.
- Cho bắp cải vào và nấu đến khi mềm bắp cải. Nêm gia vị phù hợp với khẩu vị rồi tắt bếp.
3.2. Sinh tố hạt điều
Trả lời câu hỏi “Người ốm sốt nên ăn gì?” thì sinh tố hạt điều là món ăn tuyệt vời với các dưỡng chất cần thiết như Vitamin, đạm, chất xơ, giàu khoáng chất Magie, sắt, Kali, Canxi,… Thức uống bổ dưỡng này còn giúp người ốm ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn.
Nguyên liệu:
- ¼ chén hạt điều
- ¼ chén dừa tươi bào nhỏ
- ⅓ sữa chua
- 1 muỗng canh kem dừa
- ½ quả táo
- ¼ chén nước chanh tươi
- ¼ chén sữa
- Đá lạnh
Cách chế biến:
- Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào máy xay nhuyễn đến khi thu được hỗn hợp sền sệt.
- Đổ hỗn hợp vừa xay ra cốc, thêm một ít nước chanh vào cốc.
- Rắc lên trên cốc sinh tố một ít vụn dừa và thưởng thức.
3.3. Cháo cá hồi
Cháo cá hồi là một trong những đáp án hoàn hảo cho câu hỏi “người bị ốm sốt nên ăn gì?”. Omega – 3 trong cá hồi có tác dụng giảm viêm, hạ sốt. Ngoài ra, cá hồi còn cung cấp Protein, các Vitamin A, B, D cùng các khoáng chất thiết yếu như: Sắt, Phospho, Canxi,… giúp cho người bệnh được hồi phục nhanh chóng.
Nguyên liệu:
- Cá hồi fillet : 200 g
- Gạo tẻ: 70 g
- Gạo nếp: 10 g
- Xương gà: 1 bộ
- Gia vị: hạt nêm, đường phèn, nước mắm, muối, dầu ăn, hạt tiêu.
Cách làm:
- Gạo nếp và gạo tẻ sau khi rửa sạch, để ráo nước thì cho vào rang với lửa nhỏ 15 phút để khi gạo có màu vàng.
- Cá hồi sau khi rửa sạch, thấm khô, thái lát mỏng và ướp cá hồi
- Cá sau khi ướp có thể mang đi hấp hoặc đem đi xào với một chút dầu ăn cũng rất thơm ngon.
- Cho xương gào vào nồi cùng một ít gừng, 500 ml nước rồi hầm 30 phút. Cho nước hầm gà vào nồi, đun sôi sau đó đổ gạo đã rang vàng thơm vào. Ninh cháo với lửa nhỏ đến khi chín nhừ.
- Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Thỉnh thoảng, trong quá trình nấu cháo bạn khuấy đều tay để cháo không bị khê.
Múc cháo đã chín ra chén, cho cá hồi lên trên. Rắc thêm chút tiêu và hành lá là đã có thể thưởng thức.
4. Các món thanh mát cho người sốt do say nắng
Vào những ngày hè nắng nóng, người bệnh dễ bị say nắng nên bổ sung những món ăn thanh mát sau đây:
4.1. Canh mướp đắng nấu thịt
Mướp đắng có tính lạnh, vị đắng, bổ tâm, can, tỳ, vị. Món canh mướp đắng nấu thịt là món ăn dân dã có công dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt nóng, mất nước cũng là món ăn giúp trả lời câu hỏi người ốm sốt nên ăn gì.
Nguyên liệu:
- Thịt băm: 150 g
- Mướp đắng: 4 trái
- Hành lá
- Gia vị: hạt nêm, muối, bột ngọt
Cách làm:
- Mướp đắng rửa sạch, loại bỏ ruột rồi cắt thành những lát mỏng, ướp với muối hoặc nước đá để giảm vị đắng.
- Cho vào nồi 2 lít nước và đun sôi. Nêm gia vị và cho thịt băm vào nồi rồi nấu khi nước canh sôi trở lại.
- Cho mướp đắng vào và nấu với lửa vừa khoảng 8 – 10 phút đến khi mướp đắng chín mềm
- Cuối cùng, rắc chút hành lá vào và tắt bếp.
4.2. Canh đậu xanh
Đậu xanh tính mát, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đậu xanh dùng để nấu canh rất tốt cho người bị say và cháy nắng.
Nguyên liệu:
- Đậu xanh: 200 g
- Bột sắn
- Muối, nước mắm, bột ngọt.
Cách làm:
- Ngâm đậu xanh ngâm trong nước lạnh sau đó đãi nhiều lần cho sạch vỏ và đun nhừ
- Cho thêm hạt nêm và muối cho vừa ăn.
- Hòa tan bột sắn với nước lạnh, sau đó đổ từ từ bột sắn vào nồi canh. Trong khi đổ, khuấy nhẹ để bột sắn không bị vón cục.
- Đun nhỏ lửa đến khi cánh sánh mịn thì tắt bếp. Múc ra bát và thêm thì là lên trên và thưởng thức.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm món ăn chữa suy nhược cơ thể để làm phong phú hơn thực đơn bổ dưỡng cho người mới ốm dậy.
5. Các món ăn tăng sức đề kháng cho người sốt do viêm
Để tăng cường sức đề kháng, ngoài những món ăn trên, do viêm thì người ốm sốt nên ăn gì thì bạn có thể tham khảo những món ăn sau:
5.1. Sữa chua
Sữa chua đặc biệt giàu lợi khuẩn Probiotic. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Probiotic trong sữa chua có vai trò tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, chúng còn giúp làm giảm phản ứng viêm và làm mát cơ thể, giúp người bệnh hạ sốt nhanh chóng.
5.2. Cháo gà rau ngót
Trong rau ngót có chứa các loại Vitamin A, B, C,… và lượng chất khoáng, chất xơ dồi dào. Kết hợp với Protein, Kẽm,… trong thịt gà, cháo gà rau ngót giúp tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh hạ sốt nhanh chóng và là một trong danh sách những món ăn gợi ý cho việc người ốm sốt nên ăn gì.
Nguyên liệu:
- Rau ngót
- Thịt gà: 100 g
- Gạo tẻ: 70 g
- Hành khô
- Gia vị: Muối, mắm, bột ngọt, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
- Rửa sạch rau ngót sau đó xay nhuyễn.
- Thịt gà sau khi rửa sạch, băm nhuyễn và ướp với chút muối, bột ngọt.
- Gạo vo sạch rồi đem đi ninh cháo.
Bước 2: Nấu cháo
- Đặt chảo lên bếp, cho ít dầu vào chảo. Khi dầu đã nóng thì cho gà vào xào cho chín.
- Cho rau ngót đã xay nhuyễn vào nồi cháo, đun đến khi cháo nở đều và nhừ thì cho thịt gà đã xào vào nấu chung với cháo. Nêm nếm gia vị hợp với khẩu vị rồi tắt bếp.
Ngoài các món ăn trên, người ốm sốt có thể bổ sung thêm sữa Nutricare Gold. Sản phẩm với 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp acid amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tế bào miễn dịch giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe nhanh chóng, phù hợp cho các đối tượng bị ốm sốt.
6. Người bị ốm sốt nên kiêng ăn gì?
Ngoài việc người bị ốm sốt nên ăn gì, người bị ốm sốt nên kiêng những thực phẩm sau đây để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:
- Thực phẩm lạnh: Thực phẩm lạnh sẽ khiến cho mạch máu co lại, khiến cho việc thoát nhiệt của cơ thể bị hạn chế. Do đó, ăn thực phẩm lạnh sẽ không làm cơ thể hạ nhiệt mà ngược lại còn tăng cao hơn. Đặc biệt, nếu người bệnh bị sốt do nhiễm trùng đường tiêu hóa, uống nước lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trà xanh: Người ốm sốt uống trà nhiều và đậm đặc sẽ có thể làm tăng thân nhiệt do Tanin trong trà sẽ kích thích tuần hoàn và não bộ. Mặt khác, Tanin cũng làm giảm hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.
- Trứng gà: Trứng có chứa một lượng lớn Protein, khi người ốm bị sốt ăn vào sẽ tạo ra lượng nhiệt lớn cho cơ thể. Lượng nhiệt cơ thể cao không phát tán được sẽ khiến người bệnh sốt cao hơn và lâu khỏi.
- Mật ong chanh: Cơ thể cần sản sinh lượng nhiệt lớn để chuyển hóa đường, năng lượng từ thức uống này. Người bị sốt sẽ bị tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến sốt cao và kéo dài hơn.
- Món ăn cay nóng: Những món ăn cay nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể do có khả năng kích thích tuần hoàn. Vì vậy, chúng dễ khiến người bệnh sốt cao hơn.
Hy vọng qua những phân tích của chuyên gia Nutricare đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Người ốm sốt nên ăn gì và kiêng gì? Món ăn nào phù hợp với từng tác nhân gây ốm sốt?”. Một chế độ dinh dưỡng phù tốt sẽ giúp người ốm sốt tăng cường sức đề kháng, hạ sốt và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về chủ đề dinh dưỡng cho người ốm, hãy liên hệ ngay tới số hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *